You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: HÓA HỌC

ĐỀ TÀI

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOÁNG (PHÂN TÍCH VÀ THỦY


CANH)


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 04 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: HÓA HỌC

ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOÁNG (PHÂN TÍCH VÀ THỦY
CANH)

Giáo viên hướng dẫn: Lương Thị Lệ Thơ


Nhóm 2
Trưởng nhóm: Trương Thị Cẩm Yến-46.01.401.334
Thư ký: Trần Thị Thanh Tuyền-46.01.401.312
Thành viên:
Đỗ Hiếu Đạt- 46.01.401.035
Huỳnh Thị Xuân Hương - 46.01.401.087
Nguyễn Thị Tuyết Anh - 46.01.401.007


Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 11 tháng 04 năm 2022
Lời cảm ơn
Đầu tiên, cho chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành đến với thầy cô
Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng em được học tập và rèn luyện. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng
biết ơn vô hạn đến giảng viên bộ môn-Cô Lương Thị Lệ Thơ đã tận tình chỉ
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu đến với chúng em và giúp chúng em
tự tin để hoàn thành tốt đề tài!
Tuy nhiên, do kiến thức là vô hạn và kinh nghiệm của chúng em còn chưa
nhiều nên không thể tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong được sự đóng góp
cảu cô để đề tài này được hoàn chỉnh chỉnh hơn.
Một lần nữa, chúng em kính chúc Cô luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe và
thành công hơn trong sự nghiệp “trồng người” của mình.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Cô !

1
MỤC LỤC

Lời cảm ơn.........................................................................................................1


I. Định nghĩa nguyên tố khoáng......................................................................3
1. Định nghĩa................................................................................................3
2. Phân loại..................................................................................................3
3.Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng:................................3
4. Nguồn gốc cung cấp nguyên tố khoáng thiết yếu.....................................3
II. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây và năng suất cây trồng........4
2.1. Vai trò cấu trúc......................................................................................4
2.2. Vai trò chức năng..................................................................................4
2.3. Vai trò chống chịu.................................................................................4
III. Một số biểu hiện của cây khi thiếu hoặc thừa các nguyên tố thiết yếu......5
IV. Các phương pháp nghiên cứu khoáng.......................................................6
4.1 Phương pháp phân tích tro.....................................................................6
4.2 Phương pháp dinh dưỡng.......................................................................7
4.3 Phương pháp trồng cây trong dung dịch................................................7
4.4 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng.....................................................7
4.5 Phương pháp nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng khoáng của thực vật.......7
4.6 Phương pháp thủy canh..........................................................................8
V. Ứng dụng....................................................................................................9
1 Hệ thống dạng bấc.....................................................................................9
2. Hệ thống thuỷ canh tĩnh.........................................................................11
3. Mô hình hệ thống ngập và rút định kỳ....................................................11
4 Mô hình hệ thống nhỏ giọt......................................................................12
5. Mô hình hệ thống mà dinh dưỡng..........................................................13
6. Một số loại cây trồng được dùng bằng phương pháp thuỷ canh.............14
7. Chính phủ khuyến khích áp dụng thuỷ canh ở một số địa phương.........16

2
I. Định nghĩa nguyên tố khoáng
1. Định nghĩa

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

+ Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

2. Phân loại

Gồm 17 nguyên tố: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg,Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

* Nguyên tố đại lượng (> 100mg/1kg chất khô của cây)gồm: C, H,O, N, S, P,
K, Ca, Mg.

* Nguyên tố vi lượng (≤ 100mg/1kg chất khô của cây) gồm: Cl, Cu, Fe, Mn,
Mo, Ni, Zn.

3.Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng:

- Tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu
trúc nên tế bào và các cơ quan.

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi
chất, các hoạt động sinh lý trong cây

+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của chất keo nguyên sinh

+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

3
- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi
trường

4. Nguồn gốc cung cấp nguyên tố khoáng thiết yếu

-Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây

- Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion).

+ Dạng hòa tan: cây hấp thụ được

+ Dạng không hòa tan: Cây không hấp thụ được, phải chuyển háo thành dạng
hòa tan nhờ vào cấu trúc đất (hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi
sinh vật)

- Phân bón cho cây trồng

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô
nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.

II. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây và năng suất cây trồng
2.1. Vai trò cấu trúc
Các nguyên tố khoáng ( kể cả N ) tham gia vào thành phần của các chất hữu cơ
cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan. Ví
dụ như N, S là thành phần bắt buộc của protein, axit nucleic; P có mặt trong
axit nucleic, photpholipit; Mg và N cấu tạo nên chất diệp lục, Ca trong pectat
canxi...

2.2. Vai trò chức năng

Các nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi
chất, các hoạt động sinh lý, quá trình sinh trưởng và phát triển trong cây. Vai
trò điều chỉnh của nguyên tố khoáng có thể thông qua:
- Làm thay đổi đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất như thay đổi độ nhớt,
khả năng thủy hóa... qua đó mà làm thay đổi tốc độ và chiều hướng quá trình
trao đổi chất. Ví dụ như ion có hóa trị một làm giảm độ nhớt, tăng khả năng
thủy hóa và do đó mà làm tăng các hoạt động sống; còn các ion có hóa trị cao
thì ngược lại...

4
- Hoạt hóa các enzym hoạt động trao đổi chất.... trong tế bào đặc biệt là các
nguyên tố vi lượng, nên làm tăng Nitơ tham gia vào thành phần của các
phytohormon auxin và xytokinin và phytochrom điều chỉnh các quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây...

2.3. Vai trò chống chịu

Các nguyên tố khoáng có khả năng làm tăng tính chống chịu của cây trồng đối
với các điều kiện bất thuận như một số nguyên tố khoáng đặc biệt là các
nguyên tố vi lượng có khả năng làm thay đổi đặc tính của keo nguyên sinh chất
theo hướng tăng tính chống chịu của chúng như chống chịu rét, hạn, nóng,
bệnh...

III. Một số biểu hiện của cây khi thiếu hoặc thừa các nguyên tố thiết yếu
Các nguyên Biểu hiện của cây khi thiếu Biểu hiện của cây khi thừa
tố khoáng khoáng khoáng
Các nguyên tố đại lượng.
Lá bị hoàng hóa hay có màu đỏ, Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá
cây chận tăng trưởng, thân mảnh mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh
và thường hóa gỗ. mà mô cơ giới kém hình thành nên
N cây rất yếu, dễ bị sâu bệnh tấn
(nitrogen) công. Ngoài ra sự dư thừa N trong
sản phẩm cây trồng (đặc biệt là rau
xanh) còn gây tác hại lớn tới sức
khỏe con người.
P Cây non giảm tăng trưởng, lá Không có biểu hiện gây hại như
(phosphor) hoàng hóa (thường ở ngọn). thừa nitrogen.
Lá hoàng hóa (các đốm vàng Ở cây thủy canh khi dư thừa sẽ ảnh
xuất hiện ở ngọn và mép lá, giữa hưởng đến hoạt động của các
K
các gân sau đó phát triển thành nguyên tố khác.
(potassium)
hoại mô), than mảnh yếu ớt với
những lóng ngắn thất thường.
Gây bệnh vàng lá vì S là thành Thừa lưu huỳnh thì lá nhỏ, đôi khi
phần của protein (xuất hiện ở lá bị cháy lá.
S non trước). Triệu chứng đặc
(sulfur) trưng là lá vàng úa, gân lá vàng
mà thịt lá còn xanh, sau đó lá
chuyển sang vàng, cây còi cọc.
Ca Cây biểu hiện thiếu sắt úa vàng, Ở cây thủy canh ảnh hưởng tới độ
(calcium) mô bì mềm nhũn, lá non hẹp và pH của cây do môi trường bị nhiễm
cong xuống. Ca là chất không di kiềm.
động trong cây nên biểu hiện
thiếu Ca thường thể hiện ở các lá

