You are on page 1of 50

LOGO

Ô NHIỄM ĐẤT
VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Bs. Nguyễn Quang Đức
BM Sức khỏe môi trường – Khoa YTCC
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các yếu tố hình thành đất và cấu tạo của
đất.
2. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và các chỉ tiêu
đánh giá đất bị ô nhiễm.
3. Phân tích được tác hại của ô nhiễm đất tới sức khoẻ
cộng đồng.
4. Liệt kê được những nguyên tắc chung phòng ô nhiễm
đất và một số biện pháp xử lý chất thải phòng chống ô
nhiễm đất.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Sự hình thành đất
Đacutraep Lớp
(1879) đá mẹ
Con Sinh
người vật

Đất
Thời Khí
gian hậu
Địa
hình
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Lớp đá mẹ:
Chất khoáng do đá mẹ cung cấp ảnh hưởng
đến thành phần cơ học, độ dày mỏng, tính thấm
nước của đất.
Đá mẹ chứa Cacbonat đảm bảo cho đất có tính
kiềm và có thể trung hòa được axit.
Ảnh hưởng lớn đến giai đoạn đầu của quá trình
hình thành đất, nhưng về sau vai trò của đá mẹ
giảm dần.
I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Sinh vật
Vi sinh vật
• Số lượng rất lớn, tốc độ phát triển nhanh
• Nhiệm vụ: Phân giải và chuyển hóa chất hữu cơ - Cố định đạm trong
không khí – chuyển hóa các hợp chất vô cơ – hình thành mùn từ hợp
chất hữu cơ trong đất

Thực vật
• Thực vật có lục diệp tố có tác dụng quang hợp mạnh, tạo một lượng lớn
chất hữu cơ
• Sau khi thực vật chết, hợp chất hữu cơ lại tập trung trong đất và độ phì
của đất không ngừng được tăng lên

Động vật
• Đa số nguyên sinh động vật sống nhờ chất hữu cơ có trong đất, do tác
dụng tiêu hóa của chúng, hợp chất hữu cơ có trong đất được chuyển
thành đơn giản để cung cấp thức ăn cho cây.
• Các loại côn trùng đều ăn chất hữu cơ, giúp cho sự phân hủy các chất
Glucid, Protein, Lipid… Chúng cũng thúc đẩy tiểu tuần hoàn, tham gia
làm thông thoáng đất
I. ĐẠI CƯƠNG
1.3. Khí hậu
Khí hậu tham gia quá trình hình thành đất
thông qua cách chi phối lượng nước, lượng nhiệt,
tạo điều kiện cho sinh vật, thực vật sống và phát
triển trong đất.
•Lượng nước
•Độ ẩm
•Nhiệt độ
I. ĐẠI CƯƠNG
1.4. Địa hình
- Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước,
nhiệt và các chất hòa tan sẽ khác nhau.
•Hướng dốc ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất
•Địa hình ảnh hưởng tới tốc độ và hướng gió
•Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của
thế giới sinh vật, chiều hướng và cường độ của
quá trình hình thành đất
I. ĐẠI CƯƠNG
1.5. Thời gian
- Yếu tố này được coi là tuổi của đất
- Các tính chất lý học, hóa học và độ phì nhiêu
của đất phụ thuộc nhiều vào tuổi của đất.
1.6. Con người
- Hoạt động sản xuất của con người có tác động
rất mạnh đối với quá trình hình thành đất, đặc biệt
là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
I. ĐẠI CƯƠNG
Các loại đất chính ở Việt Nam:
 Đất vùng đồng bằng ven biển
 Đất mặn: Đất mặn sú, vẹt đước
 Đất phèn
 Đất phù sa: trung tính ít chua, chua, Glây
 Đất vùng đồi núi
 Đất xám: xám bạc màu, Ferralit
 Đất đỏ: nâu đỏ, nâu vàng
I. ĐẠI CƯƠNG
2. Cấu tạo của đất:
 Thành phần cơ học
 Thành phần hữu cơ
 Thành phần nước
 Thành phần khí
 Nguồn nhiệt trong đất
 Yếu tố hóa học
 Vi sinh vật trong đất
I. ĐẠI CƯƠNG
2.1. Thành phần cơ học
Kích thước và tỉ lệ những hạt đất quyết định đến
sự loại đất:
•Đá cuội: > 2 mm
•Cát to: từ 0,2 – 2 mm
•Cát nhỏ: từ 0,02 – 0,2 mm
•Đất sét: từ 0,0001 – 0,02 mm
•Đất keo: < 0,0001 mm
I. ĐẠI CƯƠNG
2.2. Thành phần hữu cơ
 Chiếm 1 – 5% trọng lượng đất
 Nguồn gốc: Động vật hoặc cây trồng sau khi
chết
 Nguồn tích lũy quan trọng nhất là chất thải của
con người và động vật đưa vào đất
 Tác dụng của mùn không chỉ ảnh hưởng đến
thành phần của đất mà còn giúp điều hòa nhiệt
lượng, hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng,
cung cấp nguồn đạm cho hoạt động của thực
vật, vi sinh vật.
I. ĐẠI CƯƠNG
2.3. Thành phần nước:
Thường ở các dạng sau:
• Nước liên kết: ở dạng phân tử và gắn chặt với
phần tử đất
• Nước trọng lực: Chứa trong lỗ hổng lớn giữa
các phần tử đất.
• Nước mao dẫn: là nước được giữ và chuyển
động trong đất chủ yếu dưới ảnh hưởng của
lực mao quản, lực này xuất hiện trong những
lỗ hổng có đường kính nhỏ hơn 8 µm.
I. ĐẠI CƯƠNG
2.4. Thành phần khí
- Không khí có trong đất biểu hiện độ thoáng của
đất.
- Thành phần khí trong lòng đất rất khác nhau, phụ
thuộc vào độ ẩm, thành phần cơ học và cấu trúc
của đất cũng như hoạt động của hệ sinh vật hoạt
sinh trong đất.
- Nitơ trong đất ít thay đổi, CO2 và O2 không ngừng
biến động và có sự trao đổi với lượng khí bên trên
lớp đất bề mặt, đó là hiện tượng hô hấp của đất.
I. ĐẠI CƯƠNG
2.4. Thành phần khí
Cacbonic
0.03
Argon; 0.9 Khác; 0.07

