You are on page 1of 16

Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật

CHUYÊN ĐỀ 2: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITO Ở THỰC VẬT


I.TRAO ĐỔI KHOÁNG TRONG CƠ THỂ THỰC VẬT:
1. Các nguyên tố thiết yếu đối với thực vật:
- Nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sống của cây, vai trò
của nó không thể thay thế bằng các nguyên tố khác, thiếu nó cây không thể sinh trưởng phát triển
bình thường được.
- Có 16 nguyên tố thiết yếu đối với cây là: C, H, O, N, K, Ca, Mg, P, S, Fe, Cu, Zn, Mo, Bo, Cl,
Mn.
- Trong 16 nguyên tố trên, dựa vào hàm lượng trong cây người ta chia thành 2 nhóm:
+ Nguyên tố đại lượng: chiếm trên 0,01 % khối lượng chất khô (C, H, O, N, K, Ca, Mg, P, S)
+ Các nguyên tố vi lượng: chiếm lượng nhỏ, từ 0,001% - 0,01%khối lượng khô(Cu, Zn, Mo, Bo,
Cl, Mn).
+ Ngoài ra trong cây còn có những nguyên tố khác có hàm lượng rất nhỏ (các nguyên tố siêu vi
lượng: I, Ag, Au, Hg…) 
2. Vai trò một số nguyên tố khoáng tiêu biểu ở thực vật
2.1. Vai trò của các nguyên tố đa lượng: Các nguyên tố đa lượng thường đóng vai trò cấu trúc
trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit, axit nucleic,...). Các
nguyên tố đa lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như:
điện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
a. Photpho(P)
- Nguồn cung cấp:P2O5, H3PO4, đá mẹ
- Dạng hấp thụ:H2PO4, cây dinh dưỡng P hiệu quả nhất khi pH đất từ 6 đến 8
- Vai trò:
+ Là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng( ADN, ARN, protein, photpholipit, ATP,
các enzim và vitamin….)
+  kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra chung quanh làm cho
cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã. Lân có
trong thành phần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây.
+ Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều.
+ Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chống
hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại,
Lân cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây lá kim (tùng la hán, thông, tùng
cối, duyên tùng v.v ) vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng
còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
- Thiếu P: 
+ Hình thái:lá biến màu: xanh lục lẫn đồng thau, phiến nhỏ, thân mềm, quả chín chậm. lá cây ban
đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và
từ mép lá vào trong.
+ Cách bổ sung lân là mua (một cân) supe lân về bón theo định lượng, hoặc có thể nghiền nhỏ
xương động vật ra trộn vào phân bón.
- Thừa P:
 không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận
chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.+ Sinh lý: ngừng tổng hợp protein, cây dễ bị bệnh và
chết

Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -1- Năm học 2015-2016


Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật

b. Kali:
- Nguồn cung cấp: rất giàu trong đất
- Dạng hấp thụ: muối Kali tan( K+)
- Vai trò:
+ Trong tế bào chất nó ảnh hưởng tới tính chất của hệ keo, từ đó ảnh hưởng tới các quá trình trao
đổi chất
+ Liên quan qua trình tổng hợp sắc tố lá
+ Làm tăng tính chống chịu của cây ở nhiệt độ thấp, khô hạn
+ Tăng quá trình hô hấp
+ Xúc tiến hấp thụ NH4+ 
+ giúp cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã,
tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Ngoài ra, Kali làm tăng khả năng hấp thụ đạm
và lân.
- Thiếu kali: lá úa vàng, mô thực vật chết dần, thành Tế bào và cutin mỏng, giảm khả năng hút
nước. Thiếu K lá sẽ hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Thiếu Kali thì khả
năng chống chịu của cây trồng với điều kiện bất lợi(hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh suy
giảm.
- Nhu cầu bón Kali không cấp thiết như đạm và lân, bởi Kali có rất nhiều trong đất. Tuy vậy
bonsai là cây trồng trong chậu, dễ bị bạc màu nên nếu thấy thiếu Kali thì có thể bón thêm tro bếp.
Lưu ý rằng không phải tro nào cũng giống tro nào, các loại cây lấy sợi như đay, bông, cây họ cau
dừa (lá dứa, lá cau, lá cọ) một số cây hoa màu (vừng, đậu đỗ, đay, gai, quế dại, sắn…) có tỷ lệ kali
rất cao.

Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -2- Năm học 2015-2016


Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
- Thừa K thì không sao, bởi xưa nay trong đất vốn chứa cực nhiều K.

c. Canxi:
- Nguồn cung cấp: giàu trong đất: CaCO3, CaO, Ca(OH)2¬
- dạng hấp thụ: Ca2+
- Vai trò:
+ Là thành phần của pectatcanxi( chất gắn kết tế bào)
+ Liên quan tính thấn của màng, vận động của tế bào chất
+ Hoạt hoá enzim
+ Tham gia vào quá trình phân bào (\hình thành vi ống, thoi phân bào)
+ Canxi (Ca) cần cho sự hình thành và phát triển của rễ cây. Nó cũng tăng khả năng hấp thu đạm
và khả năng chuyển đường gluco thành tinh bột để dự trữ dinh dưỡng.
+ Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây.
Ngoài ra, canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì
của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt.
- Thiếu canxi: mô non bị hỏng, tế bào nhiều nhân, tế bào lông hút và rễ phụ không hình thành do
đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô sinh trưởng ngừng phân chia,
cây sẽ không lớn được. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá
uốn câu, mỏng và dễ bị rách. Rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Ca là chất không di động
trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước.

