You are on page 1of 11

30 CÂU TRẮC NGHIỆM HÌNH ẢNH

Câu 1: Nghiên cứu tăng trưởng của một quần thể sinh vật trong một khoảng thời gian nhất định, người
ta nhận thấy đường cong tăng trưởng của quần thể có dạng như sau:

Khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất?


A. Có thể loài này có kích thước cơ thể nhỏ, vòng đời ngắn, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm.
B. Nguồn sống của quần thế là vô hạn.
C. Cạnh tranh cùng loài đã thúc đẩy sự tăng trưởng của quần thể một cách nhanh chóng.
D. Tốc độ tăng trưởng của quần thể ở thời gian đầu là cao nhất và giảm dần về sau.
Câu 2: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa hai cây đều có kiểu gen dị hợp các cặp gen. Trong quá
trình giảm phân của hai cây mang lai, người ta thấy một số tế bào giảm phân như hình vẽ bên dưới, các
sự kiện khác diễn ra hoàn toàn bình thường. Tính theo lý thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu
kết luận đúng?
(1) Quá trình giảm phân của hai cây mang lai có thể tạo ra 5 loại giao tử khác
nhau.
(2) Hai cây mang lai có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6.
(3) Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh có thể tạo ra tối
đa 20 kiểu gen khác nhau.
(4) Một số tế bào sinh giao tử của hai cơ thể mang lai xảy ra hiện tượng nhiễm sắc
thể không phân li ở kì sau giảm phân II.
(5) Ớ đời lai có tối đa 4 kiểu gen không mang alen trội.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực
được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1. Các số 1, 2, 3 lần lượt là

A. sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản.
B. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).
C. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).
D. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc. 
Câu 4: Hình ảnh dưới đây mô tả giai đoạn nào của quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân
sơ?

A. Hoạt hóa axit amin. B. Kéo dài.


C. Mở đầu. D. Kết thúc.
Câu 5: Cho hình ảnh sau: 

Một số nhận xét về hình ảnh trên được đưa ra, các em hãy cho biết trong số những nhận xét này có bao
nhiêu nhận xét đúng?
1. Hình ảnh trên diễn tả hiện tượng thoái hóa giống khi cho ngô tự thụ phấn qua các thế hệ.
2. Việc tự thụ phấn qua các thế hệ không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà chỉ làm
thay đổi tần số alen của quần thể.
3. Tự thụ phấn luôn làm quần thể bị thoái hóa.
4. Kết quả của việc tự thụ phấn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
5. Tự thụ phấn làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và
giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
6. Lai giữa các dòng khác nhau là một trong những cách khắc phục hiện tượng thoái hóa giống.
A. 2  B. 3  C. 4  D. 5 
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 6: Đây là hai ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở hai người:
Khẳng định nào sau đây là đúng về hai người mang bộ nhiễm sắc thể này?
A. Cơ chế hình thành hai người trên là do đột biến xảy ra trên nhiễm sắc thể thường.
B. Người thứ nhất mắc hội chứng Tớcnơ, người thứ hai mắc hội chứng Đao.
C. Người thứ hai chắc chắn là nữ có biểu hiện kiểu hình lùn, cổ rụt, không có kinh nguyệt, trí tuệ
thấp.
D. Cả hai người đều là thể đột biến của đột biến lệch bội.
Câu 7: Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể.

Một số nhận xét được đưa ra như sau:


1. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố
ngẫu nhiên.
2. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều
trong môi trường.
3. Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói
đến ở hình 1.
4. Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong
môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
5. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
6. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
7. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở
hình 3.
8. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi
trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
Cho biết những phát biểu nào sai?
A. 1,4,8 B. 1,2,7 C. 3,5,6 D. 2,4,7
Câu 8: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
II. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
III. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
V. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B

Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Sinh vật sản xuất ở tháp A có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.
B. A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn.
C. Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp
lên bậc dinh dưỡng cao.
D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ gồm một loài sinh vật.
Câu 10: Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể
mèo rừng Canada (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể
thỏ là biến động không theo chu kì còn của
quần thể mèo rừng Canada là biến động theo
chu kì.
II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần
thể mèo rừng Canada phụ thuộc vào sự tăng
hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ.
III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần
thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số
lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canada.
IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích
thước quần thể mèo rừng Canada.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Quan sát sơ đồ sau đây:

Phát biểu nào sau đây sai về quá trình trên


A. Đây là quá trình tổng hợp ARN
B. Quá trình này không sử dụng nucleotit loại Timin của môi trường
C. Có sự liên kết bổ sung giữa A – U và ngược lại.
D. RNA polymerase vừa tổng hợp mạch mới vừa tháo xoắn.
Câu 12. Quan sát hình ảnh sau:

Một số nhận định được đưa ra về hình ảnh trên, các em hãy cho biết có bao nhiêu nhận định không
đúng?
(1) Hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.
(2) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá
trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó enzim ARN polimeraza bám vào và khởi
đầu phiên mã.
(4) Gen điều hoà R nằm trong opêron Lac khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế.
(5) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen cấu trúc đều diễn ra trong tế bào chất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 13. Bệnh máu không đông (Máu khó đông) hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu (Hemophilia) là một
rối loạn hiếm gặp trong đó máu của người bệnh không đông máu như bình thường vì do thiếu yếu tố
đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Nếu mắc bệnh máu không đông, người bệnh có thể bị
chảy máu trong thời gian dài, khó cầm máu hơn sau khi bị chấn thương so với người bình thường.

Người phụ nữ mang gen bệnh sẽ không biểu hiện ra bên ngoài nên vẫn có kiểu hình bình thường.
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Gen gây bênh máu khó đông là gen lặn, nằm trên NST giới tính X
II. Một người bị bệnh máu khó đông có bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại của họ bị bệnh
máu khó đông. Khả năng để người em trai của người đó cũng bị bệnh máu khó đông là 50%.
III. Anh Vũ có bố bị máu khó đông, khi lập gia đình, Vũ lo rằng các con của mình có thể bị bệnh.
Trường hợp để những người con của Vũ chắc chắn không bị bệnh thì Vũ sinh toàn con trai.
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 14: Operon lac ở E. coli: Điều hoà tổng hợp các enzyme cảm ứng. E. coli sử dụng ba enzyme để
tiếp thu và chuyển hoá lactose. Các gene mã hoá cho ba enzyme này tập trung thành nhóm trong
operon lac. Một gene trong số đó, gene lacZ, mã hoá cho B-galactosidase là enzyme xúc tác phản ứng
thuỷ phân lactose thành glucose và galactose.
Gene thứ hai, lacY, mã hoá cho permease là protein màng sinh chất có chức năng vận chuyển lactose
vào trong tế bào. Gene thứ ba, lacA, mã hoá cho một enzyme có tên là acetylase có chức năng trong
chuyển hoá lactose nhưng còn chưa biết rõ. Gene mã hoá cho protein ức chế operon lac, gọi là gene
điều hòa, ở gần gene operon lac.

Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 5 chủng đột biến


Chủng 1. Đột biến ở vùng khởi động làm gen điều hòa R không phiên mã.
Chủng 2. Gen điều hòa R đột biến làm prôtêin do gen này tông hợp mất chức năng,
Chủng 3. Đột biến ở vùng khởi động của opreron Lac làm mất chức năng vùng này
Chủng 4. Đột biến ở vùng vận hành của opreron Lac làm mất chức năng vùng này,
Chủng 5. Gen cấu trúc Z đột biến làm prôtêin do gen này quy định mất chức năng,
Các chủng đột biến có operon Lac luôn hoạt động trong môi trường có hoặc không có lactôzơ là
A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 5.
Câu 15: Cho hình ảnh sau:

Biết rằng, một số gen có quá trình ghép nối thay đổi, tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền
mARN ban đầu. Ví dụ một tiền mARN có trình tự “Exon 1- intron 1- êxôn 2 – intron 2 – êxôn 3”, có
thể có hai kiểu ghép nối. Kiểu 1: Tiền mARN bị cắt hai intron và nối ba êxôn lại. Kiểu 2: Tiền mARN
bị cắt trình tự đầu 5’ của intron 1, nối với nhánh A của intron 2, loại bỏ “intron 1- êxôn 2 - intron 2”,
tạo mARN trưởng thành ngắn hơn.
Số Phát biểu nào sau đây sai:
A. Đây là quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực
B. mARN trưởng thành được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin
C. Sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong tế bào chất
D. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân
Câu 16: Quan sát hình 37.2 dưới đây em hãy cho biết, phát biểu nào sai khi nói về cấu trúc tuổi của
quần thể cá?

Cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau
A. Biểu đồ (A) thể hiện quần thể bị đánh bắt quá mức.
B. Biểu đồ (B) thể hiện quần thể bị đánh bắt ở mức độ vừa phải.
C. Biểu đồ (C) thể hiện quần thể bị đánh bắt ít.
D. Quần thể ở biểu đồ (C) đang có tốc độ tăng trường kích thước quần thể nhanh nhất.
Câu 17: Xét 1 cơ thể đực lưỡng bội có n cặp nhiễm sắc thể, trên mỗi nhiễm sắc thể xét 1 gen có hai
alen, tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử. Hình vẽ sau mô tả 1 tế bào của cơ thể đang thực hiện
quá trình phân bào. Biết rằng quá trình này không xảy ra đột biến.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài là 2n = 8.
(2) Loài có tối đa 81 kiểu gen.
(3) Loài có tối đa 24 kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen.
(4) Kết thúc quá trình trên thu được các loại tế bào con với tỉ lệ 3: 3: 1: 1. Tối thiểu có 4 tế bào mẹ đã
tham gia quá trình phân bào trên
A. 3. B. 4.  C. 2.  D. 1.
Câu18: Có bao nhiêu nhận xét đúng với hình ảnh sau?

1. Có thể sử dụng phương pháp sử dụng enzyme hoặc vi phẫu để loại bỏ thành xenlulozo.
2. Đây là phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.
3. Tạo được con lai mang 2 bộ NST khác nhau của 2 loài.
4. Con lai Pomato không có khả năng sinh sản hữu tính.
5. Muốn cho con lai Pomato có khả năng sinh sản hữu tính cần sử dụng consixin trong quá trình lai.
6. Phương pháp này loại bỏ giới hạn về loài, cách li về sinh sản.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: Hình vẽ sau mô tả 2 cặp NST thường đã nhân đôi trong
giảm phân. Các alen của 3 gen A, B và C được kí hiệu bên dưới.

Khi kết thúc giảm phân, loại giao tử nào trong các loại giao tử sau chiếm tỉ lệ nhỏ nhất nhất?
A. A1 B2 C1. B. A2 B1 C1. C. A1 B2 C2. D. A1 B1 C2.
Câu 20: Sơ đồ sau mô tả mô hình cấu trúc của operon Lạc của vi khuẩn E.coli. Theo lý thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Nếu gen điều hòa nhân đôi 4 lần thì gen A cũng nhân đôi 4 lần.
II. Nếu gen gen điều hòa tạo ra 6 phân tử mARN thì gen Z cũng tạo ra 6 phân tử mARN.
III. Nếu gen A nhân đôi 1 lần thì gen Z cũng nhân đôi 1 lần.
IV. Quá trình phiên mã của gen Y nếu có bazơ nitơ dạng hiếm thì có thể phát sinh đột biến gen.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 21: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa của một đơn vị nhân đôi như hình vẽ (trong đó O là điểm
khởi đầu sao chép, I – II – III – IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Trong các phát biểu dưới đây, có
bao nhiêu phát biểu đúng? 
I. Đoạn mạch I được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục.
II. Đoạn mạch II được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn.
III. Đoạn mạch III làm khuôn, mạch mới được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki.
IV. Đoạn mạch IV làm khuôn, mạch mới được tổng hợp cần một đoạn mồi. 
A. 2.  B. 4.  C. 3.  D. 1.
Câu 22: Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Gene đã bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotide X-G bằng cặp T-A.
B. Mã di truyền từ bộ ba đột biến trở về sau sẽ bị thay đổi.
C. Dạng đột biến gene này được gọi là đột biến dịch khung.
D. Đột biến đã xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ 3 của gene.
Câu 23: Cho hình vẽ về đột biến gen ở lục lạp tạo thể khảm:
Nhận xét nào dưới đây là không hợp lí?
A. Toàn cây hóa trắng do không tổng hợp chất diệp lục.
B. Một tế bào mang đột biến sẽ có hai loại lục lạp xanh và trắng
C. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện
màu trắng của lá cây.
D. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp
thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện
tượng lá có đốm xanh, đốm trắng.
Câu 24: Quan sát hình mô tả cấu trúc của mARN, tARN,
rARN và cho biết có bao nhiêu câu trả lời không đúng.
(1) Các số (1), (2) và (3) trên hình vẽ tương ứng với các nội
dung: liên kết hiđrô, côđon và anticôđon.
(2) Ở hình trên, tARN làm nhiệm vụ vận chuyển các axit amin
và mang anticôđon 5’UAX3’.
(3) mARN có cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn cho quá trình
phiên mã và mang bộ ba mở đầu là 3’GUA5’.
(4) tARN có 3 thùy tròn nên chỉ có thể mang tối đa 3 axit amin
cho 1 lần tới ribôxôm.
(5) Axit amin gắn ở đầu 3'– OH của tARN này là Mêtiônin hoặc
fMet.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 25: Phát biểu đúng với các thông tin trên hình sau
là:
A. số loại giao tử tối đa của cặp NST này là 4.
B. mỗi gen trên cặp NST này đều có 2 trạng thái.
C. cặp NST này có 6 lôcut gen.
D. có 2 nhóm gen liên kết là PaB và Pab
Câu 26: Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình
phân bào từ 1 tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài. Biết rằng nếu có
xảy ra đột biến thì chỉ xảy ra một lần trong suốt quá trình phân bào. Cho các phát biểu sau đây: 

