You are on page 1of 5

Tính chịu mặn

5.1. Định nghĩa


Là khả năng của thực vật sống được trong môi trường chứa nồng độ muối cao.
Tính chịu mặn là tính chất của chất nguyên sinh.
5.3. Tác hại của mặn
Gây hạn sinh lý
Việc tăng áp suất thẩm thấu trong đất mặn quá mức là nguyên nhân quan trọng
nhất gây hại cho cây trồng trên đất mặn.
Mặn ảnh hưởng đến đến các hoạt động sinh lý của cây
- Sự trao đổi nước: mặn thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có thể gây nên
hạn sinh lý và cây bị héo lâu dài…
- Sự tổng hợp xytokinin bị ngừng vì rễ là cơ quan tổng hợp phithormon nay nên
cây thiếu xytokinin ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất.
- Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế nên thiếu chất khoáng. Do thiếu P nên quá
trình phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng.
- Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm nên các
chất hữu cơ tích luỹ trong lá ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vào cơ quan dự trữ…
- Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng nên không thể kiểm
tra được các chất đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ. Quá trình trao đổi chất, đặc
biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích luỹ các axit amin và amit trong
cây…
Kìm hãm sinh trưởng
- Sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất. Trong đất mặn,
các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm
hãm. Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh.
Tuỳ theo mức độ mặn và khả năng chống chịu mà cây giảm năng suất nhiều hay ít.
5.4. Phân loại thực vật theo đặc trưng chịu mặn
5.4.1. Thực vật tích lũy muối (euhalophyte).
5.4.2. Thực vật thải muối (crinohalophyte).
5.4.3. Thực vật cách ly muối (localihalophyte).
5.4.4. Thực vật không thấm muối (glycohalophyte).
5.5. Bản chất của các thực vật có khả năng thích nghi đối với môi trường mặn
Về quan hệ đối với môi trường mặn, chia toàn bộ thực vật thành thực vật không
chịu mặn, không có khả năng sống trên đất nhiễm mặn như cây đậu đỗ, khoai tây,
nhiều giống lúa…và thực vật chịu mặn, có khả năng thích nghi với môi trường
chứa muối nồng độ cao như củ cải đường, bầu bí, dưa hấu, cây rừng ngập mặn như
cây đước, sú, trang, vẹt…Đặc trưng thích nghi của thực vật đối với điều kiện môi
trường mặn là rất đa dạng. Theo các dấu hiệu cho phép cây chịu mặn, có thể chia
thực
vật chịu mặn thành ba nhóm: nhóm chịu mặn thực sự, nhóm thực vật thải muối và
nhóm thực vật chịu mặn không thấm muối.
1. Nhóm thực vật chịu mặn thực sự là nhóm thực vật chịu mặn nhất. Chúng có lá
dày. Đại diện điển hình của nhóm chịu mặn thực sự là saliconia herbacea. Thực vật
nhóm này hút muối vào không bào làm tăng áp suất thẩm thấu của dịch bào để hút
được nước từ đất có độ mặn cao.
2. Nhóm thực vật thải muối đã hấp thụ ra khỏi tế bào cùng với nước nhờ tuyến
muối chuyên hoá và loại bỏ lượng muối dư thừa cùng với lá rụng.
3. Nhóm thực vật chịu mặn không thấm muối mọc trên đất có độ mặn thấp hơn,
chúng duy trì áp suất thẩm thấu cao nhờ cường độ quang hợp cao và tích luỹ nhiều
cacbohydrat hoà tan; tế bào ít thấm muối.
Các đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẫu
Mặn có thể làm thay đổi một số đặc tính của cây các đặc tính có thể cải thiện được
cân bằng nước trong trường hợp đất mặn. Chúng có lá ít và nhỏ, giảm số lượng khí
khổng, tăng độ mọng nước, làm dày tầng cutin và sáp phủ trên lá, giảm sự hình
thành mô dẫn, ligin hoá rễ sớm…Do sự sinh trưởng chậm của các bộ phận trên mặt
đất nên giảm tỷ lệ thân, lá/rễ. tất cả các đặc điểm đó giúp cho cây giảm sự dẫn
nước và thoát hơi nước để duy trì sự cân bằng trong điều kiện mặn.
Sự điều chỉnh thẩm thấu
Do áp suất thẩm thấu cảu cây thấp hơn của đất nên cây không hút được nước. Các
thực vật chịu mặn có khả năng tự điều chỉnh thẩm thấu để làm tăng áp suất thẩm
thấu trong tế bào vượt quá áp suất thẩm thấu của đất. Tốc độ và thời gian điều
chỉnh thẩm thấu phụ thuộc vào loài thực vật. Người ta đo được tốc độ điều chỉnh
thẩm thấu trung bình là 1at/ngày. Tốc độ này chỉ theo kịp các biến đổi xảy ra trong
đất mặn. Tuỳ thuộc vào thực vật mà có cách điều chỉnh thẩm thấu khác nhau.
Một số thực vật có khả năng tích luỹ nột lượng muối cao trong tế bào, chủ yếu là
muối NaCl và có thể có cả K+…
Một số thực vật có khả năng tổng hợp và tích luỹ một số chất hữu cơ đơn giản, có
phân tử lượng thấp để tăng áp suất thẩm thấu. Các chất tích luỹ chủ yếu là các axit
hữu cơ, axit amin, đường. Khi gặp môi trường mặn, trong cây lập tức tổng hợp các
chất hữu cơ nhóm này để tự điều chỉnh áp suất tẩhm thấu của chính mình. Ngoài
ra, các hợp chất prolin, betain, putressin cũng được hình thành khi bị mặn.
Hình thành các khoang chứa muối, tiết muối để giảm nồng độ muối có thể gây độc
cho cây
Các thực vật chịu mặn hình thành nhiều tế bào đồng nhất gọi là các hạch muối.
Chúng có nhiệm vụ thu gom muối ở các tế bào khác của lá và thân. Các túi muối
hoạt động trong một thời gian ngắn rồi vỡ ra tung muối ra mặt lá. Các túi muối
khác được hình thành và tiếp tục thu gom muối. Nồng độ muối trong các túi muối
cao gấp 60 lần so với các tế bào khác. Bằng cách này, cây có thể duy trì nồng độ
muối thấp trong lá. Một số thực vật hình thành các túi muối nhưng chỉ đóng vai trò
“giam giữ” muối mà không loại ra khỏi lá. Số lượng túi muối càng nhiều thì khả
năng chịu mặn càng cao. Cũng có một số thực vật tích luỹ nhiều muối trong lá chết
để loại muối ra khỏi cây…
5.6. Các biện pháp khắc phục tác hại của môi trường mặn
5.6.1. Các biện pháp làm giảm độ mặn của môi trường
+ Biện pháp thủy lợi.
Thuỷ lợi là biện pháp quan trọng nhất có tác dụng giảm thiểu độ mặn của đất.
Ngoài ra, các biện pháp nông sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành trồng
trọt trên đất nhiễm mặn
như chọn tạo các giống cây trồng chịu mặn, chuyển đổi cây trồng theo mùa vụ,
tưới tiêu có cơ sở khoa học và bón phần hợp lý.
+ Biện pháp vật lý – hóa học.
+ Biện pháp canh tác (biện pháp nông sinh).
5.6.2. Các biện pháp tăng khả năng chịu mặn của cây
+ Biện pháp chọn, tạo giống cây trồng chịu mặn.
+ Biện pháp sinh lý:
- Luyện hạt.
- Xử lý hóa chất.
Tính chống chịu đối với tác nhân vô cơ khác