- Thừa canxi thì đất sẽ bị kiềm, tăng độ pH không tốt với cây.


d. Magiê
- Dạng hấp thụ: Mg2+

Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -3- Năm học 2015-2016


Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
- Vai trò:
+ Là trung tâm của nhân pocpirin, thành phần cấu tạo của diệp lục
Diệp lục a: C55H72O5N4Mg
Diệp lục b: C55H70O6N4Mg
+ Tham gia hình thành cấu trúc ADN, ARN, các enzimvà vitamin,…
Tỉ lệ Ca/Mg là tỉ lệ điều tiết tế bào chất
+ Magiê (Mg) là thành phần cấu tạo chất diệp lục nên giữ vai trò quan trọng trong quá trình
quang hợp và tổng hợp chất gluxit trong cây.
- Thiếu magiê lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên,
thiếu nặng cây có thể bị chết khô. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do
thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng.
Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên
tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già.
- Thừa magiê sẽ làm cây không hấp thu được Kali.

e. Nito:
-  là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cần cho cây trong suốt quá
trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh (mùa xuân & hè). Đạm là thành phần
chính tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loại
vitamin trong cây.
Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích thước to, màu xanh, lá
quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất.
Để bổ sung đạm, cách đơn giản nhất là tưới nước tiểu pha loãng (1 nước tiểu/ 20 nước)
- Thiếu N cây sinh trưởng phát triển kém, lá nhợt nhạt do không hình thành được chất diệp lục, lá
chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém.
- Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình
thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công.
f. Lưu huỳnh (S) 
- Vai trò:
+được coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và kali. Lưu huỳnh tham gia
trong thành phần của các axit amin,  protein  và vitamin có chứa lưu huỳnh, trong đó có axit amin
không thể thay thế như methionin. Lưu huỳnh còn có trong thành phần của men coenzim A xúc
tiến nhiều quá trình sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp và sự cố định đạm của vi sinh vật
cộng sinh.
+ Lưu huỳnh còn là chất cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình thành thục
và chín của quả và hạt. Ngoài ra, khi cây trồng hút lưu huỳnh ở dạng SO42- có trong đất qua rễ và
SO2 trong không khí qua lá còn góp phần làm sạch môi trường.

Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -4- Năm học 2015-2016


Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
- Thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, lá vàng lợt, cây thấp bé, chồi kém phát triển,
tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành
và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới
chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện
các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.
- Thừa lưu huỳnh thì lá nhỏ, đôi khi bị cháy lá.
2.2. Vai trò của các nguyên tố vi lượng:
Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được hầu hết các enzym. Chúng hoạt hoá
cho các enzym này trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Dạng tồn tại: dạng phức chất với các hợp chất hữu cơ khác nhau như đường, ATP, chelat, vitamin….
- Vai trò cấu trúc nên các vitamin, enzim phức
VD: Co thành phần cấu tạo của vitamin B12, Bo thành phần cấu tạo nên các vitamin nhóm B
- Điều hoà sinh trưởng
VD: Bo thúc đẩy tổng hợp auxin, 
- Liên quan đến các quá trình trao đổi chất:
• Liên quan đến sự tổng hợp sắc tố
• Thành phần các enzim tham gia pha sáng, pha tối
• Thành phần enzim hô hấp
• Liên quan đến các quá trình trao đổi nước
Nguyên tố vi lượng là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít, bao gồm
các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypđen (Mo), Clo (Cl). Để bổ sung
phân vi lượng tốt nhất là ra cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật mua phân bón vi lượng về để bón.
a. Đồng (Cu) 
cần thiết cho sự hình thành diệp lục tố và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng
thường không tham gia vào thành phần của chúng.
Thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng lầy thụt. Cây trồng thiếu đồng
thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá
hay quả.
b. Bo (B) cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự
hình thành của thành tế bào và hạt giống. Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat có
liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. B tác
động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng
khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa
hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
Thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả
kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.

c. Sắt (Fe) là chất xúc tác để hình thành nên diệp lục tố và hoạt động như là một chất mang Oxy.
Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp. Thiếu Sắt gây ra hiện tượng mầu xanh
lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -5- Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
vàng. Vì Sắt không được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên
xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây.
Thiếu sắt nặng khiến toàn bộ cây biến thành màu vàng tới trắng lợt. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ
màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt
xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Sắt không di động từ lá già về lá non. Sự thiếu
sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan.
Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với
giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat cao.

d. Mangan (Mn) là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây. Nó hoạt hóa một số
phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp trong quang hợp, bằng cách hỗ
trợ sự tổng hợp diệp lục tố. Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự
hữu dụng của Lân và Canxi. Cũng như sắt, Mangan không được tái sử dụng trong cây nên hiện
tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non.
Thiếu Mn thì phần gân lá và mạch dẫn biến vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất
hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Hiện tượng thiếu
Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm
và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao,
nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và
Sắt. Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ,
úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.
e. Molipden (Mo) cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này khử
Nitrat thành Ammonium trong cây. Molipden có vai trò sống còn trong đối với cây lá kim nói
chung bởi các vi khuẩn cộng sinh cần Mo để tổng hợp đạm. Molipden cũng cần thiết cho việc
chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây.
Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của các cây họ đậu . Hiện
tượng thiếu Molipden có biểu hiện chung như vàng lá và đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt
Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm trong các cây lá kim vì vi sinh vật đất phải có
Molipden để cố định Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó
ngược lại với đa số vi lượng khác. Chính vì điều này nên hiện tượng thiếu thường xảy ra ở đất
chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng.
f. Kẽm (Zn) tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây.
Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng
cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và
các Hydratcarbon. Kẽm cũng giống như Sắt và Mangan, không được vận chuyển sử dụng lại trong
cây nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây.

Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -6- Năm học 2015-2016


Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
Thiếu Zn lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng.

g. Clo (Cl) tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là nó tham gia vào sự bẻ gẫy
phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men. Nó cũng
tham gia vào quá trình vận chuyển một số cation như Canxi, Magie, Kali ở trong cây, điều hòa
hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước.
3. Cơ chế hấp thụ khoáng
Các chất khoáng ở trong đất thường tồn tại dưới dạng hoà tan và phân ly thành các ion mang điện
tích dương (cation) và ion mang điện tích âm (anion). Các nguyên tố khoáng thường được hấp thụ
vào cây dưới dạng ion qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có hai cách hấp thụ các ion khoáng ở rễ:
Hấp thụ thụ động:
a. Các hình thức:
+ Các ion khoáng khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
+ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
+ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự
tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
b. Tính chất chung: 
- Không chọn lọc và không phụ thuộc vào hoạt động sinh lí của cây
- Xảy ra khi: 
• Nồng độ các chất trong môi trường cao,
• Rễ cây bị tổn thương
• Tế bào già
Hấp thụ chủ động:
Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động này. Tính chủ động ở đây
được thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều
được vận chuyển trái với qui luật khuyếch tán, nghĩa là nó vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở
đất đến nơi có nồng độ cao, thậm chí rất cao (hàng chục, hàng trăm lần) ở rễ. 
a. Tính chất:
- Chọn lọc
- Vận chuyển ngược chiều nồng độ, phụ thuộc nhu cầu và hoạt động sinh lí của cây.
- Cần thiết phải có năng lượng ATP và chất mang. ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình
trao đổi chất, mà chủ yếu là quá trình hô hấp.
Như vậy quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp

Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -7- Năm học 2015-2016


Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
của rể.

CÂU HỎI VẬN DỤNG


1. Cơ chế hấp thụ ion khoáng: theo 2 cơ chế:
+ Thụ động: Các ion khoáng khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp (Cùng
chiều gradient nồng độ), không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
+ Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần
năng lượngATPvà chất mang (chất trung gian) do QT hô hấp của rễ cung cấp.
2. Phân biệt hai cơ chế hấp thụ khoáng ở rễ.
Hấp thu Thụ động Chủ động
Năng lượng Không ATP
Cách vận chuyển Khuếch tán do chênh lệch nồng Vận chuyển ngược chiều nồng độ (ngược
độ với građien nồng độ).
Tính chất Hút bám trao đổi Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
3. Tính lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 150 tạ chất khô/ha. Biết rằng, nhu cầu
dinh dưỡng của lúa là: 1,4 kg nitơ/tạ chất khô, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ
số sử dụng phân nitơ là 60%. (Lượng nitơ cần phải bón: (1,4x150x100)/60 = 350 kg nitơ/ha).
5. Phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa QT hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
với QT vận chuyển theo mạch gỗ. (Rễ hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ
ở trung tâm rễ, tạo khởi đầu cho dòng vận chuyển mạch gỗ. Ngược lại, dòng mạch gỗ thông suốt
làm giảm hàm lượng nướ ctrong các TB rễ là nguyên nhân chủ yếu tạo ra dòng nước cùng các ion
xâm nhập vào rễ. Rễ hút nước cùng các chất tan, đẩy chúng lên lá và các cơ quan trên mặt đất,
tạo độ trương nước cần thiết cho các TB và mô của cây, đặc biệt giúp TB khí khổng mở để hơi
nước thoát ra khỏi lá. Thoát hơi nước ở lá là “động lực đầu trên” hút dòng vận chuyển mạch gỗ.
Thoát hơi nước gây ra sự thiếu hụt nước, hàm lượng nước trong các TB lá giảm xuống kéo theo
sự thiếu hụt nước trong các TB rễ. Nghĩa là, hàm lượng nước trong các TB rễ thấp hơn so với
hàm lượng nước trong đất và nước di chuyển từ đất vào rễ, đến mạch gỗ ở trung tâm)

II. NITO VÀ QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NITO


A- Trao đổi nitơ:
1. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ:
- Vai trò chung: Nitơ là nguồn dinh dưỡng khoáng thiết yếu của TV và có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự ST, PT của cây trồng → Quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.
+ Cây hấp thụ nitơ dưới 2 dạng: NO3- (nitrat) và NH4+ (amôni)
- Vai trò sinh lý:
+ Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit
nuclêic, các sắc tố QH, các hợp chất dự trữ Q: ADP, ATP, các chất điều hòa ST…) cấu tạo
nên tế bào, cơ thể.
+ Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn… điều tiết các quá trình sinh
lí, hoá sinh trong tế bào, cơ thể.
→ Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng
2. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây: Trong MT bao quanh TV, nitơ tồn tại dưới hai dạng:
a) Nitơ trong không khí:
- Nitơ phân tử (N2) (trong khí quyển chiếm khoảng 80%) Cây không thể hấp thụ được. Các VSV
cố định nitơ phân tử chuyển hóa thành NH3 thì cây mới đồng hóa được.
- Nitơ ở dạng NO, NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.
b) Nitơ trong đất:
- Đất là nguồn cung cấp Nitơ chủ yếu cho cây, gồm hai dạng:
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -8- Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
+ Nitơ khoáng (nitơ vô cơ): có trong các muối khoáng dưới dạng NO và NH4+→ Cây hấp thụ
3
-

