You are on page 1of 2

PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẦU GIẤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI NĂM HỌC 2023 – 2024


ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6
(Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 60 phút
MÃ ĐỀ 600
Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………Lớp: ……….
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Em hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài kiểm tra.
Câu 1. Loại nấm nào dưới đây có dạng cơ thể đơn bào?
A. Nấm hương. B. Nấm linh chi. C. Nấm men. D. Nấm mỡ.
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?
A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
Câu 3. Loại nấm được sử dụng trong sản xuất bia rượu là
A. nấm mốc trắng. B. nấm rơm. C. nấm mốc tương. D. nấm men.
Câu 4. Loại nấm nào dưới đây được dùng làm thức ăn cho con người?
A. nấm đùi gà. B. nấm men. C. nấm mũ tử thần. D. nấm độc đỏ.
Câu 5. Loại nấm được sử dụng làm dược liệu là
A. nấm mũ tử thần. B. nấm linh chi. C. nấm rơm. D. nấm mốc.
Câu 6. Rêu thường sống ở môi trường
A. nước. B. ẩm ướt. C. không khí loãng. D. khô hạn.
Câu 7. Loài thực vật nào dưới đây được xếp vào nhóm hạt kín?
A. Cây bưởi. B. Cây kim giao. C. Rêu tản. D. Cây thông.
Câu 8. Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?
A. Cây dương xỉ. B. Cây phượng. C. Cây chuối. D. Cây lúa.
Câu 9. Cho các cây: (1) lúa, (2) lạc, (3) ngô, (4) đậu tương, (5) khoai lang, (6) ca cao.
Những cây thuộc nhóm cây lương thực là
A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (4). C. (3), (5), (6). D. (1), (4), (6).
Câu 10. Loại cây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát là
A. xà cừ. B. xương rồng. C. phi lao. D. lim.
Câu 11. Cho các cây sau: cần sa, ca cao, cà phê, anh túc, cao su. Những cây bị cấm trồng
và sử dụng tại Việt Nam là
A. ca cao, cà phê. B. cà phê, cao su. C. cần sa, anh túc. D. cần sa, ca
cao. Câu 12. Cho các cây sau: (1) cần tây, (2) sầu riêng, (3) thông, (4) dương xỉ, (5) bí
ngô. Những cây thuộc nhóm thực vật hạt kín là
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (4).
Câu 13. Loài động vật thuộc ngành ruột khoang sống ở môi trường nước ngọt là
A. sứa. B. san hô. C. thủy tức. D. hải quỳ.
Câu 14. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng sự đa dạng về
A. số lượng tế bào của loài, số lượng loài và môi trường sống của chúng.
B. tế bào của loài, loài, cá thể của mỗi loài và môi trường sống của chúng.
C. loài, cá thể của mỗi loài và môi trường sống của chúng.
D. số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài và môi trường sống của chúng.

Mã đề 600 - Trang 01
Câu 15. Vùng nào dưới đây có sự đa dạng sinh học cao nhất?
A. Vùng nhiệt đới. B. Vùng ôn đới. C. Bắc Cực. D. Sa mạc.
Câu 16. Ở Việt Nam, đặc điểm cơ bản nhất giúp tăng sự đa dạng và phong phú của các
loài động vật là do nước ta
A. có địa hình phức tạp. B. có nhiều sông hồ.
C. nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. D. có diện tích rộng.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Nêu vai trò của thực vật đối với đời sống của con người.
Câu 2. (1 điểm) Nối tên nhóm động vật (Hàng A) với tên loài động vật tương ứng (Hàng B).
Hàng A (1) Ruột khoang (2) Giun (3) Thân mềm (4) Chân khớp

a) Trai sông b) Sứa c) Cua đồng d) Giun đất e) Ếch xanh


Hàng B

Câu 3. (1 điểm) Nêu các đặc điểm nhận biết của lớp Cá. Đưa ra năm loài động vật thuộc lớp Cá.
Câu 4. (1 điểm) Cho các cây trong hình dưới đây:
Cây vạn tuế Cây rêu Cây cam Cây dương xỉ

Hãy điền tên các cây trên vào chỗ trống “…” thích hợp trong sơ đồ sau:
THỰC VẬT

KHÔNG CÓ MẠCH DẪN CÓ MẠCH DẪN

(1) ……..……… KHÔNG CÓ HẠT CÓ HẠT

(2) …………… KHÔNG CÓ HOA CÓ HOA

(3) …………... (4) ..……


Câu 5. (1 điểm) Xây dựng khoá lưỡng phân để nhận biết các loài động vật sau: mực, nhện,
chim bồ câu, mèo.
Câu 6. (1 điểm) Cho phát biểu sau: “Một số động vật có xương sống thuộc lớp Bò sát, lớp
Chim và lớp Thú được coi là bạn của nhà nông”. Em hãy giải thích lời phát biểu trên và lấy
ví dụ minh hoạ.
- HẾT -

Mã đề 600 - Trang

You might also like