Tính chịu thiếu oxy (úng)


Úng là hiện tượng thừa nước đối với cây trồng. Có nhiều mức độ úng khác nhau:
những vùng trũng bị ngập úng quanh năm, nhưng có những vùng chỉ ngập úng vào
mùa mưa nhiều và cũng có trường hợp úng tạm thời sau các trận mưa to…Dù ở
mức độ nào thì úng cũng gây ra tác hại ở các độ khác nhau đối với các cây trồng.
Khi ngập nước, các mao quản đất được lấp đầy nước, không khí bị đuổi ra khỏi các
mao quản và do đó đất hoàn toàn thiếu oxy. Do đất thiếu oxy nên rễ cây hô hấp
yếm khí, không đủ năng lượng cho việc hút nước và hút khoáng. Đây cũng là một
trường hợp xảy ra hạn sinh lý cho cây trồng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý
và năng suất. Tuỳ theo mức độ ngập úng và giai đoạn sinh trưởng khác nhau mà
tác hại của úng đối với cây trồng khác nhau.
Trong điều kiện yếm khí, các quá trình lên men – đặc biệt lên men butiric trong đất
xảy ra và sản sinh các chất gây độc cho hệ rễ.
Các đặc điểm thích nghi của thực vật chịu úng
Các thực vật chịu úng thường có hệ thống rễ ít mẫn cảm với điều kiện yếm khí và
nhất là không bị độc do các chất sản sinh trong điều kiện yếm khí.
Đặc điểm thích nghi quan trọng là trong thân, rễ của chúng có hệ thống các gian
bào lớn thông nhau thành một hệ thống để dẫn oxy từ không khí trên mặt đất
xuống cung cấp cho rễ hô hấp. Mặc dù đất yếm khí nhưng rễ vẫn được cung cấp
đầy đủ oxy. Đấy là đặc trưng cơ bản nhất giúp cây sống trong điều kiện thường
xuyên ngập nước. Các thực vật sống ở đầm lầy như các loại sú, vẹt thường có các
rễ chọc lên khỏi mặt bùn để dẫn không khí xuống rễ nằm ngập sâu dưới bùn…Cây
lúa cũng có hệ thống gian bào phát triển mạnh trong thân và rễ nên có thể sống
thường xuyên trong đất ngập nước…

You might also like