5
non trước.
Sự hoàng hóa xảy ra trước ở các Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu
Mg
lá già, sự rụng lá non có thể xảy kali.
(magnesium)
ra.
Các nguyên tố vi lượng
Lá mất màu xanh, chuyển sang Ở cây thủy canh thừa sắt sẽ dẫn đến
vàng và trắng (xuất hiện trước ngộ độ ở cây trồng, dấu hiệu nhận
hết ở lá non). biết đó là các đốm nhỏ màu nâu
trên lá già và bắt đầu lan dần vào
Fe
giữa làm cho toàn bộ lá chuyển
(sắt)
sang màu nâu tím, cam,nâu, vàng,
tùy vào từng loại hạt giống. Trong
trường hợp nghiêm trọng cây
chuyển màu và chết.
Lá có màu lục sẫm, có thể bị
Cu
xoắn hay biến dạng, lá non có
(đồng)
các vết hoại mô và có thể rụng.
Sự phân chia tế bào bị cản, sự Ở cây thủy canh thừa Bo cũng gây
B
hoại mô đen xảy ra ở lá non (gốc ngộ độc cho cây.
(bor)
lá), nụ hay củ; trái và rễ phù to.
Có sự hoàng hóa trên lá và sự Ở cây thủy canh cây phát triển
Mn
phát triển của các vết hoại mô chậm, thân nhỏ.
(mangan)
nhỏ.
Sự tăng trưởng lóng giảm, lá nhỏ Ở cây thủy canh thừa kẽm sẽ dẫn
và vặn vẹo, bìa lá nhăn, sự hoàng đến ngộ độ ở cây trồng. Cây sẽ
hóa xảy ra ở lá già, phát triển các xuất hiện các đốm sắc tố sẫm hoặc
vết hoại mô trắng. vệt trên lá giá, nghiêm trọng hơn sẽ
có màu đỏ đậm đặc biệt là trên
Zn
cuống lá và xung quanh mép lá. Có
(kẽm)
thể hủy hoại rễ gây vàng và héo
cây. Cây ngộ độc kẽm làm ức chế
quá trình hấp thu sắp, biểu hiện
thiếu sắt đặc trưng ở cây trồng ngộ
độc kẽm.
Sự hoàng hóa và hoại mô ở lá
Mo
già; hoa rụng sớm hay không
(molypden)
thành lập được.
Sự hoàng hóa và hoại mô xảy ra Cl dễ hào tan và thường sẵn sàng
Cl dẫn tới sự héo cảu ngọn lá, lá có trong đất, nên sự thiếu Cl thường ít
(chlor) màu đồng và tang trưởng chậm, xảy ra trong thiên nhiên.
rễ dày lên ở vùng gần ngọn.

IV. Các phương pháp nghiên cứu khoáng


4.1 Phương pháp phân tích tro

6
Đây là phương pháp được Lebig(1840) đề xuất và sử dụng đầu tiên để đánh giá
vai trò các nguyên tố kháong trong cây. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp là
đốt cháy sinh khối ở nhiệt độ 400-500 o C ( là nung) trong nhiều giờ gọi là quá
trình khoảng hóa. Bản chất hóa học của quá trình là oxy hóa các chất hữu cơ
nhờ oxy. Các nguyên tố C, H, O, C được giải phóng dưới dạng CO2, NO2 và
hơi nước (H2O), các nguyên tố còn lại trong tro màu trắng gọi là nguyên tố
khoáng. Dùng phương pháp cân tro ta xác định được lượng khoáng tổng sôs.
Dùng phương pháp hòa tan trong dung dịch axit HCl ta xác định được các
thành phần nguyên tố phóng dưới dạng CO2, NO2 và hơi nước (H2O), các
nguyên tố còn lại trong tro màu trắng là nguyên tố khoáng va đồng thời cũng
xác định được hàm lượng các nguyên tố đo trong tro nhờ các phương pháp lý
hóa học (so màu, quan phổ, hấp thụ nguyên tử..). Người ta xác định được trị số
trung bình chất khoáng ở thực vật là 5% khối lượng khô của cây. Lá cây có
hàm lượng tro cao nhất, sau đó đến vỏ cây gỗ và rễ, hạt và thân chứa ít khoáng
hơn cả.

4.2 Phương pháp dinh dưỡng

Đây là phương pháp dễ làm, lại cho kết quả khá chính xác. Một trong những ưu
điểm nổi bậc của phương pháp là dễ dàng đảm bảo đồng đều các điều kiện sống
của cây (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…) chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
Phương pháp này giúp người nghiên cứu giải quyết hàng loạt các vấn đề như:
tìm hiểu vai trò sinh lý của từng loại nguyên tố khoáng đối với từng loại cây
trồng, từng loại đất khác nhau, trong từng giai đoạn sinh trường phát triển của
cây. Trên cơ sở đó, người ta xây dựng được quy định, chế độ bón chất dinh
dưỡng hợp lý cho cây như thành phần, liều lượng, tỷ lệ giữa các thành phần,
thời kỳ bón, cách bón.