trực tiếp.
+ Nitơ hữu cơ: có trong xác sinh vật. Cây chỉ hấp thụ sau khi được các VSV khoáng hóa.
Tuy nhiên, TV chỉ hấp thụ được 2 dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ của mình: nitrat (NO3-) và
amôni (NH4+).
- Có 4 nguồn chính cung cấp hai dạng nitơ nói trên:
+ Nguồn vật lý - hóa học: Sự phóng điện trpng cơn giông đã ôxihóa N2 thành nitrát.
+ Quá trình cố định nitơ thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh.
+ Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
+ Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
3. Quá trình cố định nitơ khí quyển:
- QT cố định nitơ là tạo ra sự liên kết N2 với H2 thành NH3 và chuyển đổi sang các dạng hợp chất
có nitơ mà cây hấp thụ được.
QT có thể tóm tắt như sau: NN NH = NH NH2NH2 2NH3
+ Nhờ vi khuần: Vi khuẩn tự do (Azotobacter, Anabaena…) và vi khuẩn cộng sinh
(Rhizobium, Anabaena azollae…).
+ Thực hiện trong điều kiện: Có các lực khử mạnh, được cung cấp ATP, có sự tham gia của
enzim nitrogenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí.
- Vai trò: + Góp phần bổ sung nguồn đạm mà cây hấp thụ được cho đất.
+ Về mặt sinh thái, QT này góp phần hạn chế ô nhiễm MT đất và nước.
4. Quá trình biến đổi nitơ trong cây:
cây lấy từ môi trường cả 2 dạng nitơ, nhưng để tổng hợp axit amin cây chỉ sử dụng nhóm amin.
nên trong hoạt động sống của cây phải có quá trình chuyển NO  NH .
a) Quá trình khử NO : là làm biến đổi NO3- thành NH4+ .
QT này xảy ra theo sơ đồ sau: NO3- (nitrát)→ NO2- (nitrít)→ NH4+ (amôni)
+ QT khử nitrát được thực hiện trong mô rễ và mô lá. Có sự tham gia của các enzim khử
reductaza và các nguyên tố vi lượng: Mo, Fe. QT này diễn ra theo sơ đồ sau:
NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e- → NO2- + NAD(P)+ + H2O
NO2- + 6 Feređôxin khử + 8H+ + 6e- → NH4+ + 2H2O
- Vai trò: Cây hấp thụ được từ đất cả dạng NO 3- (nitơ dạng ôxi hóa) và NH4+ (nitơ dạng khử)
nhưng cây chỉ cần dạng NH 4+ để hình thành các a.a. Vì vậy, Quá trình này có ý nghĩa làm tăng
nguồn tổng hợp a.a để xây dựng TB.
b) Quá trình đồng hóa NH3 trong cây:
- Tạo a.a từ QT khử amin hóa: Các axít xêtô được tạo ra từ QT hô hấp được khử amin hóa để tạo
a.a theo sơ đồ chung: Axit hữu cơ + NH 3 + 2H+  axit amin. VD: Axít piruvic + NH3 + 2H+
→ Alanin + H2O
- Chuyển amin hóa: Đây là QT chuyển amin từ 1 a.a trong 1 axít xêtô để tạo ra a.a mới và axít
xêtô mới: axít xêtô + a.a → a.a mới + axít xêtô mới VD: Axít glutamic + Axít piruvic →
Alanin + Axít α-xêto glutaríc
- Hình thành amít: Là phản ứng tạo amít từ NH3 theo sơ đồ sau:
Axit amin đicacbôxilic + NH 3 + 2H+  Amit. VD: Axít glutamic + NH3 → Glutamin
+ Hình thành amít là con đường khử độc cho TB khi NH 4+ dư thừa, đồng thời tạo ra nguồn dự
trữ nhóm amin cho quá trình tổng hợp a.a khi cần thiết.
B. Ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ
1. Ánh sáng:
- Ánh sáng ảnh hưởng đến sự hút các ion khoáng thông qua tác động đến quá trình quang hợp và
trao đổi nước
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền -9- Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
2. Nhiệt độ:
- Trong giới hạn nhiệt độ nhất định: Khi tăng nhiệt độ thì làm tăng quá trình hô hấp ở rễ, làm thay
đổi mức độ lien kết của ion vưói chất nguyên sinh → tốc độ hút các nguyên tố khoáng 
3. Độ ẩm đất:
Nước trong đất tạo điều kiện để hoà tan ion và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ rễ →tăng khả
năng trao đổi.
4. Độ pH đất:
- pH đất ảnh hưởng đến sự hoà tan các chất khoáng trong đất, khả năng biến đổi các chất khó tiêu
thành chất dễ tiêu và sự phát triển của hệ rễ
pH axit → hút anion mạnh
pH kiềm → hút cation mạnh
Ở đất chua, H+ bám trên bề mặt keo đất, các ion dinh dưỡng dễ bị rửa trôi vì vậy đất nghèo dinh
dưỡng.
5. Độ thoáng khí:
- O2 cần cho sự hút khoáng ( thuận lợi nhất khi nồng độ ôxi phân tử là 2- 3%), liên quan đến quá
trình hô hấp của rễ
- CO2, N2, H2S ức chế hoạt động hút
IV. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng và bón phân hợp lí
- Nhu cầu dinh dưỡng: là lượng dinh dưỡng cần thiết để tạo ra một đơn vị năng suất cây trồng.
- Phương pháp xác định:
+ phân tích định kì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thân, rễ, lá, hoa quả
+ trồng trong dung dịch, phân tích phần dung dịch còn lại.
+ bón thêm chất dinh dưỡng vào các thời kì sinh trưởng khác nhau xem năng suất tăng ở thời kì
nào nhiều nhất.
- Nguyên tắc bón phân hợp lí:
Cũng như vấn đề tưới nước hợp lí, vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng cũng phải trả lời và thực
hiện bốn vấn đề sau: Bón bao nhiêu, bón khi nào, bón thế nào và bón phân gì?
+ Về lượng phân bón phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
• Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng (lượng chất dinh dưỡng để hình thành một đơn vị thu hoạch).
• Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất.
• Hệ số sử dụng phân bón.
