You are on page 1of 4

ÔN TẬP KTGKII MÔN KHTN KHỐI 6

TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Câu 2. Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
A.Nấm bụng dê. B. Nấm mốc. C. Nấm men. D. Nấm hương.
Câu 3. Nấm dùng làm dược phẩm là:
A.Nấm rơm B.Nấm hương C. Nấm mộc nhĩ D. Nấm đông trùng hạ thảo
Câu 4. Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?
A.Cây vạn tuế B. Cây bưởi C. Cây rêu D.Cây thông
Câu 5. Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?
A.Vi khuẩn. B. Nguyên sinh vật. C. Virus. D. Nấm men.
Câu 6. Bệnh không do nấm gây nên là
A. hắc lào. B. gút. C. lang ben. D. nấm móng tay.
Câu 7. Rêu thường sống ở
A. dưới nước. B. nơi ẩm ướt.
C. nơi khô hạn. D. môi trường không khí.
Câu 8. Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?
A. Rêu B. Dương xỉ C. Hạt kín D. Hạt trần
Câu 9. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là
A. cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế.
B. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
C. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
D. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
Câu 10. Cây xương rồng thuộc nhóm thực vật:
A. Rêu B. Dương xỉ C. Hạt kín D. Hạt trần
Câu 11. Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp bò sát?
A. Thằn lằn, rắn, cá sấu, ba ba. B. Rùa, rắn, cá sấu, cóc nhà.
C. Ba ba, rùa, cá sấu, thỏ. D. Thằn lằn, rắn, cá voi, rùa.
Câu 12. Cá heo thuộc nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá. B. Lưỡng cư. C. Thú. D.Bò sát.
Câu 13. Loài giun có lợi là
A. giun đũa. B. giun đất. C. giun kim. D. sán dây.
Câu 14. Động vật nào dưới đây thuộc lớp lưỡng cư?
A. Cá chép. B. Cá mè. C. Cá cóc Tam đảo. D. Cá sấu.
Câu 15. Nhóm động vật không xương sống là
A. tôm, cua, mực. B. rùa, cá rô phi, chuột.
C. bươm bướm, cua, rắn. D. rắn, chim, cá heo.
Câu 16. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng là:
A. có màu sắc rất sặc sỡ. B. sống quanh các gốc cây.
C. tỏa ra mùi hương quyến rũ. D. Có kích thước rất lớn.
Câu 17. Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A.Mặt trên của lá. B. Mặt dưới của lá. C.Thân cây. D.Rễ cây.
Câu 18. Cây dưa leo thuộc nhóm thực vật:
B. Rêu B. Dương xỉ C. Hạt trần D. Hạt kín
Câu 19. Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A.Rừng ôn đới. B. Rừng mưa nhiệt đới. C.Hoang mạc. D. Đài nguyên.
Câu 20. Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim,Thú.
B. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú.
C. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
D. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim,Thú.
Câu 21. Những dụng cụ nào sau đây cần phải được chuẩn bị trước khi quan sát sinh vật
ngoài thiên nhiên?
A. Máy ảnh, giấy, bút.
B. Máy ảnh, dao, kéo.
C. Ống nhòm, dao, kéo.
D. Máy ảnh, ống nhòm, giấy.
Câu 22. Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính
nào sau đây?
A.Kính hiển vi. B. Kính thiên văn. C. Kính hồng ngoại D. Kính lúp cầm tay.
Câu 23. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc.
B. Rừng ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Đài nguyên.
Câu 24. Loài giun có lợi là
A. giun đất. B. giun đũa. C. giun kim. D. sán dây.
Câu 25. Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Sóc đen Côn Đảo.
B. Cá heo.
C. Rắn lục mũi hếch.
D. Gà lôi lam đuôi trắng.
Câu 26. Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không
xương sống và Động vật có xương sống?
A. Bộ xương ngoài.
B. Lớp vỏ.
C. Xương cột sống.
D. Vỏ calcium.
Câu 27. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm Cá.
B. Nhóm Chân khớp.
C. Nhóm Giun.
D. Nhóm Ruột khoang.
Câu 28. Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Ruột khoang.
B. Giun.
C. Thân mềm.
D. Chân khớp.
Câu 29. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
C. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
D. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
Câu 30. Dương xỉ sinh sản bằng
A. cách nảy chồi. B. củ. C. bào tử. D. hạt.
Câu 31. Tác hại của một số loài nấm
1) Chứa chất độc, gây ngộ độc cho người và động vật khi ăn phải.
2) Gây bệnh cho người và động vật.
3) Gây hư hỏng thực phẩm, hư hại thiết bị đồ dùng.
4) Phân huỷ xác động vật, thực vật, làm sạch môi trường.
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 32. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
Câu 1. Em hãy vai trò của đa dạng sinh học?
Gợi ý: Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người.
Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn
gió, điều hoà khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như:
lương thực, thực phẩm, dược liệu, ...
Câu 2. Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
Gợi ý:
– Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
– Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
– Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý
hiếm.
– Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
– Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Câu 3. Quan sát hình bên:
a) Em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên?
b) Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn ở hình bên nếu số lượng loài cỏ bị
giảm đi đáng kể?

