You are on page 1of 7

TRƯỜNG THCS MỄ TRÌ Đ CƯƠNG KHTN GIÁ HỌC KÌ I

TỔ: TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Câu 1: [NB] Các loài thực vật nào dưới đây gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người?
A. Cây trúc đào, cây đinh lăng, cây xoan.
B. Cây trúc đào, cây thuốc phiện, cây cà độc dược.
C. Cây thuốc phiến, cây thuốc lá, cây lim.
D. Cây cà chua, cây trúc đào, cây anh túc.
Câu 2: [NB] Quá trình quang hợp của cây xanh đã thải ra khí nào có lợi cho con người và tự
nhiên?
A. Oxygen B. Carbon dioxide C. Nitrogen. D. Neon.
Câu 3: [NB] Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
C. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Câu 4: [NB] Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn                 B. Ngăn biến đổi khí hậu
C. Cung cấp thức ăn, nơi ở           D. Giữ đất, giữ nước     
Câu 5: [NB] Đâu là nguyên nhân quá trình hình thành nước ngầm trong các rừng cây?
A. Trời mưa nhiều, lượng nước mưa dư thừa
B. Hơi nước nhiều, độ ẩm không khí cao
C. Rễ và gốc cây cản, giữ nước khi trời mưa
D. Không có sự tiêu thụ nước mưa từ con người
Câu 6: [NB] Thực vật là nơi ở của nào động vật nào dưới đây?
A. Con mèo           B. Con trâu           
C. Con chim sâu           D. Con voi 
Câu 7: [NB] Loài thực vật nào dưới đây có rễ giả?
A. Rêu B. Dương xỉ C. Pơ mu D. Bưởi
Câu 8: [NB] Ở dương xỉ không tồn tại cơ quan nào dưới đây ?
A. Bào tử       B. Hạt C. Thân       D. Lá
Câu 9: [NB] Cây nào dưới đây là cây lương thực?
A. Lúa nước. B. Chuối hột. C. Cà chua. D. Dưa hấu.
Câu 10: [NB] Giới động vật được chia thành
A. động vật sống dưới nước, động vật sống trong đất và động vật sống trên mặt đất.
B. động vật có xương sống và động vật không xương sống.
C. động vật kích thước nhỏ và động vật kích thước lớn.
D. động vật nhân sơ và động vật nhân thực.
Câu 11: [NB] San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?
A. Chân khớp                  B. Thân mềm C. Ruột khoang           D. Các ngành Giun
Câu 12: [NB] Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?
A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau
B. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân
C. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi
Câu 13: [NB] Loài nào dưới đây là loài giun kí sinh?
A. Đỉa           B. Giun kim           C. Giun đất        D. Rươi
Câu 14: [NB] Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm                  (4) Ruột khoang
(2) Bò sát                         (5) Chân khớp
(3) Lưỡng cư                   (6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4)                      B. ( 1), (4), (5), (6)  
C. (2), (3), (5), (6)                 D. (2), (3), (4), (6)
Câu 15: [NB] Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?
A. Mực                         B. Ốc sên               C. Sứa         D. Hàu
Câu 16: [NB] Loài chân khớp nào dưới đây có lợi với con người?
A. Ve bò                B. Bọ ngựa           C. Ruồi                  D. Mọt ẩm
Câu 17: [NB] Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
A. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể
C. Các chân phân đốt khớp động
D. Có lớp vỏ cứng bằng đá vôi
Câu 18: [NB] Động vật có xương sống có đặc điểm chung là gì?
A. Di chuyển linh hoạt, kích thước cơ thể lớn.
B. Có bộ xương trong, trong đó xương sống nằm dọc lưng, trong xương sống chứa tủy sống.
C. Cơ thể cứng cáp, quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra nhanh chóng.
D. Kích thước cơ thể nhỏ, có bộ xương trong nằm dọc sống lưng.
Câu 19: [NB] Động vật có xương sống bao gồm:
A. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 20: [NB] Lớp cá sống ở……(1) di chuyển bằng ……….(2) và hô hấp bằng…………(3).
Đẻ ……….(4)
A. (1) Môi trường nước, (2) vây , (3) mang, (4) trứng
B. (1) Môi trường cạn, (2) vây , (3) mang, (4) trứng
C. (1) Môi trường nước, (2) chi , (3) mang, (4) trứng
D. (1) Môi trường nước, (2) vây , (3) mang, (4) con
Câu 21: [NB] Những loài lưỡng cư dùng làm thực phẩm là
A. Cá cóc, ếch đồng, nhái B. Cá cóc, ếch cây, cóc
C.Ếch giun, ếch vàng, ếch đồng D. Ếch vàng, ếch cây, nhái
Câu 22: [NB] Khi nói về đặc điểm chung của lớp Bò sát, phát biểu nào sau đây là sai:
A. Da khô, phủ vảy sừng
B. Hô hấp bằng phổi
C. Bò sát, đẻ trứng
D. Da trần, ẩm ướt
Câu 23: [NB] Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?
A. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh
B. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi
C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng
Câu 24: Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?
A. Là nguồn dược liệu quan trọng.
B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.
C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây công nghiệp.
D. Tiêu diệt các động vật có hại.
Câu 25: [NB] Cơ thể được bao phủ bởi lông mao là đặc điểm của lớp động vật nào sau đây?
A. Lớp Thú. B. Lớp Lưỡng cư.
C. Lớp Bò sát. D. Lớp Chim.
Câu 26: [TH] Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 27: [TH] Tại sao khi trời nắng nóng đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?
A. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước
B. Vì mặt trời không chiếu tới
C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió
D. Vì chúng ta cảm giác đứng ở dưới tán cây sẽ mát hơn
Câu 28: [TH] Để hạn chế thiên tai trong tự nhiên, có bao nhiêu việc làm nào sau đây là đúng?
1.Trồng rừng phủ xanh đồi, núi trọc.
2. Tăng cường buôn bán gỗ rừng.
3. Ban hành luật nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
4. Ngăn chặn các hành vi tác động xấu đến môi trường (chặt phá rừng, sử dụng đất rừng trái
phép,...).
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 29 : [TH] Điểm quan trọng nhất để phân biệt thực vật hạt trần với thực vật hạt kín là :
A. Cách chúng bảo vệ hạt B. Kích thước hạt
C. Hình dáng thân cây D. Hình dáng lá
Câu 30: [TH] Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu ?
A.  Thân có mạch dẫn B. Sinh sản bằng bào tử
C. Có lá thật sự D. Chưa có rễ chính thức
Câu 31: [TH] Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm
động vật có xương sống là?
A.  Không có xương sống.             
B. Hình thái đa dạng.  
C. Kích thước cơ thể lớn.          
D. Sống lâu.
Câu 32: [TH] Động vật và thực vật giống nhau ở điểm nào?
A. Có khả năng di chuyển và cấu tạo từ tế bào
B. Lớn lên và sinh sản
C. Cấu tạo từ tế bào và di chuyển
D. Có khả năng di chuyển, lớn lên, sinh sản.
Câu 33: [TH] Động vật nào sau đây giúp làm tơi xốp, giúp đất thêm màu mỡ trong nông
nghiệp?
A. giun đất B. Giun tóc C. Giun móc câu D. Giun kim
Câu 34: [TH] Giun tròn và giun đốt khác nhau ở đặc điểm:
A. Giun tròn có cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, phân đốt, giun đốt có cơ thể dạng dẹp
B. Giun tròn có cơ thể dạng dẹp, giun đốt có cơ thể dạng ống, thuôn hai đầu, phân đốt
C. Giun tròn có cơ thể dạng ống,phân đốt, giun đốt có cơ thể dạng ống, không phân đốt
D. Giun tròn có cơ thể dạng ống, thuôn hai đầu không phân đốt, giun đốt có cơ thể dài, phân
đốt
Câu 35: [TH] Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm thân mềm B. Nhóm chân khớp
C. Nhóm ruột khoang D. Nhóm giun
Câu 36: [TH] Sắp xếp các lớp động vật : cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú theo thứ tự tiến hóa
dần từ trái qua phải:
A. Cá - bò sát- lưỡng cư – thú – chim
B. Lưỡng cư - bò sát – cá – chim – thú
C. Cá – lưỡng cư – bò sát – chim – thú
D. Bò sát – cá – chim – thú- lưỡng cư
Câu 37: [TH] Động vật nào sau đây không thuộc lớp Chim?
A. Dơi. B. Chim cánh cụt. C. Gà. D. Vịt
Câu 38: [TH] Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?
A. Là nguồn dược liệu quan trọng.
B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.
C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây công nghiệp.
D. Tiêu diệt các động vật có hại.
Câu 39: [TH] Lông của động vật nào dưới đây thường được dùng để làm chăn, đệm?
A. Đà điểu.          B. Cốc đế.          C. Vịt.          D. Diều hâu.
Câu 40: [TH] Con người được xếp vào lớp động vật nào?
A. Lớp Thú. B. Lớp Bò sát. C. Lớp Lưỡng cư. D. Lớp Chim.
Câu 41: [VD] Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?
A. Trồng rừng ngập mặn
B. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch
C. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng
D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên
Câu 42: [VD] Ngành thực vật nào sau đây có cấu tạo cơ thể cao nhất?
A. Hạt kín. B. Hạt trần. C. Dương xỉ. D. Rêu.
Câu 43: [VD] Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng
trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?
A. Ong mật.                B. Bướm.    C. Nhện đỏ.         D. Bọ cạp.
Câu 44: [VD] Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể
A. Có nhiều loài
B. Thần kinh phát triển cao
C. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
D. Có số lượng cá thể lớn
Câu 45: [VD] Em hãy giải thích thuật ngữ : “Lưỡng cư”?
A. Chúng là lớp động vật vừa sống ở nước vừa sống trên cạn
B. Chúng là lớp động vật vừa đẻ con vừa đẻ trứng
C. Chúng là lớp động vật vừa có ích vừa có hại
D. Chúng là lớp động vật vừa ăn động vật vừa ăn thực vật
Câu 46: [VDC] Fomaldehyde là một được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm,
và xốp cách điện… và là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi hít phải sẽ
đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Có thể sử dụng thực vật để hấp thụ lượng
fomaldehyde trong nhà. Hãy xác định tên loài thực vật có thể hấp thụ fomaldehyde.
A. Cây hoa lan                       B. Cây xương rồng          
C. Cây dương xỉ                           D. Cây khoai tây
Câu 47: [VDC] Không thể phân biệt các loài thực vật qua tiêu chí nào sau đây?
A. Số lượng cá thể trong loài.
B. Cơ quan sinh sản.
C. Đặc điểm hệ mạch dẫn.
D. Đặc điểm hình thái.
Câu 48: [VDC] Ngành thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào
sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?
A. Tốc độ di chuyển nhanh
B. Có nọc độc
C. Có lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể
D. Có bộ xương ngoài bằng kiti
Câu 49 : [VDC] Loài côn trùng nào sau đây có khả năng bay “điệu nghệ” nhất?
A. Ong B. Ruồi C. Ve sầu D. Chuồn chuồn
Câu 50: [VDC] Vì sao cá heo được xếp vào lớp thú?
A. Vì chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa
B. Vì chúng đẻ trứng và có lông mao
C. Vì chúng sống dưới nước, đẻ con
D. Vì chúng đẻ trứng, nuôi con bằng sữa

You might also like