Dựa vào các yếu tố này ta có thể tính được lượng phân bón cần thiết cho một thu hoạch định
trước. 
VD: Hãy tính lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 50 tạ thóc /ha? Biết rằng: Nhu
cầu dinh dưỡng của lúa là: 1, 4 kg nitơ / tạ thóc, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0,
hệ số sử dụng phân nitơ là 60%.
Cách tính như sau:
Lượng nitơ cần phải bón: (1,4 . 50 . 100)/60 = 116, 7 kg Nitơ
+ Về thời kì bón phân phải căn cứ vào các quá trình sinh trưởng của mỗi loại cây trồng.
+ Về cách bón phân: bón lót (bón trước khi trồng), bón thúc (bón trong quá trình sinh trưởng của
cây) và có thể bón phân qua đất hoặc bón phân qua lá.
+ Việc bón phân gì phải căn cứ vào vai trò của mỗi loại phân bón và biểu hiện của cây khi thiếu
dinh dưỡng.
MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Chức năng của rễ? Trình bày đặc điểm cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước
và muối khoáng?
Câu 2. Đặc điểm cấu trúc và sinh lí của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước?
Câu 3. Nêu hai con đường hấp thụ nước ở rễ và vai trò của vòng đai Caspari?
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền - 10 - Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
Câu 4. Hiểu thế nào là áp suất rễ và áp suất rễ được biểu hiện bằng các hiện tượng nào? Mô tả các
hiện tượng đó.
Câu 5. Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá?Tại sao nói thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu?
Câu6. a. Vì sao đất trồng cây lâu năm thường bị chua và nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?
Câu 7. a.Vai trò các nguyên tố đa lượng và vi lượng đối với thực vật?
b.Trình bày các phương thức hấp thụ khoáng ở thực vật?
Câu 8.a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?
b.khi trồng cây trên đất có hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ thế nào?
Giải thích?
Câu 9:a. Vai trò của nitơ đối với thực vật?
b. Dấu hiệu thiếu nitơ ở thực vật? Các con đường đồng hóa nitơ ở thực vật? Ý nghĩa của sự hình
thành amit?
Câu 10:a. Điều kiện để một sinh vật sử dụng được trực tiếp nitơ tự do trong không khí?Tại sao có
nhóm VK cố định nitơ sống tự do lại có nhóm sống cộng sinh?
b. Tại sao khi thiếu ánh sang thì quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật cũng bị đình trệ? 
c. Tại sao người ta xem các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy phân đạm nhỏ bé. Khi
trồng cây họ đậu có cần bón phân đạm không? Giải thích?
Gợi ý đáp án:
Câu 1. a. Chức năng của rễ:
+Hấp thụ nước và muối khoáng
+ dẫn truyền chất dinh dưỡng từ bề mặnt hấp thụ
+ Néo chặt cây, cố địnhcây vào đất để nâng đỡ cây và giúp cây đứng vứng trong không gian
+ Giữ hạt đất, chống rửa trối, chống xói mòn…
b. Cấu tạo rễ:
- Cây trên cạn có hệ rễ phát triển, ăn sâu và lan rộng,
- phân nhánh nhiều hướng về phía nguồn nước với vô số những lông hút rất nhỏ làm tăng bề mặt
hấp thụ.
Câu 2. Nêu 3 đặc điểm cấu trúc và sinh lí của lông hút:
- Thành tế bào mỏng, không thấm cutin
- Chỉ có một không bào trung tâm lớn chiếm gần hết thể tích tế bào
- Áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút rất lớn vì hoạt động hô hấp luôn luôn cao.
Câu 3. Nêu được hai con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: con đường vô
bào và con đường tế bào. Nêu những ưu điểm và nhược điểm của mỗi con đường:
- Con đường vô bào( thành tế bào- gian bào): nhận được nhiều nước, nhưng lượng nước và các
chất khoáng hoà tan không được điều chỉnh và kiểm tra.
- Con đường tế bào ( chất nguyên sinh- không bào)thì ngược lại.
Từ việc phân tích trên dẫn ra vòng đai Caspari nằm trên con đường vô bào ở tế bào nội bì nhằm
khắc phục nhược điểm của con đường này.
Câu 4. Áp suất rễ là lực đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
Ap suất rễ được biểu hiện bằng hai hiện tượngA: rỉ nhựa và ứ giọt. Mô tả hai hiện tượng này 
Câu 5
- Thoát hơi nước là tai hoạ: trong suốt qua strình sinh trưởng phát triển, cây phải mất đi một lượng
nước quá lớn( 99%), vì thế cây phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi, đó là
điều không dễ dàng trong điều kiện sống thay đổi.
- Thoát hơi nướclà tất yếu vì:
+ Giảm nhiệt độ bề mặt lá.
+ Lấy được CO2 phục vụ cho quá trình quang hợp.
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền - 11 - Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
+ Tạo lực hút nước từ rễ lên thân.
Câu 6:
a. Trong thời gian cây trồng ở trong đất, cây và đất đã trao đổi nhiều loại ion: hoạt động trao đổi
chất của cây sinh ra nhiều H+ sẽ được đẩy ra ngoài dung dịch đất trong khi các ion dinh dưỡng
như Ca2+, K+, ….được rễ hấp thụ vào. Do đó thời gian dài trồng cây sẽ làm cho H+ trong dung
dịch đất nhiều lên, làm đất hoá chua và mất đi nhiều dinh dưỡng, đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
b. Trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat là do : trong 2 dạng nitơ hấp thụ từ môi trường
