You are on page 1of 6

Văn hóa sư phạm là cách cư xử, đức tin, tri thức được tiếp nhận tạo nên những

giá trị tốt


đẹp, chuẩn mực trong môi trường học đường.
Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong
quá trình giảng dạy và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm
lý, xây dựng không khí tâm lý thuận lợi, cùng các quá trình tâm lý khác ( chú ý, tư
duy....) có thể tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò, trong nội bộ tập thể học sinh và
trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học.
Văn hóa giao tiếp sư phạm là cung cách ứng xử, giao tiếp, tiếp xúc cao đẹp, có tính mô
phạm giữa giáo viên với học sinh và các thành viên trong môi trường giáo dục theo các
chuẩn mực được thừa nhận.

2.1 Giáo dục văn hóa giao tiếp sư phạm


Nhà trường phải tạo ra “môi trường văn hóa”. Môi trường văn hóa này phải được xây
dựng bởi nhà kiến trúc sư đó chính là nhà giáo dục. Giáo dục là nêu gương mà nêu gương
ở đây là dùng tình người để thức tỉnh tính người trong mỗi con người để làm bật mở cánh
cửa trí tuệ.
Có 3 cách tiếp cận trong giáo dục:
- Tiếp cận nội dung
- Tiếp cận đầu ra
- Tiếp cận phát triển
Trong 3 cách tiếp cận này thì cách thứ 3 xem chương trình là một quá trình quá trình và
giáo dục là sự phát triển
Giáo dục nhằm giải phóng nhân cách để người được giáo dục phát triển tối đa mọi năng
lực tiềm ẩn trong bản thân mỗi người, làm cho con người vượt qua mọi tình huống, thử
thách sẽ gặp trong cuộc đời một cách chủ động, tích cực và sáng tạo.
* Mỗi giáo viên, nhà trường quản lý giáo dục, cán bộ nhân viên nhà trường phải là những
người gương mẫu.

Để xây dựng văn hóa giao tiếp sư phạm, trước hết, mỗi nhà trường, cụ thể là các giáo
viên phải là những người gương mẫu thực sự trong lời ăn tiếng nói, hành động giao tiếp
hàng ngày. Giáo viên là người trực tiếp thực thi nhiệm vụ cao quý “trồng người” cho xã
hội, do đó người giáo viên là một tấm gương trong việc giáo dục tâm hồn cho học sinh
như tôn trọng lẽ phải, tôn sư trọng đạo, nhờ đó mà hình thành sự giao tiếp văn hóa trong
trường học.

Giáo viên không chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy mà còn hướng dẫn cho học sinh cách
ứng xử thanh lịch qua từng lời nói, cử chỉ, hành động của mình. Ngoài ra, qua việc giao
tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không có tâm lý gò bó, áp đặt sẽ giúp học sinh hợp tác
nhiều hơn, thân hiện hơn.

Trong giáo dục, nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. “Tôn sư
trọng đạo” sẽ giảm khi người thầy “có vấn đề”, hay bị đánh giá là có vấn đề. Chỉ cần
khiếm khuyết một trong những vấn đề thuộc về đạo đức, nhâ các của người giáo viên,
hiệu quả của giáo dục sẽ bị giảm sút, thậm chí không có kết quả

Nếu người giáo viên có tư tưởng lệch lạc, tư cách không đứng đắn hoặc thiếu tâm huyết
với nghề, chỉ coi nghề giáo dục là nghề phụ …đều là những điều phản cảm trong giáo
dục.

* Xây dựng văn háo giao tiếp sư phạm cần dựa trên nên tảng của sự yêu thương và tôn
trọng học sinh, tôn trọng con người.

Môi trường giáo dục thì tuyệt đối không tồn tại hành vi bạo hành, sự gian dối và ngôn từ
phản giáo dục; không mắng chửi hay chê bai ngay cả khi học sinh làm sai, bởi chưa biết
hay làm sai thì học sinh mới cần đến trường dể được giáo viên dạy bảo.

Giáo dục liên quan đến con người, đến thế hệ tiếp nối của cả một đất nước vì thế bên
cạnh những yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy thì đòi hỏi ở người
làm công tác giáo dục phải có lòng yêu thương tận tâm, sự tôn trọng để các em nhận biết
giá trị hiện hữu của bản thân, thêm động lực tự tin vươn lên và trưởng thành về mặt nhân
cách.