4.3 Phương pháp trồng cây trong dung dịch

Năm 1860, các nhà khao học Đức đã trồng cây bằng cách nhúng rễ của chúng
trong dung dịch muối khoáng. Bằng cách này, họ đã xác định được 10 nguyên
tố cần thiết cho cây.
Về sau, người ra sử dụng nhiều loại dung dich dinh dưỡng khác nhau để nghiên
cứu dinh dưỡng khoáng ở các loại cây khác nhau.

4.4 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng.

Đây là phương pháp đảm bảo thí nghiệm gần với điều kiện tự nhiên cho phép
kiểm tra lại các kết quả của phân tích tro và thí nghiệm trong chậu đối với cây
trồng cụ thể trong điều kiện đất đai và thời tiết cụ thể. Phương pháp thí nghiệm
thực địa được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học cũng
như trong thực tiễn sản xuất.

7
Điều kiện thực địa rất phức tạp, khó đảm bảo được mức độ đồng đều, do đó độ
chính xác, độ tin cây của thí nghiệm thấp. Tuy nhiên, bằng cách xử lý đất cẩn
thận, sử dụng diện tích đất lớn, diện tích ô thí nghiệm hợp lý sơ đồ bố trí thí
nghiệm đúng, ta có thể hạn chế được ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên và
nâng cao chính xác của thí nghiệm này.

4.5 Phương pháp nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng khoáng của thực vật.

Phương pháp nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng khoáng của thực vật là yêu cầu
cần thiết của con người, đặc biệt đối với các nhà trồng trọng và làm vườn để
biết cây cần những chất gì và lượng cần là bao nhiêu, vào giai đoạn nào của
quá trình phát triển cá thể để tránh tác hại xấu đến cây trồng, đồng thời sử dụng
hiệu quả chất dinh dưỡng.
Ngoài các phương pháp phân tích tro và trồng cây trong dung dịch, để nghiên
cứu nhu cầu khoáng của cây trông, người ta còn sử dụng các phương pháp phân
tích hàm lượng khoáng trong đất sau:
+ Phương pháp phân tích hóa học: phương pháp có thể tìm hiểu được thành
phần, trữ lượng thức ăn của cây mà đất có thể giữ được phân tích hàm lượng
tổng số như mùn, nitơ, photpho và kali tổng số; phân tích các dạng dễ tiêu: đạm
dễ tiêu NH4+; NO3-; các dạng nitơ thủy phân như axit amin, lân dễ tiêu, kali dễ
tiêu.
+ Phương pháp phân tích vật lý:bằng máy quang phổ, ngoài việc phân tích
được hàm lượng các chất có trong đất, còn biết được cách sắp xếp và cấu trúc
của các nguyên tố.
+ Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp điện hóa học để đo độ pH quá trình
oxy hóa khứ của đất, các dạng keo đất.

4.6 Phương pháp thủy canh

4.6.1. Định nghĩa


Để phát hiện ra vai trò sinh lý của từng nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây,
người ta không thể sử dụng phức hệ môi trường dinh dưỡng trong đất mà phải
sử dụng dung dịch dinh dưỡng trong đó loại trừ nguyên tố cần nghiên cứu trong
dung dịch và theo dõi cây sinh trưởng trong điều kiện nguyên tố đó.
Đó là phương pháp trồng cây trong dung dịch hay còn gọi là phương pháp thủy
canh (hydroponic). Người ta có thể trồng trực tiếp cho hệ thống rễ ngập trong
dung dịch hay thông qua một giá thể thích hợp cho hệ rễ sinh trưởng tốt rồi
dung dịch sẽ được thẩm thấu đến rễ gọi là film dinh dưỡng. Cũng có thể cho hệ
thống rễ sinh trưởng trong môi trường hảo khí và dung dịch dinh dưỡng sẽ
đưuọc phun thành sương cung cấp cho rễ gọi là hệ thống dinh trưởng hảo khí.
(Hoàng Minh Tấn,2006)