Gợi ý:
a. Trong tự nhiên, thực vật là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác.
- Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật.
- Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không
khí, điều hòa khí hậu.
b)
_ Nếu số lượng loài cỏ giảm đi đáng kể, số lượng châu chấu cũng giảm đi đáng kể, dẫn
đến số lượng các sinh vật ở các mắt xích phía sau là ếch, rắn, diều hâu cũng sẽ bị giảm.
Do thiếu thức ăn các sinh vật sẽ đi tìm thức ăn ở nơi khác.
Câu 4. Nêu tác hại của động vật đối với con người?
Gợi ý:
Trong đời sống, động vật là tác nhân gây bệnh,
trung gian truyền bệnh cho con người, thực vật và động vật khác;
gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế địa phương, ...
Câu 5. Em hãy nêu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học?
Gợi ý:
– Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô
thị làm mất môi trường sống của sinh vật.
– Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; sử dụng thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ các nhà máy chưa qua xử lí, từ các hoạt động sống
của con người làm ô nhiễm môi trường.
Câu 6. Tại sao nói: “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?
Gợi ý:
Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ
khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí.
Câu 7. Trong giới động vật:
a) Chuột được xếp vào nhóm nào của động vật có xương sống?
b) Tác hại và biện pháp phòng tránh chuột.
Gợi ý:
a)Chuột được xếp vào nhóm Thú.
b) Tác hại: gặm nhấm làm hư đồ đạc gia đình, phá hại mùa màng, mang mầm bệnh truyền
cho người.
Phòng chống chuột: giữ gìn vệ sinh môi trường; nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng; nuôi mèo diệt
chuột hoặc dùng keo bẫy chuột,…
Câu 8. Dựa vào đặc điển hình dạng cơ thể, động vật không xương sống được chia
thành bao nhiêu nhóm? Kể tên các nhóm động vật không xương sống? Mỗi nhóm
cho một ví dụ?
Gợi ý:
Dựa vào đặc điển hình dạng cơ thể, động vật không xương sống được chia thành 4 nhóm.
Nhóm ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.
Tự cho VD mỗi nhóm.
Câu 9. Dựa vào đặc điển hình dạng cơ thể, động vật có xương sống được chia thành
bao nhiêu nhóm? Kể tên các nhóm động vật có xương sống? Mỗi nhóm cho một ví
dụ?
Gợi ý:
Dựa vào đặc điển hình dạng cơ thể, động vật có xương sống được chia thành 5 nhóm.
Nhóm Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Động vật có vú.
Tự cho VD mỗi nhóm

You might also like