Khi người lớn thường hay nghiêm khắc, la mắng, cáu giận với trẻ hay học sinh thì chỉ
được một cái lợi duy nhất, đó là “Người lớn thỏa mãn điều mong muốn”- tức dễ dàng
buộc trẻ dừng ngay lại điều chúng ta không muốn trẻ làm. Còn trẻ thì lại “hứng” những
cái hại như: chúng chứng kiến sự mất bình tĩnh của người lớn; từ đó không học được thái
độ bình tĩnh, ôn hòa mà còn ghi khắc thêm vào tiềm thức về cách lớn tiếng, cách quát nạt,
hoặc hành vi bạo lực.

Đi theo cách thức yêu thương, tôn trọng, nhẹ nhàng, chỉ dẫn đần dần là con đường khó
khăn bởi nó rất chậm cho kết quả. Nhưng nó lại tốt cho trẻ nhiều hơn chúng ta tưởng,
nhất là so với việc lấy uy quyền của người lớn bắt trẻ tuân theo. Dù vậy, khó khăn này sẽ
được đền đáp xứng đáng nếu chúng ta hiểu rằng chính thái độ bình tĩnh và cư xử ôn hòa,
bao dung của người lớn đang giúp cho trẻ học được cách thể hiện tình yêu thương, học
được thái độ ôn hòa, sự tôn trọng người khác và lòng tự trọng của chính mình, là cơ sở
của lòng tự tin, từ đó dần hình thành một nhân cách khỏe mạnh, hài hòa ở mai sau.

* Xây dựng văn hóa giao tiếp sư phạm cần giúp học sinh làm chủ các phương tiện giao
tiếp, có được những kỹ năng giao tiếp.

Các phương tiện, hình thức giao tiếp như hệ thống ký hiệu, biểu trung, hành vi phi ngôn
ngữ, ngôn ngữ, nghệ thuật, internet là kết qủa sáng tạo của nhân loại, tạo thành vốn văn
hóa giao tiếp của con người. Càng nắm được các phương tiện này con người càng có khả
năng giao tiếp nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn. Đặc biệt, nhà trường cần quan tâm đến
vai trò của “ngôn ngữ và nghệ thuật” vì “ Nghệ thuật là hình thức cao nhất của hoạt động
giao tiếp”. Giáo dục nghệ thuật không chỉ bồi dưỡng tâm hồn, giúp giáo dục đạo đức hay
tư tưởng mà còn là nội dung, mục tiêu của bản thân giáo dục – bởi giúp mỗi người biết
sáng tạo hay thưởng thức nghệ thuật là giúp họ có thêm một cách tồn tại, một hình thức
để giao tiếp, để sống, để tồn tại và phát triển.
Giáo dục ngôn ngữ cũng vậy. Bên cạnh hành vi phi ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn
ngữ là một tiêu chí quan trọng nói lên trình độ văn hóa giao tiếp của mỗi người. Hiện
nay, sự xuống cấp của văn hóa giao tiếp bộc lộ rõ nhất trong việc sử dụng tiếng Việt. Nói
tục, chủi thề là một chuyện, nhưng quan trọng hơn, một vộ phận khá lớn thanh thiếu niên
không nắm vững tiếng mẹ đẻ, không có khả năng diễn đạt suy nghĩ của mình, từ cách viết
một lá đơn xin phép đơn giản cho đến những văn bản phức tạp. Giáo dục kỹ năng giao
tiếp cần bắt đầu từ kỹ năng nói đúng, viết đúng, rồi nâng dần lên thành nói hay, viết hay.

Giáo dục văn hóa giao tiếp nghĩa là giúp học sinh làm chủ các công cụ và hình thức giao
tiếp cũng như biết ứng xử một cách có văn hóa trong những tình huống khác nhau là
nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Cái chính là giúp
học sinh có khả năng giao tiếp với nhau, mà để có điều đó, ngoài văn hóa giao tiếp, học
sinh phải được giáo dục về tâm lý giao tiếp, lối sống, quan niệm và những phẩm chất như
sự chân thành, cởi mở, không ích kỉ, không khép kín, biết chấp nhận cái khác mình, chấp
nhận đối thoại. Đó mới là “gốc” của sự giao tiếp.

