You are on page 1of 4

Đề cương SỬ:

TN: Đến bài 10


TL:
1.Lợi ích và tác hại của toàn cầu hóa

* Tích cực
- Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại
sự tăng trưởng cao
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính
cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tiêu cực
- Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội

- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất
bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
2.Lợi ích và tác hại cách mạng KHKT

- Tích cực:
+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và
năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động
trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành
dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:
+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn
giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.
3.Thời cơ, thách thức của VN trong xu thế toàn cầu hóa
+ Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia các liên minh,chiếm lĩnh thị
trường, tiếp thu thành tựu KH,CN tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh
nghiệm quản lí....
+ Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ
bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia

4.Khái quát biến đổi của ĐNA sau CTTGT2

- Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

- Từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng
kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Singapore, Thái Lan,
Malaysia… Đặc biệt, Singapore trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng
các nước phát triển nhất thế giới.

- Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam
Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực
Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác
giữa các nước trong khu vực.
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA:
TN: tới bài 10
1. Phân tích được ảnh hưởng của các thiên tai vùng biển đối với sự
phát triển kinh tế xã hội.
+ Thiệt hại về kinh tế, gây mất mát về nông sản, thủy sản, cơ sở hạ tầng và nguồn
thu ngân sách. + Gây mất mát về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống cộng
đồng và tạo ra suy thoái kinh tế.
+ Sạt lở bờ biển, ô nhiễm môi trường và suy thoái đa dạng sinh học.
2. Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động
đời sống và sản xuất.
+ Hoạt động đời sống:
. Gây tăng nhiệt độ và độ ẩm, làm cho môi trường trở nên nóng bức và ẩm ướt ->
gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong mùa hè -> khó khăn
trong việc làm việc, nghỉ ngơi và duy trì sức khỏe.
. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của côn trùng gây hại và bệnh tật
+Hoạt động sản xuất:
.Ảnh hưởng đến nông nghiệp và công nghiệp: Nhiệt độ cao và độ ẩm lớn có thể
làm giảm năng suất cây trồng, gây thiệt hại cho nông dân và làm tăng giá thành sản
phẩm nông nghiệp.
.Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng gây hại và bệnh tật trong
cây trồng.
.Công nghiệp: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có thể làm tăng nhu cầu sử dụng năng
lượng để làm mát và duy trì hoạt động sản xuất -> tăng chi phí và ảnh hưởng đến
hiệu suất sản xuất trong các ngành công nghiệp như điện, điện tử và sản xuất hàng
tiêu dùng.
3. Giải thích được vì sao hoạt động của gió mùa dẫn đến sự phân chia mùa
khí hậu của nước ta.
- Vì mỗi kiểu gió mùa khác nhau cả về hướng, cả về tính chất nên dẫn đến sự
phân chia các mùa ở nước ta.
- Hệ quả hoạt động của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng
và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
4. Vì răn biên độ nhiệt năm của HN vs HCM chênh lệch nhau
- Biên độ nhiệt ở TP. Hồ Chí Minh nhỏ hơn (1,3°C) ở Hà Nội (14,5°C).
+ TP. Hồ Chí Minh: nằm gần Xích đạo, quanh năm nắng nóng. Mùa đông không
chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa
nhau, làm cho nhiệt độ ở cả hai mùa không chênh lệch nhau lớn.
+ Hà Nội: Nằm xa Xích đạo hơn, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa do tác
động của bức xạ mặt trời lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Vào mùa đông, nhiệt độ hạ
thấp do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; mùa hạ nhiệt độ cao hơn do chịu
ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, làm
cho nhiệt độ cao tập trung vào một khoảng thời gian ngắn ở trong năm.

ĐỀ CƯƠNG VĂN:
Tây Tiến:
https://www.youtube.com/watch?v=h1JAETzYG3c
Việt Bắc:
https://www.youtube.com/watch?v=jgw6gGHEnYY

You might also like