4.6.2. Phân loại


A. Hệ thống thủy canh có rễ ngập trong dung dịch; thành phần dinh dưỡng,
không khí và pH được điều chỉnh tự động.

8
B. Hệ thống thủy canh cải tiến, có sử dụng hệ thống sinh trưởng bằng film dinh
dưỡng đưuọc bơm dung dịch dinh dưỡng đi qua rễ. Hệ thống này cũng được
điều chỉnh tự động.
C. Hệ thống hão khí, trong đó rễ ở một trong buồng đưuọc bão hòa bởi các hạt
dinh dưỡng (khí canh)

Hình. Hệ thống thủy canh và háo khí cho cây sinh trưởng

V. Ứng dụng

“Thủy canh giúp tiết kiệm diện tích trồng rau thông qua sự sắp xếp của các kệ
trồng. Có hai loại thủy canh cơ bản: Thủy canh hồi lưu là quá trình dung dịch
được tự động bơm lên để tưới cho các loại rau trong kệ trồng bằng máy bơm,
nước sẽ được luân hồi trong kệ để đảm bảo sự phát triển của thực vật.” 1
1

9
1 Hệ thống dạng bấc

“ Hệ thống Bấc là một hệ


thống thủy canh thụ động, có
nghĩa là nó hoạt động mà
không cần bất kỳ động cơ,
máy bơm hoặc bộ phận
chuyển động nào.”2
Ưu điểm:
 Là hệ thống thủy canh thân thiện với môi trường nhất. Nếu đặt cây của
bạn ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, bạn không cần tốn điện để trồng
cây.

 Tiêu thụ ít nước và chất dinh dưỡng hơn những hệ thống khác.

 Hệ thống Bấc thật sự đơn giản phù hợp với những người mới bắt đầu
trồng cây bằng phương pháp thủy canh.

 Bạn không phải tốn nhiều thời gian để bảo trì hệ thống- bạn chỉ cần đổ
đầy bình chứa dung dịch dinh dưỡng khi cần thiết và xả hệ thống
thường xuyên.

 Với hệ thống thủy canh bằng bấc, bạn không cần bất kỳ loại thiết bị
chuyên dụng nào.

Nhược điểm:

Bạn có rất ít sự lựa chọn về những loại cây bạn có thể trồng, do tốc độ phân
phối dung dịch dinh dưỡng chậm của hệ thống này. Những cây lớn, cây có hoa
hay cây đậu quả không thích hợp cho những hệ thống trồng trọt này.

10
Một nhược điểm khác đối với phương pháp thủy canh bấc là giá thể dễ bị tích
tụ chất dinh dưỡng độc hại cho cây trồng theo thời gian.

2. Hệ thống thuỷ canh tĩnh


Ưu điểm
 Phương pháp này không phải làm đất, nhổ cỏ, tưới nước hay bón phân nên
giảm thiểu sức lao động ở mức tối đa.
 Chúng ta có
dưỡng chất
nên năng suất
cao hơn nhiều
lần so với
phương pháp
truyền thống.
 Các dụng cụ
không sử dụng
đến hóa chất
và ít sâu bệnh hơn
Nhược điểm:
 Trồng rau thủy canh tĩnh thường phải đầu tư thùng chứa lớn nên sẽ tiêu tốn rất
nhiều diện tích trồng.
 Phương pháp này khiến cây không có sự trao đổi không khí với bên ngoài nên
dễ thiếu hụt lượng oxi trong nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cây
bị thối rễ và chết.
 Khi môi trường xung quanh ẩm ướt sẽ dễ xuất hiện các loài bọ gậy trong nước.
Điều này khiến cây khó sinh trưởng tốt và chậm lớn.
 Cây rau trồng thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho rêu
bám xung quanh thành thùng chứa. Nhân tố này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển của cây trồng.
 Ngoài ra, trong các hệ thống nhỏ lượng PH và nồng độ chất dinh dưỡng có thể
dao động mạnh

11
3. Mô hình hệ thống ngập và rút định kỳ

Ưu điểm:
 Không tốn quá nhiều kinh phí.
 Nhỏ gọn.
 Sư dụng dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn.
Nhược điểm:
 Phụ thuộc vào điện và máy bơm.
 Độ pH và EC của dung dịch dinh dưỡng không ổn định vì chúng được
sử dụng nhiều lần qua vồng tuần hoàn.
 Cần điều chỉnh cu kỳ dung dịch theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng.
4 Mô hình hệ thống nhỏ giọt