Để học sinh có nền tảng tâm lý và những đức tính nói trên ngoài việc giảng giải, thuyết
phục, giáo dục thì mỗi ngày, trong mỗi bài học, trong từng việc làm, giáo viên và gia đình
phải tạo ra môi trường giao tiếp thuận lợi, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ suy nghĩ,
tâm tư của mình, từ đó có thể giao tiếp với bè bạn, thầy cô giáo. Một không khí bình
đẳng, dân chủ, đầy tình thương và bao dung, một thái độ thân thiện, không áp đặt sẽ là
môi trường giao tiếp tốt đồng thời cũng là môi trường giáo dục lý tưởng.

*** Tóm lại, môi trường văn hóa giao tiếp trong nhà trường chính là môi trường sư
phạm. Để xây dựng văn hóa giao tiếp học đường trong tường phổ thông thì nhà trường
cần xây dựng môi trường giáo dục, trong đó, tất cả mọi người đều cư xử với nhau có văn
hóa theo đúng chuẩn mực đạo đức, nếp sống sư phạm. Giao tiếp sư phạm là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Tính mô phạm và sự chuẩn mực trong lời nói,
cử chỉ, hành động…đều là những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả giáo dục học
sinh. Vì vậy, nhà trường cần đặc biệt chú ý xây dựng phong cách văn hóa giao tiếp cho
đội ngũ giáo viên như sự đầu tư có trọng điểm. Song song đó, cần định hướng về chuẩn
mực giao tiếp có văn hóa cho từng cán bộ - công nhân viên, Ban giám hiệu, phụ huynh
cũng như học sinh. Nếu cho rằng văn hóa là điểm đến cho sự ứng xử của con người thì
xây dựng văn hóa học đường và văn hóa giao tiếp sư phạm nói riêng là trọng trách cần ưu
tiên vì tính tiên phong cũng nhưu sự căn cơ của nó trong quá trình phát triển con người và
phát triển xã hội.

*Tình huống: Bạn là một giáo viên bộ môn. Khi chuyển tiết thì bạn di chuyển đến lớp
sau, nhưng khi đến lớp bạn vẫn còn thấy giáo viên bộ môn trước đó chưa ra khỏi lớp mà
đang đứng la rầy 1 em học sinh đến nổi chưa nhìn thấy bạn thì bạn sẽ làm gì ?

Mình sẽ nói khéo là thầy cô ơi hết giờ rồi ạ, và sau cuối buổi học hoặc nghỉ giải lao mình
sẽ gặp giáo viên đó và nó cô làm vậy là chưa đúng đâu, không nên quát như thế đâu.

Khi giáo viên đó ra khỏi lớp thì bạn đừng nên hỏi các em học sinh đó là lý do tại sao mà
giáo viên ấy lại như vậy. Để khi gặp đồng nghiệp là giáo viên ấy bạn có thể nói là em
không biết lý do gì thầy cô lại như vậy nhưng việc quát nạt các em như thế thì không tốt.

Không nên nói giáo viên đó sai khi trước lớp vì điều đó sẽ khiến cho đồng nghiệp mình
xấu hổ trước các em.

*Tình huống: Khi bạn đang trao đổi với phụ huynh hoặc giáo viên khác thì phía ngoài
cửa hay cách đó không xa có 1 nhóm học sinh đang cười đùa và chửi tục bạn sẽ làm gì ?

*Tình huống: Bạn sẽ làm gì khi có một học sinh nhìn bạn rồi đi ngang qua bạn mà không
chào hỏi gì với bạn ? ( Bình thường tui thấy ở các trường thì học sinh hay chào hỏi giáo
viên và giáo viên gật đầu chào lại á, nó tạo nên nét văn hóa j đó trong học đường á )
TH1: Nếu nhà trường chưa sinh hoạt về cái nét văn hóa sư phạm này thì mình sẽ góp ý vs
nhà trường

TH2: Nếu đầu năm sinh hoạt trường đã có đề cập đến vấn đề này rồi thì bạn sẽ làm j ?

You might also like