You are on page 1of 6

CÂU HỎI TỔNG HỢP SAU SEMINAR

1. Vì sao khi nhiệt độ tăng trong khoảng nhất định thì tốc độ sinh trưởng của cây lại
mạnh hơn
2. Vì sao phải lưu ý đến giống cây, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước khi cung cấp
khoáng cho cây?
3. Nêu ví dụ về hormone thực vật: được tạo ra ở 1 nơi nhưng gây phản ứng ở nơi
khác
4. Kể tên và nêu tính chất của một số loại đất? Theo anh/chị loại đất nào sẽ phù hợp
cho sự phát triển của thực vật, giải thích?
5. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau? Theo anh/chị ở thực vật
hiệu suất của quá trình nào cao hơn? Tại sao?
6. Điểm bù CO2 là gì?
7. Sự khác nhau giữa bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm
8. Vai trò của P trong cấu trúc DNA?
9. Sự định hướng phát triển của rễ
10. Vì sao P tăng tính thấm của tế bào giúp tăng sức chống chịu?
11. K làm giảm độ nhớt, tăng khả năng giữ nước thì có ảnh hưởng như thế nào đến
sinh lý của tế bào?
12. Sinh vật không có khả năng sử dụng N2 trong không khí. Vậy vai trò của quá trình
khử Nitrate (chuyển NO3 sang N2) có ý nghĩa như thế nào trong chu trình Nitơ?
13. So sánh các bước và hiệu quả miễn dịch của hệ thống miễn dịch thứ nhất và thứ
hai của cây trồng
14. Giải thích sự đổi màu của cây lá phong thông qua quan sát thực tế (ở Vườn thực
nghiệm Khoa Sinh, Hồ Tuyền Lâm,….)
1. Vì sao khi nhiệt độ tăng trong khoảng nhất định thì tốc độ sinh trưởng của cây
lại mạnh hơn

Nhiệt độ giới hạn cho sự tồn tại của sinh vật là khoảng -35o đến +75oC . Tuy
nhiên, khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của phần
lớn cây trồng nông nghiệp chỉ biến thiên trong khoảng nhiệt độ hẹp hơn; có thể
từ 15-40oC. Ở nhiệt độ cao hay thấp hơn khoảng giới hạn này thì sự sinh trưởng sẽ
bị giảm 1 cách nhanh chóng.
Nhiệt độ tối hảo cho sự sinh trưởng khác nhau tùy theo giống hay loài, tùy theo
thời gian tác động của nhiệt độ, tuổi cây, thời kỳ phát triển, và các ngưỡng sinh
trưởng riêng biệt được dùng để đánh giá khả năng hoàn thành chu kỳ sống, sự hấp
thu nước và dinh dưỡng, hô hấp, khả năng thấm của màng tế bào, và sự tổng hợp
protein.
Các ảnh hưởng này được phản ảnh bằng sự sinh trưởng của cây trồng.
Khả năng sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc rất lớn vào tốc độ hình thành lá mới,
có nghĩa là diện tích quang hợp mới tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến tổng quang
hợp và sản lượng của cây trồng.
Vì vậy, tốc độ ra lá và sự phát triển các lá mới và thời gian phát triển của các giai
đoạn sinh trưởng khác nhau của cây đóng góp rất lớn đến sản lượng của cây trồng.

8.
ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hoá học là C, H, O, P, N. ADN là loại phân tử
lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit. Mỗi
nuclêôtit gồm:

– Đường đêôxiribôluzơ: C5H10O4

– Axit phôtphoric: H3PO4

 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X ). Trong đó A, G có kích thước lớn còn T,
X có kích thước bé hơn.
9.
Sự định hướng này do các loại hormone thực vật quyết định. Trong đó auxin và
cytokinin đóng vai trò quan trọng. Tỉ lệ auxin:cytokinin cao kích thích sự cảm ứng
và phát triển rễ.
14.
Vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt độ cao, lá được tắm trong ánh sáng mặt trời và
tạo ra chất dinh dưỡng từ quang hợp. Lúc này trong lá sẽ có rất nhiều chất diệp lục,
nên sẽ có màu xanh tươi mát.

Tuy nhiên, khi mùa thu đến, nhiệt độ bắt đầu giảm dần, năng lượng nhận được từ
quá trình quang hợp sẽ thấp dần, cây sẽ không sẽ không đủ năng lượng để giữ lá.
Chất diệp lục trong lá cũng dần biến mất, dẫn đến sự thay đổi màu lá.

Lá vàng do carotenoids (sắc tố hữu cơ tự nhiên)


Ban đầu, lá chứa rất nhiều carotenoids có vai trò hỗ trợ quang hợp. Đến khi trời
lạnh, lá giảm hiện tượng quang hợp, hàm lượng chất diệp lục trong lá giảm làm
cho sắc tố xanh giảm dần, do đó màu vàng của carotenoids trở nên nổi bật. Kết
thúc quá trình lá chuyển hẳn sang màu vàng.
Màu lá đỏ do Anthocyanin
Ở những nơi có khí hậu lạnh (dưới 10 ° C ), chúng ta sẽ dễ thấy hiện tượng lá đỏ
hơn những vùng đất khác.