Ưu điểm:
 Đơn giản
 Hiệu quả
 Linh hoạt

12
Nhược điểm:
 Hay tắc nghẽn đầu phun nhỏ giọt.
 Sự phụ thuộc vào điện so với các hệ thống thủy canh thụ động khác
không yêu cầu bất kỳ bộ phận chuyển động nào

 Xử lý các biến động pH và nồng độ dinh dưỡng trong hệ thống hồi lưu

 Yêu cầu bộ hẹn giờ chu kỳ có độ chính xác cao để phân phối dung dịch
dinh dưỡng chính xác

5. Mô hình hệ thống mà dinh dưỡng

Ưu điểm:

13
 Thuận lợi với cây trồng cạn và đảm bảo độ sạch của thành phẩm.
 Dễ lắp đặt.
 Dòng dinh dưỡng liên tục qua rễ.
 Không yêu cầu chất trồng.
 Thuận lợi trong việc kiểm tra vùng rễ.
Nhươc điểm:
 Chi phí xay dựng cao.
 Nguôn dinh dưỡng phải đủ yêu cầu.
 Cây có rễ lớn khiến hệ thống không hoạt động tốt.

6. Một số loại cây trồng được dùng bằng phương pháp thuỷ canh3

Thuỷ canh với rau xà lách

Thuỷ canh với cải xoăn

14
Thuỷ canh với dưa leo

Thuỷ canh với cà chua

Thuỷ canh với củ cải

Thuỷ canh với cây ớt

15
Thuỷ canh với rau cần tây

Thuỷ canh với dâu tây

Thuỷ canh với hoa cúc


7. Chính phủ khuyến khích áp dụng thuỷ canh ở một số địa phương
“ Tiền Giang là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng đáng kể về mọi
mặt, đi kèm với sự phát triển đó là sự gia tăng các khu công nghiệp tương ứng
với sự giảm sút diện tích đất canh tác các loại rau màu. Hiện nay, không chỉ ở
Tiền Giang mà tại các tỉnh thuộc khu vực Bắc - Trung - Nam của Việt Nam nói
chung đang phải đối mặt với ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Một số nơi bị ngập úng vào mùa mưa nhưng lại thiếu nước canh tác vào mùa
nắng kèm theo sự xâm nhập mặn làm cho việc sản xuất các loại rau màu gặp
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng
tăng và số lượng người phải nhập viện cấp cứu ngày càng nhiều. Nguyên nhân
được xác định do rau quả có dư lượng đạm nitrate và thuốc bảo vệ thực vật
vượt mức cho phép. Để ứng phó với tình hình phức tạp của biến đổi khí hậu

16
như hiện nay và tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người, một trong
những biện pháp hiệu quả được áp dụng đó là sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt
kết hợp với nhà màng trong canh tác các loại rau (bán thủy canh), hướng đến
một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.”4

Hệ thống trồng rau thủy canh tham gia Techmart 2012

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bùi Trang Việt. (2002). Sinh lý thực vật đại cương phần I dinh dưỡng. Thành
phố Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng. (2006). Giáo trình
Sinh lý thực vật. Hà Nội: Nxb Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội.
- Nguyễn Như Khanh, Cao Phi Bằng. (2016). Sinh lý học thực vật. Tái bản lần
thứ 3. Hà Nội: Nxb Giáo dục Hà Nội.
- Lucena, JJ (1997). Các phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng khoáng của cây
đánh giá tiêu chuẩn. Acta Hortic. 448, 179-192 DOI: 10.17660 /
ActaHortic.1997.448.28
Nhận từ: https://doi.org/10.17660/ActaHortic.1997.448.28.

17
- Trần Nguyễn Vương. (12/2019). 17 Triệu chứng dư và thiếu dinh dưỡng
trong cây thủy canh. Truy cập ngày 20/04/2021 tại:
https://www.thietbithuycanh.vn/17-trieu-chung-du-va-thieu-dinh-duong-trong-
cay-thuy-canh/.
- Viện nghiên cứu rau quả. (04/2019). Một số dấu hiệu nhận biết thiếu/ thừa
dinh dưỡng ở rau thủy canh. Truy cập ngày 20/04/2021 tại:
http://www.favri.org.vn/index.php/vi/tin-tuc/thong-tin-khoa-hoc/906-mot-so-
dau-hieu-nhan-biet-thua-thieu-dinh-duong-o-rau-thuy-canh.

18

You might also like