You are on page 1of 2

KIỂM TRA 20 PHÚT

Nội dung: Bài 42 + Bài 43

Họ tên HS:……………………………………...........................Lớp:………..

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Câu 1: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nhân tạo?
A. Giọt nước biển. B. Sa mạc. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng ruộng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái?
A. Trong một hệ sinh thái tự nhiên, càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng.
B. Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật).
C. Hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng thấp và năng suất sinh học cao.
D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 3: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật phân giải?
A. Nấm. B. Cây xanh. C. Động vật ăn thực vật. D. Động vật ăn thịt.
Câu 4: Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là
nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan
hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.
B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.
D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.
Câu 5: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi
thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích
phía trước là
A. cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu. B. sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
C. nhái, rắn hổ mang, diều hâu. D. cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.
Câu 6: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác. B. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá.
C. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá. D. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá.
Câu 7: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu
và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. Châu chấu và sâu B. Rắn hổ mang
C. Chim chích và ếch xanh D. Rắn hổ mang và chim chích
Câu 8: Trong chuỗi thức ăn trên cạn khởi đầu bằng cây xanh, mắt xích có sinh khối lớn nhất là sinh vật
A. tiêu thụ bậc một. B. sản xuất. C. tiêu thụ bậc ba. D. tiêu thụ bậc hai.
Câu 9: Lưới thức ăn là
A.nhiều chuỗi thức ăn. B.gồm nhiều loài sinh vật
C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.D. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với
nhau.
Câu 10: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A.giữa thực vật với động vật. B.dinh dưỡng.
C.động vật ăn thịt và con mồi. D.giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 11: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô
thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3.
Câu 12: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.


B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
Câu 13: Trong chuỗi thức ăn cỏ  cá  vịt  trứng vịt  người thì một loài sinh vật bất kỳ có thể được xem là
A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật phân huỷ. D. Mắt xích thức ăn.
Câu 14: Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo
dạng hình tháp do
A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn
phải lớn hơn.
B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ.
C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên
sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần.
D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần.
Câu 15: Trong một quần xã sinh vật gồm các loài sau: Cây gỗ lớn, cây bụi, cây cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại
bàng và hổ. Đại bàng và hổ ăn thú nhỏ, bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá, hổ có thể bắt hươu làm thức ăn, cây
gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Hươu và sâu ăn lá cây đều thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(2) Thú nhỏ, bọ ngựa và hổ đều là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
(3) Nếu sâu bị chết hết thì thú nhỏ và bọ ngựa sẽ bị thiếu thức ăn, không có thức ăn thay thế. S
(4) Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ sẽ tăng nhưng sau đó sẽ giảm về mức cân bằng.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 16: Xét một lưới thức ăn như sau, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.Đ (ADHGEIM)
II. Nếu loài G bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức
ăn.
III. Nếu hệ sinh thái trên bị nhiễm độc thì loài M bị nhiễm chất độc
nặng nhất. Đ
IV. Nếu loài M bị tuyệt diệt thì loài E sẽ tăng số lượng cá thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → cá → vịt → người thì một loài động vật bất kì trong chuỗi có thể được
xem là
A. sinh vật tiêu thụ B. sinh vật dị dưỡng C. sinh vật phân hủy D. sinh vật sản xuất
Câu 18: Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái
nhân tạo.
B. Không có sự có mặt của các chuỗi thức ăn trong bể cá cảnh vì số lượng loài quá ít và thức ăn được bổ sung
từ bên ngoài
C. Nếu số lượng loài trong bể cá cảnh càng nhiều thì độ phức tạp của chuỗi và lưới thức ăn càng ít vì loài đầu
bảng sẽ chi phối các chuỗi khác.
D. Trong một lưới thức ăn ở bể cá cảnh, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
Câu 19: Cho chuỗi thức ăn sau:
Tảo lục đơn bào →Tôm → Cá rô → Chim bói cá
Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng
A. Sinh vật dị dưỡng B. Sinh vật tự dưỡng
C. Sinh vật phân giải chất hữu cơ D. Sinh vật hóa tự dưỡng
Câu 20: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài động vật không xương sống được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
B. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.
C. Sinh vật sản xuất gồm thực vật là chủ yếu và một số vi sinh vật tự dưỡng.
D. Sinh vật tiêu thụ chỉ bao gồm các động vật ăn động vật.

You might also like