Oxi; 21

Nitơ; 78

Các phản ứng phân hủy không khí xảy ra ở dưới


các lớp đất sâu, khi lượng oxy trong đất dưới
5,5 cm3/ kg đất (tương đương 2,5-5%).
I. ĐẠI CƯƠNG
2.5. Nguồn nhiệt trong đất
Chủ yếu là năng lượng mặt trời
Mức hấp thụ bức xạ phụ thuộc vào
- độ cao của mặt trời trong ngày,
- độ trong suốt của bầu trời,
- màu sắc và thảm thực vật trên mặt đất,
- địa hình cấu tạo của đất
I. ĐẠI CƯƠNG
2.6. Nguyên tố hóa học
Các nguyên tố Si, O, Al, Ca, Na, K, Fe: 99%
Còn lại là N, Cl, C, S, H và các nguyên tố hiếm
như: F, I2, Co, Nu, Mo, Zn, Bo,…các chất phóng
xạ và đồng vị phóng xạ.
I. ĐẠI CƯƠNG
2.7. Vi sinh vật trong đất
Bao gồm:
• Vi khuẩn
• Nấm mốc
• Đơn bào
• Virut
• Ngoài ra: Côn trùng, nhộng, giun đất…
I. ĐẠI CƯƠNG
2.7. Vi sinh vật trong đất
Đất bị ô nhiễm do phân, nước tiểu và các chất
phế thải khác thì trong đất chứa nhiều các vi sinh
vật gây bệnh.
Trực khuẩn E.Coli, Cl. Welchi được coi là chỉ tiêu
quan trọng đánh giá tình trạng vệ sinh của đất.
Nhiều mầm bệnh khác tồn tại trong đất và từ đó
có thể truyền bệnh cho con người trực tiếp quá tiếp
xúc với đất, cát hoặc gián tiếp qua nước và thực
phẩm.
I. ĐẠI CƯƠNG
2.7. Vi sinh vật trong đất
Thời gian sống của vi khuẩn gây bệnh trong đất:
- Trực khuẩn lỵ: 25-100 ngày
- Trực khuẩn thương hàn: 100 ngày
- Trực khuẩn bạch cầu: 2-3 tháng
- Trực khuẩn dịch hạch: 1 tháng
- Trực khuẩn lao: 2 năm
- Các vi khuẩn có nha bào: vài năm
- Trứng giun đũa: 1-3 tháng
- Ấu trùng giun móc sống: vài tuần
I. ĐẠI CƯƠNG
3. Tính chất của đất
3.1. Hấp thụ
Là đặc tính làm cho đất có thể hút được chất rắn,
lỏng, khí có trong đất và làm tăng hàm lượng
những chất này trên bề mặt các phần tử đất.
Tính chất này có nhiều dạng:
•Hấp thụ sinh học
•Hấp thụ cơ học, vật lý
•Hấp thụ hóa học
I. ĐẠI CƯƠNG
3. Tính chất của đất
3.2. Tính thông thoáng
Cấu tạo cơ học, chế độ nước và khí của đất tạo
điều kiện cho trao đổi khí với bên ngoài và hút
nước
•Đất cấu tạo từ những hạt to (cát, sỏi) sẽ có
những lỗ hổng lớn chiếm khoảng 20-40% khối
lượng của đất.
•Đất cấu tạo từ những hạt nhỏ (đất sét) có nhiều
lỗ nhỏ có tính chất thấm và giữ nước lớn.
I. ĐẠI CƯƠNG
3. Tính chất của đất
3.3. pH của đất
Dung dịch đất có thể chua (ph từ 3-6,5); trung tính
(pH từ 6,6-7,5) và kiềm (pH từ 7,6-9)
pH của đất ảnh hưởng lớn đến tốc độ và hướng
của những quá trình chuyển hóa, lý học và sinh học
trong đất
Có ý nghĩa quyết định trong phát triển của cây
trồng và hoạt động của vi sinh vật trong đất.
I. ĐẠI CƯƠNG
4. Các hoạt động bình thường của đất
Bình thường ở một vùng nhất định, hệ sinh thái ở
vùng đó phát triển cực thịnh, ổn đinh và cân bằng
(khi không có tác động nào của con người).
Trong đất và trong hệ sinh thái hoang dã diễn ra
hoạt động bình thường sao cho sự chuyển hóa
động vật chất ở vào chu trình khép kín.
I. ĐẠI CƯƠNG
4. Các hoạt động bình thường của đất

Thực
vật
chết

Thực Chất
vật hữu
sống cơ

Chất
Quang
dinh
hợp
dưỡng
II. Ô NHIỄM ĐẤT
KHÁI NIỆM Ô NHIỄM ĐẤT
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa
học độc hại do các hoạt động của con người như
khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử
dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá
nhiều… hoặc bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.
II. Ô NHIỄM ĐẤT
NGUỒN GỐC GÂY Ô NHIỄM ĐẤT
Theo nguồn gốc phát sinh:
Tự Nhân
nhiên sinh
Biến đổi
Chất thải sinh hoạt
khí hậu

Núi lửa Hóa chất bảo vệ Tv

Ngập Chất thải bỏ trong


úng,lũ lụt công nghiệp

Nông nghiệp hiện đại


II. Ô NHIỄM ĐẤT
NGUỒN GỐC GÂY Ô NHIỄM ĐẤT
Theo tác nhân gây ô nhiễm:
• T/n hóa học: phân bón hóa học, HCBVTV, chất
kích thích sinh trưởng, KL nặng…
• T/n vật lý: nhiệt, chất phóng xạ
• T/n sinh học: làm ÔN đất do:
 đổ chất thải bỏ mất VS
 sử dụng phân bắc tươi, bùn ao tươi, bùn kênh dẫn
chất thải sinh hoạt bón trực tiếp vào đất
II. Ô NHIỄM ĐẤT
NGUY CƠ Ô NHIỄM ĐẤT