bên ngoài có dạng NO3 là dạng ôxi hóa, nhưng trong cơ thể thực vật chỉ tồn tại dạng khử. Do đó
nitrat cần được khử thành amoniac để tiếp tục đồng hóa thành axitamin, amit và protein.
Câu 7:a. 
- Vai trò chung của các nguyên tố đa lượng:
+ đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit,
axit nucleic,...). 
+ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: điện tích bề mặt, độ ngậm
nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
- Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng : 
+ là thành phần không thể thiếu được hầu hết các enzym. 
+hoạt hoá cho các enzym trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể
b. Cơ chế hấp thụ khoáng:
Hấp thụ thụ động :
a. Các hình thức:
- Các ion khoáng khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
- Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
- Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự
tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
b. Tính chất chung: 
- không chọn lọc và không phụ thuộc vào hoạt động sinh lí của cây
- xảy ra khi: 
• nồng độ các chất trong môi trường cao,
• rễ cây bị tổn thương
• tế bào già
• Hấp thụ chủ động : 
- chọn lọc
- vận chuyển ngược chiều nồng độ, phụ thuộc nhu cầu và hoạt động sinh lí của cây
- cần thiết phải có năng lượng ATP và chất mang. ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình
trao đổi chất, mà chủ yếu là quá trình hô hấp.
Câu 8:
a. Đất chua: pH thấp, hàm lượng H+ trong đất nhiều, dẫn đến:
- các VSV chuyển hoá nitơ không phát triển được nên đất thiếu đạm
- Ion H+ sẽ thay thế vị trí các cation trên keo đất làm cho các cation như Al3+, Fe3+,…. Và các
ion khác bị rửa trôi hoặc lắng sâu xuống lớp đất phía dưới.
b. Trồng cây trên đất có hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây
giảm, vì:
- nồng độ dung dịch đất quá cao làm giảm khả năng hút nước của rễ
- một số ion khoáng của dung dịch đất ảnh hưởng xấu đến khả năng hút khoáng của cây do nồng
độ của chúng dung dich đất quá cao.
Câu 9
a. Vai trò nitơ:
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền - 12 - Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
- Vai trò cấu trúc….
- Điều tiết các qua trình trao đổi chất….….
b. Dấu hiệu thiếu nitơ: lá vàng
c. Đồng hoá nitơ ở thực vật:
Quá trình Amôn hóa:
Cây hút được từ đất cả hai dạng nitơ oxy hóa (NO3-) và nitơ khử ( NH4+), nhưng cây chỉ cần
dạng NH4+ để hình thành các axit amin nên việc trước tiên mà cây phải làm là việc biến đổi dạng
NO3- thành dạng NH4+ nhờ hệ thống các enzim Reductaza. Mo và Fe hoạt hóa các enzim tham
gia vào quá trình khử trên.
Quá trình amôn hoá xảy ra theo các bước sau đây:
NO3- ---> NO2- ---> NH4+
- Quá trình đồng hoá NH3 
+ Hình thành axit amin:
Quá trình hô hấp của cây tạo ra các xêtoaxit (R-COOH), và nhờ quá trình trao đổi nitơ các xêto
axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin.
Có 4 phản ứng để hình thành các axit amin Sau đây là các phản ứng khử amin hoá để hình thành
các axit amin:
+ xetoglutaric + NH3 glutamin
+ axit pyruvic + NH3 alanin
+ axit fumaric + NH3 aspartic
+ axit oxaloaxetic + NH3 aspartic
Và sau đó có các phản ứng chuyển amin hóa để hình thành 20 axit amin và từ các axit amin này
thực vật có thể tạo vô vàn các protein và các hợp chất thứ cấp khác của thực vật.
+ Hình thành amit: các axit đicacboxilic kết hợp với NH3 tạo thành các amit, có tác dụng giải độc
và dự trữ N cho cây.
Câu 10
a. - Điều kiện:
+Có lực khử mạnh ( trong lên men là FredH2,trong hô hấp là FADH2, NADH2)
+Có năng lượng ATP , có sự tham gia của các nguyên tố vi lượng( Mo, Mg, Co…)
+Enzim Nitrogenaza 
+Điều kiện yếm khí( O2= 0)
- Những sinh vật có đủ những điều kiện trên thì chúng sống tự do, nhiều chủng vi khuẩn không có
đủ những điều kiện ấy thì chúng phải sống cộng sinh với những sinh vật khác để tận dụng những
điều kiện mình còn thiếu ở đối phương.
b. Khi thiếu ánh sáng kéo dài pha sang quang hợp bị ức chế, không diễn ra được không tạo ra các
chất có thế oxi hoá khử cao( NADH2, FADH2….) → quá trình đồng hoá nitơ (giai đoạn amôn
hoá) bị đình trệ.
c. Nốt sần rễ cây họ đậu là tập hợp các tế bào của rễ cây với vi khuẩn Rhizobium. Rhizobium nhờ
vào nguồn năng lượng của cây mà biến đổi N2 tự do thành nguồn nitơ mà cây sử dụng dễ dàng.
Do vậy khi trồng cây họ đậu không cần phải bón phân đạm.
1. Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào:
Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm
nước rất mạnh. Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo ba
cách sau đây:
a. Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào.
b. Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào.
c. Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ. 
Câu 14: Vì sao trong mô thực vật xảy ra quá trình khử nitrat?.
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền - 13 - Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
- Nitơ ở dạng NO có nhiều trong đất và được thực vật hấp thụ dễ dàng.
3
-

