You are on page 1of 3

Câu 1-

1 Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân. Nguồn tài nguyên ở
châu Phi đang bị khai thác mạnh. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất
đốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa. Khoáng sản bị
khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài
nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.
- Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản :lí đất nước của nhiều
quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp,... cũng hạn chế nhiều đến sự phát
triển của châu lục này.
2 -Tăng cường xóa đói giảm nghèo
-Chống nạn mù chữ
-Tối ưu hóa các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài
- Chính quyền Châu Phi cần quan tâm đến nhân dân nhiều hơn nữa
-Hạn chế tình trạng thiếu nguồn nước trong sinh hoạt
- Vận dụng những khoa học kĩ thuật vào (.) sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
-Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý
Câu 2
1 - Thủng tầng ô dôn:

+ Các tia cực tím có hại cho sức khỏe con người sẽ xuyên thẳng xuống Trái Đất với mật độ dày
hơn: gây các bệnh ung thư da, cháy nắng.

+ Sinh vật phù du cũng chịu ảnh hưởng của tia tử ngoại, hoạt động quang hợp của cây trồng bị
hạn chế, chất lượng nông sản suy giảm.

+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục
trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.

2Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu việc sử dụng năng
lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển...

● Cần có những biện pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm cục bộ trong


những khu công nghiệp, nhà máy...để giảm thiểu các loại bụi và khí độc
hại vào bầu khí quyển.
● Nên áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm.
● Cần nâng cao và triển khai hoạt động giáo dục, tư vấn cũng như tuyên
truyền để các doanh nghiệp, tổ chức cải tiến công nghệ để loại trừ cùng
như ngăn chặn các hoạt động ảnh hưởng xấu đến tầng ozon.
Câu 3:

Tích cực:, hoạt động này đã tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm
việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất
nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách
giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển. Xuất khẩu lao động cũng
là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước.

Tiêu cực : nguồn lao động của Việt Nam đang bị lãng phí rất lớn. Có rất nhiều
người lao động đang phải chờ được đi xuất khẩu lao động ở các Trung tâm hay
Công ty xuất khẩu lao động không có đủ chức năng không có đủ uy tín . Nguồn lao
động này chủ yếu là những người nông dân đang chờ mong một cơ hội để thay đổi
cuộc sống. Tuy nhiên, niềm hy vọng đó của nhiều người đang ngày càng bị mai một
bởi những chiêu thức lừa đảo quá tinh vi và bởi cả những khoản nợ chồng chất do
đi vay để nộp tiền đặt cọc để được đi xuất khẩu lao động. Và thêm vào đó là hàng
loạt các rủi ro khác như: Không xuất khẩu lao động được sau một thời gian dài chờ
đợi và cũng không thể lấy lại được số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ là một
phần nhỏ.

Câu4:

Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và
sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ
không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó
tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật
về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của
lớp vỏ địa lí.

– Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh
học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau
về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức
độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.
2
Dọn dẹp vệ sinh nơi lớp học, vứt rác đúng nơi quy định không xả rác bừa bãi, hạn
chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt, tích cực trồng cây xanh,
tham gia vào các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.

You might also like