You are on page 1of 3

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG MÔN: SINH HỌC LỚP 12


Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức
Mã đề 408
Đề này gồm có 03 trang

Câu 1. Giả sử sự thay đổi sinh khối trong quá trình diễn thế sinh thái của 4 quần xã sinh vật được mô tả ở
các hình 1, 2, 3, 4. Trong 4 hình dưới đây, những hình nào mô tả sinh khối của quần xã trong quá trình diễn
thế nguyên sinh?

A. Hình 3, 4. B. Hình 1, 3. C. Hình 1, 2. D. Hình 2, 4.


Câu 2. Ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
A. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
B. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
C. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
D. Cỏ băng trong và ngoài bãi bồi sông Vônga ra hoa vào hai mùa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.
Câu 3. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp chim ở rừng Bạch Mã. B. Tập hợp sâu ở vườn rau.
C. Tập hợp cá rô phi ở hồ Phú Ninh. D. Tập hợp thú ở rừng Cúc Phương.
Câu 4. Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau:

Biết rằng cá mè hoa là đối tượng chính được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Kết luận nào
sau đây đúng?
A. Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong ao.
B. Cá mương và cá mè hoa thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.
C. Cá măng thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Giảm thực vật phù du sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế.
Câu 5. Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc nhóm quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã sinh vật?
I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường.
II. Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
III. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
IV. Cú và chồn ở trong rừng, chúng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 6. Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với sức chứa của môi trường.
III. Cạnh tranh cùng loài không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
IV. Khi mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 7. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Đột biến gen.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 8. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là
A. hạn hán, mưa bão. B. mưa bão, lũ lụt.
C. lũ lụt, hạn hán. D. cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
Mã đề 408 Trang 1/3
Câu 9. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Hồ nuôi cá. B. Đồng ruộng. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Rừng trồng.
Câu 10. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
A. kích thước của quần thể. B. tỉ lệ giới tính.
C. mật độ cá thể của quần thể. D. tỉ lệ nhóm tuổi.
Câu 11. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Nhiệt độ. B. Khí O2. C. Hàm lượng nước. D. Cây cỏ.
Câu 12. Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu
A. các chất khoáng. B. nước. C. ánh sáng. D. không khí.
Câu 13. Nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái là
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân giải. C. đất. D. sinh vật tiêu thụ.
Câu 14. Trong một ao tự nhiên, người ta đếm được có tất cả 300 con cá rô phi. Số liệu trên cho biết về đặc
trưng nào sau đây của quần thể?
A. Kích thước quần thể. B. Thành phần nhóm tuổi.
C. Sự phân bố cá thể. D. Mật độ cá thể.
Câu 15. Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài
A là 2n = 14, của loài B là 2n = 16 và của loài C là 2n = 18. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội
hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST
của loài E có bao nhiêu NST?
A. 39. B. 48. C. 34. D. 30.
Câu 16. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không
thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách li sinh sản nào sau đây của sinh vật?
A. Cách li cơ học. B. Cách li nơi ở (sinh cảnh).
C. Cách li tập tính. D. Cách li thời gian (mùa vụ).
Câu 17. Trật tự nào sau đây đúng về các giai đoạn trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất?
I. Tiến hóa sinh học. II. Tiến hóa hóa học. III. Tiến hóa tiền sinh học.
A. III → I →II. B. II → I →III . C. II → III →I. D. I → III →II.
Câu 18. Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý mang đặc điểm nào sau đây?
A. Xảy ra với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn.
B. Không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly.
C. Thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
D. Xảy ra chủ yếu ở động vật và thực vật bậc cao.
Câu 19. Quần thể là một tập hợp cá thể
A. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
B. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
C. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng
sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 20. Mức độ giống nhau về ADN giữa người và các loài thuộc bộ Khỉ như sau:
Loài Vượn Gibbon Tinh tinh Khỉ Rhesut Khỉ Vervet
%ADN 94,7% 97,6% 91,1% 90,5%
Căn cứ vào tỉ lệ này, loài có quan hệ họ hàng xa nhất với loài người là
A. Khỉ Vervet. B. Vượn Gibbon. C. Khỉ Rhesut. D. Tinh tinh.
Câu 21. Theo quan niệm Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. giao tử. B. quần thể. C. cá thể. D. NST.
Câu 22. Khi nói về diễn thế sinh thái, đặc điểm nào sau đây chỉ có ở diễn thế thứ sinh?
A. Có thể độ đa dạng của quần xã giảm dần trong quá trình diễn thế.
B. Nguyên nhân gây diễn thế có thể là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
C. Kết quả diễn thế có thể hình thành quần xã ổn định tương đối.
D. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của điều kiện môi trường.
Câu 23. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây
sống riêng rẽ thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
A. Cộng sinh. B. Hỗ trợ cùng loài.
C. Hỗ trợ khác loài. D. Cạnh tranh cùng loài.

Mã đề 408 Trang 2/3


Câu 24. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong
chuỗi thức ăn này, loài nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4?
A. Diều hâu. B. Sâu ăn lá ngô. C. Rắn hổ mang. D. Nhái.
Câu 25. Một quần xã ổn định thường có đặc điểm nào sau đây?
A. Số lượng loài ít và số cá thể của mỗi loài thấp.
B. Số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.
C. Số lượng loài ít và số cá thể của mỗi loài cao.
D. Số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài cao.
Câu 26. Kiểu phân bố nào sau đây có ý nghĩa giúp các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau chống lại các điều
kiện bất lợi của môi trường?
A. Phân bố theo chiều thẳng đứng. B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố đồng đều. D. Phân bố theo nhóm.
Câu 27. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây định hướng quá trình tiến hóa?
A. Dị - nhập gen. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 28. Kích thước của quần thể M được minh họa ở hình
ảnh bên. Nếu kích thước của quần thể M lớn hơn giá trị (a)
và nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi
cá thể trong quần thể thì xu hướng của quần thể M thường
dẫn đến làm tăng mức
A. sinh sản.
B. hỗ trợ.
C. cạnh tranh.
D. nhập cư.
Câu 29. Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật nhưng chưa gây chết
được gọi là
A. khoảng chống chịu. B. giới hạn sinh thái.
C. khoảng thuận lợi. D. khoảng gây chết.
Câu 30. Giả sử trong một khu rừng rộng 5 ha có một quần thể của loài Y gồm 50 con thì mật độ cá thể của
quần thể này là bao nhiêu?
A. 2 con/ha. B. 5 con/ha. C. 10 con/ha. D. 0,1 con/ha.

------ HẾT ------

Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………… SBD: …………………

Mã đề 408 Trang 3/3

You might also like