I. Tế bào A chứa tối thiểu 4 cặp gen dị hợp. 


II. Bộ nhiễm sắc thể của loài là 2n = 8.
III. Tế bào A có trao đổi chéo trong giảm phân I. 
IV. Tế bào A tạo ra tối đa là 3 loại giao tử về các gen đang xét.
Số phát biểu đúng là 
A. 2.  B. 3.  C. 4. D. 1.
Câu 27. Nai và bò rừng là hai loài ăn cỏ sống trong cùng một khu vực. Hình bên mô tả những thay
đổi về số lượng cá thể trong quần thể của hai loài này trước và sau khi những con chó sói (loài ăn
thịt) du nhập vào môi trường sống của chúng.

Dựa trên các thông tin có trong đổ thị kể trên, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không
chính xác?
A. Sự xuất hiện của chó sói có ảnh hưởng rõ rệt đến sự biến động kích thước quần thể nai.
B. Trong giai đoạn không có chó sói, nai và bò rừng có mối quan hệ hỗ trợ nên số lượng cùng gia
tăng.
C. Sau khi xuất hiện chó sói, lượng nai suy giảm làm giảm áp lực cạnh tranh lên quần thể bò rừng và
làm quân thể loài này tăng kích thước.
D. Khi không có sinh vật ăn thịt, tiềm năng sinh học
của quần thể nai lớn hơn của bò nên kích thước quần thể
nai luôn cao hơn bò.
Câu 28.
Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình săn mồi của một con diều dâu trong 3 tháng ở một quần thể chuột. Sự
thay đổi trong quần thể chuột có thể được giải thích hợp lý bằng
A. phiêu bạt di truyền. B. đột biến gen.
C. chọn lọc tự nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 29: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng cơ chế tái bản ADN của sinh vật nhân thực?

Câu 30: Câu 10: Ở một loài vi khuẩn, trên phân tử ADN nằm ở vùng nhân, xét các gen H, K, R, P, O,
E, F, G. Trong đó các gen cấu trúc E, F, G thuộc cùng 1 operon với vùng P
(promoter) và O (operator) chịu sự điều khiển của gen R. Trong số các nhận xét
được cho dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Các gen E, F, G được phiên mã sẽ tạo ra 3 loại mARN khác nhau.
II. Các gen E, F, G có số lần nhân đôi giống nhau và số lần phiên mã khác nhau.
III. Gen R có số lần nhân đôi nhiều hơn số lần nhân đôi của gen E.
IV. Số lần phiên mã của gen R nhiều hơn gen G.
V. Gen H và K có số lần phiên mã bằng nhau và số lần nhân đôi khác nhau.
VI. Khi gen H phiên mã 5 lần thì gen F cũng phiên mã 5 lần.
A. 0. B. 1. C. 3. D. 2.

You might also like