You are on page 1of 3

ĐỀ SỐ 2

A. SINH HỌC VI SINH VẬT


Câu 1: HNA19-Khi một enzim có mặt ở một loài vi khuẩn, thì con đường chuyển hoá mà enzim đó tham gia
thường tồn tại trong loài vi khuẩn này. Bảng 1.1 là tên enzim và phản ứng mà enzim xúc tác được sử dụng làm
chỉ thị cho sự xuất hiện của các con đường chuyển hóa mà nó tham gia. Bảng 1.2 thể hiện sự có mặt hay vắng
mặt của một số enzim ở bốn loài vi khuẩn khác nhau 1,2, 3 và 4.
Bảng 1.1. Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng
Tên enzim Phản ứng xúc tác
Lactat đêhiđrôgenaza (LDH) Axit piruvic + NADH → axit lactic 4- NAD+
Alcohol đêhiđrôgenaza (ADH) Axêtanđêhit 4- NADH → Êtanol + NAD+
Xitôcrôm C oxidaza Vận chuyển electron từ xitôcrôm C tới xitôcrôm a
ATP sintetaza Vận chuyển H+ qua màng tạo ATP từ ADP và Pi
Phức hợp Pyruvate dehydrogenase Xúc tác gắn CoASH với Axit pyruvic để tạo acetyl-CoA

Bảng 1.2. Sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của mỗi loại enzim trong từng loài vi khuẩn
Tên enzim
Loài vi
khuẩn Xitôcrôm c ATP Phức hợp Pyruvate
LDH ADH oxidaza dehydrogenase
sintetaza
Loài 1 - + - + -
Loài 2 + - - + -
Loài 3 + - + + -
Loài 4 - + + + +
Hãy cho biết:
a) Loài vi khuẩn nào không thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải thích.
b) Các sản phẩm chính mỗi loài vi khuẩn tạo ra sau quá trình chuyển hóa glucozo.
c) Các loài trên sẽ phát triển như nào nếu như bổ sung oxi phân tử vào môi trường.
Câu 2:
a) Phân biệt tế bào limpho B và tế bào limpho T về nơi biệt hóa, protein tiết ra và vai trò trong đáp ứng
miễn dịch.
b) Khi các tế bào hệ miễn dịch bị mất chức năng sẽ gây ra những hệ quả dự đoán trước. Hãy cho biết các
phát biểu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy giải thích?
(1) Mất tế bào T chỉ suy giảm miễn dịch tế bào mà không suy giảm miễn dịch thể dịch.
(2) Mất tế bào T không ảnh hưởng đến sự mẫn cảm với virut, nấm, không tăng sinh khối u.
(3) Mất tế bào T khả năng thực bào vẫn xảy ra.
(4) Mất tế bào B không cản trở sự hình thành IFN.
(5) Mất tế bào B gây tăng tính mẫn cảm đối với sự nhiễm trùng do vi khuẩn.
B. DI TRUYỀN HỌC
Câu 3:
a) Các ARNt có chứa các nucleotit khác thường được hình thành sau quá trình phiên mã. Những quá trình
nào ảnh hưởng đến sự thay đổi đó?
b) Nêu vai trò của nhóm hydroxyl tại vị trí 2' trong đường ribose của ARN?
Câu 4:
a) Cơ chế gây đột biến tự phát? Tại sao tần số đột biến tự phát lại thấp?
b) Các thể đột biến 1,2,3 được lai với các chủng có mất đoạn a và b, người ta chọn được một số thể tái tổ
hợp kiểu dại. Dựa trên kết quả dưới đây, hãy xác định vị trí của mỗi đột biến (+ thể tái tổ hợp kiểu dại; - thể tái
tổ hợp đột biến)?
Thể đột biến 1 Thể đột biến 2 Thể đột biến 3
Chủng mất đoạn a + - +
Chủng mất đoạn b - + +
Câu 5:
a) Vì sao cả 2 gen cùng ở một trạng thái khởi động phiên mã nhưng có 1 gen phiên mã nhiều, có 1 gen
phiên mã ít?
b) Tại sao các protein điều hòa như chất ức chế LacI trong Operon Lac nhận biết được các trình tự nucleotide
đặc thù trên ADN, trong khi các protein cấu trúc NST như các histone không thể nhận biết được các trình tự
nucleotit đặc thù và tương tác được với ADN ở bất cứ trình tự nào?
Câu 6: Lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mặt trắng thuần chủng người ta thu được 100%
ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực F1 có mắt đỏ tươi. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người
ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình : 3 số ruồi F2 có mắt đỏ tía, 3 số ruồi F2 có mắt đỏ tươi và 2 số ruồi F2 có
mắt trắng. Biết rằng không có hiện tượng đột biến xảy ra và không có hiện tượng gen gây chết.
Nếu cho các con ruồi mắt đỏ tía ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ ruồi đực mắt trắng thu được đời con là bao nhiêu?

Câu 7: Ở ong, những trứng được thụ tinh nở thành gồm ong thợ và ong chúa, những trứng không được thụ tinh
nở thành ong đực. Gen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen. Gen quy định cánh dài, gen b quy định
cánh ngắn, Hai gen nằm trên một NST thường với khoảng cách 2 gen là 40 cM. Người ta tiến hành cho ong chúa
thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Lấy một
con ong chúa F1 giao phối với ong đực thân xám, cánh ngắn, được F2, biết tỷ lệ thụ tinh là 80%, 100% trứng nở.
Theo lí thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở đời con F2 như thế nào?
Câu 8: Cho gà trống lông sọc, màu xám giao phối với gà mái có cùng kiểu hình. Ở F1 thu được tỉ lệ: 37,5% gà
trống lông sọc, màu xám; 12,5% gà trống lông sọc, màu vàng: 15% gà mái lông sọc, màu xám: 3,75% gà mái
lông trơn, màu xám: 21,25% gà mái lông trơn, màu vàng: 10% gà mái lông sọc, màu vàng.
a) Nếu cho gà mái ở thế hệ bố mẹ lai phân tích. Theo lí thuyết, tỉ lệ gà trống lông sọc, màu vàng thu được
là bao nhiêu?
b) Nếu cho gà trống ở thế hệ bố mẹ lại phân tích. Theo lý thuyết, tỉ lệ gà mái lông sọc, màu xám thu được
là bao nhiêu?
Câu 9:
1. Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3 và alen A4; Alen A2 quy định
cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3 và A4; Alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định
cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 32%
con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
a) Nếu chỉ có các cá thể cánh đen giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con số cá thể cánh xám thuần
chủng có tỷ lệ bao nhiêu?
b) Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu
được đời con số cá thể cánh xám thuần chủng có tỷ lệ bao nhiêu?
2. Ở một loài thực vật, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, alen R quy
định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen r quy định quả trắng. Hai cặp gen đó nằm trên hai cặp NST thường khác
nhau. Ở thế hệ F1 cân bằng di truyền, quần thể có 14,25% cây quả tròn, đỏ; 4,75% cây quả tròn, trắng; 60,75%
cây quả dài, đỏ ; 20,25% cây quả dài, trắng. Cho các cây quả tròn, đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ cây quả
dài, trắng thu được ở thế hệ sau là bao nhiêu?
Câu 10: Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân
li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau:
Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu
gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định
nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có hai alen, alen trội là trội hoàn toàn; người số 5 mang alen quy định tóc
thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ.
a) Những người nào trong phả hệ xác định được kiểu gen? Giải thích.
b) Xác suất để cặp vợ chồng 8 - 9 sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn là bao nhiêu?

You might also like