- Nitơ ở dạng NO3- là dạng ôxi hoá, còn trong cây cần nhiều Nitơ ở dạng khử NH 2, NH3,
NH4+ để tạo ra các axit amin.
- Do đó, ở thực vật cần có quá trình khử NO 3- để tạo ra NH4+ và tiếp tục được đồng hoá tạo
ra aa để dự trữ nitơ và prôtêin.
Câu 15. Tại sao đất chua thường nghèo các chất dinh dưỡng?
- Đất chua có nhiều ion H+ .Các ion H+ trong dịch đất sẽ thực hiện phản ứng trao đổi ion, các ion
H+ bám trên bề mặt hạt keo đẩy các ion khoáng ra dịch đất. Các ion khoáng bị rửa trôi làm cho đất
bị nghèo chất dinh dưỡng.
Câu 16: (Olympic 2009 – tr35)
a. Cây xanh sử dụng nguồn N không khí và trong đất bằng phương thức nào?
b. Nhóm VSV nào có khả năng cố định nitơ khí quyển? Cho biết điều kiện để mỗi nhóm
thực hiện được quá trình cố đinh đạm?
c. Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào?
TL
a. Cây xanh sử dụng nguồn N trong không khí và trong đất bằng phương thức sau:
- Nguồn N trong không khí:
+ Khi có sấm chớp: N2 + O2 -> HNO3 -> các hợp chất nitrat -> cây dễ hấp thụ
+ Hoạt động của các VSV tự do và cộng sinh có khả năng cố định nitơ cho đất, từ đó biến đổi
thành các hợp chất chứa nitơ => cây dễ hấp thụ
- Nguồn N trong đất: Do sự phân huỷ xác, bã động, thực vật
+ Sự hoá mùn: Xác động, thực vật nhờ vi khuẩn, nấm phân giải thành chất mùn -> các aa
+ Sự hoá amoniac: các aa tiếp tục nhờ vi khuẩn phân giải thành ure sau đó được phân giải tiếp
tục thành NH3
+ Sự hoá nitrit: NH3 oxihoá thành HNO2 sau đó hình thành muối nitrit
+ Sự hoá nitrat: HNO2 oxihoá thành HNO3 sau đó hình thành muối nitrat
b. Nhóm VSV có khả năng cố định nitơ khí quyển:
- Vi khuẩn sống tự do trong đất và trong nước: Nostoc, Clostridium…
- Vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium, Anabaena azollae…
* điều kiện để mỗi nhóm thực hiện được quá trình cố đinh đạm:
+ có các lực khử mạnh
+ Được cung cấp NL ATP
+ Có sự tham gia của enzim nitrogenaza
+ Thực hiện trong điều kiện kị khí
c. Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH 3 có nguồn gốc từ glucozơ vì: quá
trình khử N2 thành NH3 sử dụng lực khử NADH, chất này được tạo ra từ quá trình hô hấp. Mà
hô hấp sử dụng nguyên liệu là glucozơ, nguyên tử H trong glucozơ được gắn với NAD để tạo
thành NADH
Câu 17: Trình bày mối quan hệ giữa chu trình Crep và qúa trình đồng hoá NH3?.
- Chu trình Crep tạo ra các axit hữu cơ như α – xêtôglutarat, fumarat, oxalôaxetat. Các axit hữu
cơ sẽ kết hợp với NH3 để tạo ra các aa => dự trữ nito và protein.
Câu 17’: Có người nói: Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi
NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích?
TL
- Chu trình Krebs tạo ASTT để rễ dễ dàng nhận nitơ.
- Có mối quan hệ chặt chẽ giữa các sản phẩm của chu trình Krebs với hàm lượng NH3 trong cây.
Vì các sản phẩm này cùng với NH3 -> các axit amin -> protein.
Axit piruvic + NH3 -> Alanin
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền - 14 - Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
Axit glutamic + NH3 ->Glutamic
Axit fumaric + NH3 -> Aspactic
Và các axit hữu cơ kết hợp với NH3 tạo thành các amit làm cây không ngộ độc
Câu 18: Tác dụng của việc bón phân? Để xác định lượng phân bón cần bón cho một thu
hoạch định trước thì phải căn cứ vào các yếu tố nào?
TL
- Tác dụng:
+ Cung cấp các nguyên tố khoáng thiếu hụt cho đất
=> Phục hồi độ phì nhiêu cho đất nếu bón phân kịp thời, đúng liều lượng, đúng loại
+ Cung cấp nguyên liệu cho cấu tạo các thành phần của cây
Các nguyên tố khoáng được cây hấp thụ, chuyển hoá và cung cấp cho quá trình TĐC ở cây => nếu
1 trong các nguyên tố khoáng bị thiếu thì sự sinh trưởng của cây bị giới hạn hoặc ngừng sinh
trưởng
- Yếu tố xác định lượng phân bón:
+Nhu cầu dinh dưỡng của cây
+ Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất
+ Hệ số sử dụng phân bón: lượng phân bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân bón
Câu 19: Tại sao khi trồng lúa phải làm cỏ sục bùn?
TL:
Đất trồng lúa thường xuyên ngập nước => dễ bị thiếu Oxi
+ -> ảnh hưởng đến hô hấp ở rễ -> ảnh hưởng đến quá trình hút nước và hút khoáng -> ảnh hưởng