 Tăng trưởng kinh tế


 Đô thị hóa

 Quá tải dân số


II. Ô NHIỄM ĐẤT
HẬU QUẢ Ô NHIỄM ĐẤT
1. Đe dọa sức khỏe con người

2. Mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp


3. Chất mùn ở chất ô nhiễm không quay về đất
4. Giảm lượng thức ăn
5. Thay đổi cân bằng trong tự nhiên
6. Ảnh hưởng đến diễn thế
II. Ô NHIỄM ĐẤT
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ô NHIỄM
1. Xét nghiệm hóa học
Dựa vào nồng độ của của các hợp chất hữu
cơ trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ
chứa nitơ, NH3  NO2-  NO3-
 Nhiều NH3 : đất mới bị ô nhiễm, mới bị nhiễm
bẩn
 Nhiều NO2- : đất đang bị nhiễm bẩn.
 Nhiều NO3- : đất đã có mức độ khoáng hoá cao.
II. Ô NHIỄM ĐẤT
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ô NHIỄM
1. Xét nghiệm hóa học

Chỉ số vệ sinh Tình trạng đất

< 0,7 Nhiễm bẩn mạnh

0,7 – 0,85 Nhiễm bẩn trung tính

0,85 – 0,98 Nhiễm bẩn yếu

>0,98 Sạch
II. Ô NHIỄM ĐẤT
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ô NHIỄM
1. Xét nghiệm hóa học
Dựa vào dự trữ muối: dựa vào hàm lượng Clo để đánh giá
tình trạng sạch của đất
•Ít muối Clo : Đất sạch
•Dự trữ muối Clo tăng : Đất bẩn
•Rửa sạch Clo : Đất tự làm sạch
II. Ô NHIỄM ĐẤT
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ô NHIỄM
2. Xét nghiệm vi sinh vật
 Chỉ số vi trùng của Michouskin

Loại đất Số vi khuẩn (triệu/1g đất)

Đất không bẩn Đất bẩn

Đất ruộng 1 – 2,5 2,5

Đất vườn 1- 2,5 2,5

Đất xung quanh nhà ở 2,5 2,5

Đất đường cái và các nơi bẩn 10


II. Ô NHIỄM ĐẤT
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ô NHIỄM
2. Xét nghiệm vi sinh vật
 Theo độ chuẩn Coli aerogenes và Bact. Perfringens

Đất Độ chuẩn Coli Độ chuẩn Bact.


aerogenes Perfringens
Nhiễm bẩn nặng ≤ 0,001 ≤ 0,0001

Nhiễm bẩn vừa 0,001 – 0,01 0,0001 – 0,001

Nhiễm bẩn nhẹ 0,01 – 0,1 0,001 – 0,01

Đất sạch ≥ 0,1 ≥ 0,01


II. Ô NHIỄM ĐẤT
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ô NHIỄM
2. Xét nghiệm vi sinh vật
 Phương pháp tìm trứng giun: là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá tình trạng nhiễm bẩn của đất vì trứng giun đũa có
khả năng tồn tại ở ngoại cảnh lâu nhất.

Số trứng giun/kg đất Tiêu chuẩn đất

< 100 Đất sạch

100 – 300 Đất hơi bẩn

> 300 Rất bẩn


III. Tác động của ô nhiễm đất
1. Các bệnh liên quan ô nhiễm đất do tác nhân
sinh học:
 Các bệnh đường tiêu hoá lan truyền từ đất
+ Trực khuẩn lỵ (Shigella):
Trực khuẩn lỵ chết tương đối nhanh trong phân tươi,
nhưng chúng có thể tồn tại lâu nhờ chất hữu cơ trong đất.
+Trực khuẩn thương hàn (Salmonella):
Trực khuẩn thương hàn có thể tồn tại khá lâu (từ 2 - 4
tuần hoặc hơn nữa trong đất).
+ Ký sinh trùng: được truyền qua đất hoặc trứng giun sán,
ấu trùng của chúng sau thời gian ủ bệnh tương đối trở
thành tác nhân gây bệnh cho người.
III. Tác động của ô nhiễm đất
1. Các bệnh liên quan ô nhiễm đất do tác
nhân sinh học:

Guinea Worm
Desease
III. Tác động của ô nhiễm đất
1. Các bệnh liên quan ô nhiễm đất do tác nhân
sinh học:
 Các bệnh lan truyền từ súc vật qua đất sang con người
+Bệnh Leptospira
Leptospira gây bệnh đồng thời cho vật nuôi và cho người.
Những vật nuôi mang mầm bệnh thường đào thải 100 triệu
leptospira trong 1 ml nước tiểu. pH trung tính hay kiềm nhẹ
thì các xoắn trùng có thể sống tới hàng tuần.
+Bệnh than
Những trực trùng than có thể đề kháng với những tác nhân
hoá học, những điều kiện môi trường bất lợi. Chúng có thể
sống hàng năm trong đất và trong những tổ chức của động vật
như: da, lông ngựa, lông cừu. Khi mầm bệnh lưu trú trong vật
nuôi ở một vùng nào đó, ổ lây bệnh sẽ được phát sinh đối với
các động vật do khả năng thường trú của mầm bệnh trong đất.
III. Tác động của ô nhiễm đất
1. Các bệnh liên quan ô nhiễm đất do tác nhân
sinh học:
III. Tác động của ô nhiễm đất
1. Các bệnh liên quan ô nhiễm đất do tác nhân
sinh học:
 Các bệnh lan truyền trực tiếp từ đất ô nhiễm
+ Các bệnh nấm
Hầu hết các bệnh nấm nặng ở da ăn sâu vào trong hay lan toàn thân
đều gây ra do nấm hoặc Actinomycetes. Bệnh nấm Coccidioides do nấm
coccidioides immitis gây ra thường gặp ở những vùng khô hạn hay bán
khô hạn, ở tầng trên của đất tới độ sâu vài phân hay gần những hang
loài gặm nhấm. Bào tử nấm bị gió cuốn vào không trung từ đó gây bệnh
cho người và các sinh vật khác.
+ Uốn ván
Uốn ván là một bệnh nặng của người gây ra do độc tố của trực khuẩn
Nicolaier. Chúng phát triển kỵ khí ở những vết thương nhiễm khuẩn
Tác nhân nhiễm khuẩn Clostridium tetani không có khả năng sinh độc
tố và có tác hại rõ rệt khi nó ở trong ruột người. Vi khuẩn này tồn tại
khá lâu trong đất bón phân tươi
III. Tác động của ô nhiễm đất
2. Kim loại nặng trong nước thải và ảnh hưởng
của chúng đến cơ thể sống
Nguyên tố Nguồn Tác động đến cơ thể

As Công nghiệp thuộc da, Có khả năng gây ung thư. Trong
cơ thể động vật và người làm
sành sứ, nhà máy hoá
giảm sự ngon miệng, giảm trọng
chất, thuốc trừ sâu, luyện lượng cơ thể, gây hội chứng dạ
kim dày và ngoài da.

Cd Công nghiệp luyện kim, Rối loạn vai trò hoá sinh của
lọc dầu, khai khoáng, mạ enzym, gây cao huyết áp, gây
kim loại, ống dẫn nước. hỏng thận, phá huỷ các mô và
hồng cầu.

Cr Công nghiệp nhuộm len, Cr6+ gây ung thư đối với người.
mạ, thuộc da, sản xuất
đồ gốm, sản xuất chất
nổ.
III. Tác động của ô nhiễm đất
2. Kim loại nặng trong nước thải và ảnh hưởng
của chúng đến cơ thể sống
Nguyên tố Nguồn Tác động đến cơ thể

Pb Công nghiệp mỏ, than đá, Tác động đến tuỷ xương, hệ TK, giảm
sản xuất ắc quy, xăng, hệ thông minh, máu, thận,các hệ enzym
thống dẫn liên quan đến sự tạo máu và liên kết với
Fe trong máu.

Cu Hoạt động khai khoáng, Gây thiếu máu, thận, rối loạn thần kinh.
mạ kim loại, HCBVTV

Mn Khai khoáng, sản xuất Cần ở nồng độ thấp, gây độc ở nồng độ
pin, đốt nhiên liệu hoá cao.
thạch