Bởi sự cân bằng giữa chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng và tạo ra chất dinh
dưỡng không thành công. Sau đó, lá sẽ tạo thành chất Anthocyanin sắc tố màu đỏ
để giữ sự cân bằng đó, cố gắng tiếp tục quang hợp cho đến khi lá rụng.

Ở Đà Lạt vào những năm gần đây, mùa Đông không còn lạnh như trước, lá Phong
nơi đây cũng chỉ "hườm hườm" màu cam, chứ không đỏ hẳn.

13.
Về cơ bản, thực vật có thể sử dụng hai hệ thống miễn dịch bao gồm:
Hệ thống thứ nhất
Là những thụ thể nhận biết cấu trúc xuyên màng. Phân tử PRR có khả năng liên kết
với những cấu trúc phân tử bảo thủ của các loài vi khuẩn/vật gây bệnh
(microbial-/pathogen-associated molecularn patterns, MAMPS/ PAMPs), ví dụ là
các protein cấu trúc tiên mao.
Hệ thống thứ hai
Hoạt động chủ yếu bên trong tế bào, liên quan đến các protein NB-LRR đa hình
được mã hóa bởi các gene R (1).
Những protein này được gọi là NB-LRR do chúng có các domain liên kết
nucleotide (nucleotide binding, NB) và vùng lặp lại giàu leucine (leucine rich
repeat, LRR). Các NB-LRR protein có độ tương đồng nhất định đối với các protein
CATERPILLER/NOD/NLR và các STAND ATPase ở tế bào động vật.
Các chất xâm nhiễm từ các giới sinh vật gây bệnh khác nhau đều được nhận biết
bởi protein NB-LRR và do đó kích hoạt cùng một loại phản ứng tự vệ. Khả năng
kháng bệnh nhờ NB-LRR chỉ có hiệu quả đối với những vật gây bệnh ký sinh
trong mô thực vật nhưng không có tác dụng đối với những sinh vật phân hủy cấu
trúc mô thực vật trong quá trình tấn công
10.
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần
của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây.

Lân tham gia vào thành phần các enzym, các protein, tham gia vào quá trình tổng
hợp các axit amin.

Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra chung
quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống
chịu hạn và ít đổ ngã.

Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và
nhiều.

Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi,
chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại, …

Lân cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây họ đậu vì ngoài
khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy
khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.

– Khi thiếu Lân, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện
tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu
P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép.
Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.

– Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh
động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.
Ở thời kỳ sinh trưởng phân lân rất cần thiết cho cây, nó có công dụng thúc đẩy các
quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, làm cho cành lá khỏe, hạt chắc,
quả/củ to. Cụ thể:

Phân lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ
phận của chất nguyên sinh. Giúp cây trồng chống nóng, chống lạnh. Bên
cạnh đó còn tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi khác như
hạn hán, sâu bệnh, úng,….

Rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, kiến tạo nên hoạt chất hình
thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, kết trái.

Phân lân còn có tác dụng đệm giúp cây chịu được chua kiềm.

Tham gia vào quá trình hô hấp, quang hợp và phát triển bộ rễ của cây.

Hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.

11.

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá
các chất trong cây.

Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không thuận lợi từ
bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. Kali làm cho
cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cho cây. Kali
làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị quả thơm
và làm tăng khả năng bảo quản quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm
tăng lượng đường trong mía.
Kali cần thiết cho mọi loại cây trồng, nhưng quan trọng nhất đối với nhóm cây
chứa nhiều đường hay tinh bột như lúa, ngô, mía, khoai tây … Bón K sẽ làm tăng
hiệu quả sử dụng N và P.

– Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ
và khô. Cây lúa thiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng,
mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngô thiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau
chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng
trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét)
cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy
giảm đi.

12
Quá trình diễn ra chu trình Nitơ kết thúc bằng quá trình Nitrat hóa. Đây là quá trình
khử Nitrat thành khí Nitơ (N2), hoàn tất chu trình Nitơ.
Quá trình này xảy ra nhờ các loại vi khuẩn như Pseudomonas và Clostridium trong
môi trường kỵ khí. Chúng sử dụng Nitrat làm chất nhận Electron từ oxy trong quá
trình hô hấp, từ đó phá vỡ liên kết N-O và hình thành liên kết N-N bền vững hình
thành khí N2 và thoát ra khỏi nước. Các vi khuẩn kỵ khí ngẫu nhiên này cũng có
thể sống trong các môi trường hiếu khí.

You might also like