đến sinh trưởng – phát triển
+ -> VSV hoạt động hô hấp kị khí -> Tạo các khí độc hại -> gây ngộ độc cho cây
Khi làm cỏ sục bùn sẽ loại bỏ cỏ, tránh cạnh tranh chất dinh dưỡng, oxi với lúa, đồng thời làm
tăng lượng oxi trong đất - rế hô hấp tốt hơn/
Câu 20: Giải thích câu nói: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu 20’: a. Vì sao sau cơn mưa có nhiều sấm sét thì cây xanh tươi tốt hơn, mọc lá non nhiều
hơn?
b. Để cho cây lúa lốp không bị đổ lúc bông lúa sắp chính, người ta bón phân gì?. Vì sao phải
sử dụng loại phân đó?
TL
a. Vì: - Trong các cơn mưa có sấm sét, một lượng nhỏ nitơ trong không khí đã bị oxihoas dưới
điều kiện nhiệt độ và áp suất cao thành NO3- theo phản ứng:
N2 + O2 -> 2NO + O2 ->2NO2+ H2O -> HNO3 -> H+ +NO3-
- Cây được cung cấp nguồn N, mặc dù ít, cùng với nước nên thực hiện quá trình quang hợp, trao
đổi nước tốt hơn nên cây xanh tốt hơn
b. Người ta bón phân K vì K giúp tích luỹ xenlulozơ, hemixenlulozơ, pectin trong vách tế bào
thực vạt, làm cho tế bào cứng cáp hơn giúp tăng khả năng chống đổ của lúa
Câu 21: Cơ sở sinh học của việc bón phân qua lá?. Trong trường hợp nào bón phân qua lá
sẽ có lợi ích hơn bón phân vào đất (bón phân cho rễ)
Cơ sở sinh học của việc bón phân qua lá: sự hấp thụ các chất dinh dưỡng qua khí khổng, hoặc
có thể thấm qua lớp cutin theo građien nồng độ
Trong trường hợp bón phân qua lá sẽ có lợi ích hơn bón phân vào đất (bón phân cho rễ):
+ Trong đất có Ca, hàm lượng Fe dễ tiêu thấp, cây bị thiếu Fe (bệnh lúa vàng vôi) => phân bón lá
có hiệu quả hơn so với bón phức chất chứa sắt cho đất, đồng thời cũng là phương tiện giảm bớt
độc tính của Mn
+ Đất khô hạn, tầng đất mặt thiếu nước và giảm đáng kể các chất dễ tiêu trong mùa sinh trưởng
=> bón phân qua lá sẽ có hiệu quả hơn
Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền - 15 - Năm học 2015-2016
Bổ trợ kiến thức sinh học THPT Sinh lí học thực vật
CÂU 46. Quá trình cố định nitơ khí quyển :
         Vì sao tồn tại hai nhóm vi khuẩn cố định nitơ: Nhóm tự do và nhóm cộng sinh ?
         Người ta nói: Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó có
đúng không ? Vì sao ? Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình
dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Người ta đã vận dụng sự hiểu biết về mối quan hệ này trong
thực tiễn trồng trọt như thế nào ?
Trả lời.
        Có 4 điều kiện để cố định nitơ khí quyển: Lực khử, ATP, Enzym  nitrogenaza và enzym này
hoạt động trong điều kiện yếm khí. Vì vây, nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì
thuộc nhóm tự do, còn nếu không có đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh, để lấy những
điều kiện còn thiếu từ cây chủ.
       Đúng. Vì chu trình Crep ngừng hoạt động thì sẽ không có các axit hữu cơ để nhận nhóm NH2
thành các axit amin, do đó trong cây sẽ tích luỹ quá nhiều NH3, gây độc.
       Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP từ các chất hữu cơ, tạo ra các hợp chất trung
gian như các axit hữu cơ.
       ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá
trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây.
      Trong thực tiễn, khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều
kiện tốt cho rễ cây hô hấp hiếu khí tôt. Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không
cần đất: Trồng cây trong dung dịch ( Thuỷ canh ), trồng cây trong không khí ( Khí canh ) để tạo
điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ
Câu 47. Hãy tính lượng phân bón nitơ cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha
Biết rằng : Nhu cầu dinh dưỡng của cây này đối với nitơ là 8 gam N cho một kg chất khô và hệ số
sử dụng phân bón là 60%, hàm lượng N trong đất sau thu hoạch bằng 0.
Trả lời. 
Lượng phân nitơ cho một thu hoạch định trước 15 tấn/ha sẽ là :
(8 . 15 . 1000 . 100)/60 =  200  kg nitơ
 http://www.bonsaininhbinh.com/doan-nhu-cau-phan-bon-qua-hinh-dang-cua-
cay.html

Th.s: Nguyễn Thị Thanh Huyền - 16 - Năm học 2015-2016

You might also like