Hg Công nghiệp luyện kim, Là chất độc có tính tích lũy, việc hấp thu
sản xuất pin, tế bào thuỷ thủy ngân trong thời gian dài gây ảnh
hưởng khá nặng nề tới hệ TK và Thận.
ngân, đèn huỳnh quang,
nhiệt kế, thuốc bảo vệ
thực vật
III. Tác động của ô nhiễm đất
3. Các bệnh liên quan ô nhiễm đất do tác nhân
vật lý và phóng xạ
Các chất phóng xạ thâm nhập vào đất và theo chu
trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật và con
người.
Thông thường, sau mỗi vụ nổ thử vũ khí hạt nhân,
chất phóng xạ trong đất tăng lên gấp 10 lần.
Các chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể người làm
thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra những bệnh di
truyền, bệnh về máu và ung thư...
Ví dụ: Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Checnobưn
năm 1986.
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG ÔN ĐẤT
1. Nguyên tắc chung
1. Cắt đứt một trong 3 khâu của chu kỳ dịch tễ
2. Nâng cao sức đề kháng, hạn chế sự xâm nhập của
mầm bệnh vào cơ thể.
Để thực hiện được nguyên tắc chung trên, việc
các công trình vệ sinh phải đảm bảo giải quyết
được 2 mục tiêu cơ bản sau:
• Diệt trừ mầm bệnh, không cho mầm bệnh phát tán ra
ngoài
• Biến chất thải bỏ (đặc, lỏng) thành phân bón hữu cơ để
tăng mầu mỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng và an toàn khi dùng.
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG ÔN ĐẤT
Để đáp ứng và bảo đảm được 2 mục tiêu cơ
bản trên, các công trình vệ sinh phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
1. Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây
dựng
2. Không có mùi hôi thối
3. Không thu hút côn trùng và gia súc
4. Tạo điều kiện để phân, chất thải phân huỷ và hết mầm
bệnh
5. Thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em
6. Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự
nhiên của địa phương
IV. BP KIỂM SOÁT ÔN ĐẤT
1.Làm sạch cơ bản
Đối tượng chính ở đây là phòng ngừa nhiễm
trùng nguồn gốc từ phân.
• Tránh làm nhiễm bẩn đất, nước ngầm hoặc nước bề mặt
• Lấy phân không cho tiếp xúc với súc vật và đặc biệt với
muỗi
• Đề phòng những hơi thối thoát ra từ phân, tránh làm
mất mỹ quan
• Xử lý các chất phế thải cần qui hoạch ở một vùng xa
khu dân cư, áp dụng công nghệ mới vào xử lý rác
• Xử lý nước thải sinh hoạt bằng nhiều phương pháp:
Lắng cặn, dùng than hoạt tính, phương pháp oxy hoá
bằng ozon, peroxyt, clo, thuốc tím, phương pháp làm
kết tủa.
IV. BP KIỂM SOÁT ÔN ĐẤT
2. Khử chất thải sắt
Chất thải rắn gồm rác gia đình, những phế liệu trong công
nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp.
Do tập trung và thải bỏ trong những điều kiện mất vệ sinh,
những chất thải rắn gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sức khoẻ,
Ngoài ra, chúng còn góp phần làm ô nhiễm nước, không khí, đất
làm cho đất mất giá trị tạo nên mối nguy cơ chung và làm tổn
hại đến môi trường xung quanh.
Cách giải quyết tốt nhất là chuyển chúng ra xa nhanh chóng
bằng hệ thống thu dọn và xử lý thích đáng trước khi khử hoàn
toàn hay sử dụng lại. Có thể khử chất thải rắn bằng cách hoá
tro, bằng công nghệ hoặc tái chế sử dụng lại trước khi thải vào
đất.
IV. BP KIỂM SOÁT ÔN ĐẤT
3. Phương pháp tập trung, vận chuyển và thải bỏ
Vấn đề thu gom rác vào những bãi rác và phương pháp xử lý
luôn đặt ra yêu cầu cần được giải quyết. Hiện nay những hệ
thống tiên tiến khác nhau như thiết bị dẫn truyền nước khí động
lực trong vận chuyển những chất thải bằng những đường ống
dẫn.
Những chất thải phân:
•Tập trung vào những nơi diện tích thu hẹp.
•Có thể dùng phương pháp phân huỷ kị khí hay dùng những
bể oxy hoá của những hố xí thoáng khí để xử lý tại chỗ các chất
này.
•Hoặc là xây dựng những lò đốt cháy, lấp kín và ủ phân đúng
quy cách, nhưng hơi khí sinh ra do quá trình đốt cháy cũng là
một vấn đề.
•Lấp kín
•Phương pháp phun chất thải bỏ thành sản phẩm đặc
CÁM ƠN!

You might also like