You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN: THỰC VẬT DƯỢC (PHẦN: THỰC VẬT BẬC THẤP)

I. PHẦN THỰC VẬT BẬC THẤP


1. Nhiệm vụ của Phân loại học thực vật là:
a. Sắp xếp các thực vật thành từng loại, từng nhóm theo một trật tự tự nhiên từ thấp đến cao
b. Dựa trên các đặc điểm về hình thái để sắp xếp các thực vật thành từng nhóm
c. Dựa trên các đặc điểm về sinh thái để phân chia thành từng nhóm thực vật
d. Xác định được tên khoa học của từng loài thực vật
2. Lịch sử phân loại học thực vật trãi qua các thời kỳ theo trình tự sau:
a. Phân loại nhân tạo → Phân loại tiến hóa → Phân loại kiểu gen
b. Phân loại tự nhiên → Phân loại tiến hóa → Phân loại kiểu gen
c. Phân loại nhân tạo → Phân loại tự nhiên → Phân loại tiến hóa
d. Phân loại nhân tạo → Phân loại tự nhiên → Phân loại kiểu gen
3. Hệ thống phân loại của tác giả nào sau đây được xem là đỉnh cao của Hệ thống phân loại nhân tạo ?
a. Théophraste b. Linnaeus c. De Candolle d. Takhtajan
4. Việc xây dựng Hệ thống phân loại tự nhiên:
a. Chỉ dựa vào một, hai tính chất tùy chọn của mỗi tác giả
b. Dựa vào toàn bộ (hay một số lớn) tính chất của thực vật
c. Dựa trên các dạng Thực vật thống nhất nhau về nguồn gốc
d. Chỉ dựa vào các đặc điểm về hình thái và sinh thái
5. “Phân loại thực vật là phải tập hợp những dạng thực vật thống nhất nhau về nguồn gốc chứ không phải chỉ
giống nhau một cách đơn giản về đại bộ phận tính chất”. Đây là quan điểm của:
a. Linnaeus b. De Candolle c. Lamarck (Lamac) d. Darwin (Đacuyn)
6. Trật tự các bậc phân loại cơ bản trong Hệ thống Sinh giới là:
a. Ngành → Giới → Lớp → Họ → Bộ → Chi → Loài
b. Giới → Ngành → Lớp → Họ → Bộ → Chi → Loài
c. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi → Loài
d. Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi → Loài
7. Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hóa là:
a. Loài b. Chi c. Họ d. Bộ
8. Qui ước cách đặt tên một loài thực vật:
- Từ đầu chỉ tên …(1)… là một danh từ, viết hoa chữ cái đầu tiên
- Từ sau là một tính từ chỉ ….(2)…, không viết hoa
- Sau tên loài là ….(3)…
a. (1): loài, (2): chi, (3): tên khu vực phát hiện ra loài đó đầu tiên
b. (1): chi, (2): loài, (3): tên tác giả công bố loài đó đầu tiên
c. (1): loài, (2): chi, (3): tên tác giả công bố loài đó đầu tiên
d. (1): chi, (2): loài, (3): tên đặc tính chung nhất của loài đó
9. Chlorophyceae là tên của:
a. Một chi Tảo lục b. Một họ Tảo lục c. Một bộ Tảo lục d. Một lớp Tảo lục
 Sử dụng các dữ kiện dưới đây để trả lời các câu hỏi từ số 10 đến số 12
1. Magnoliopsida 3. Mycetes 5. Nostocaceae 7. Bacillariophyta
2. Pteridophyta 4. Lichenes 6. Charales 8. Bangiophyceae
10. Các từ nào nêu trên chỉ ra tên Ngành thực vật ?
a. 1, 8 b. 2, 7 c. 3, 4 d. 5, 6
11. Các từ nào nêu trên chỉ ra tên Lớp thực vật ?
a. 1, 8 b. 2, 7 c. 3, 4 d. 5, 6
12. Từ nào nêu trên chỉ ra tên Lớp Nấm ?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
13. Tên khoa học của một loài phải viết:
a. Nghiên b. Gạch dưới c. Hoa d. Cả a, b và c đều đúng
14. Các phương pháp phân loại Thực vật được sử dụng phổ biến hiện nay là:
a. Phương pháp Tế bào học và Công nghệ Sinh học b. Phương pháp Địa lý học và Cổ Sinh vật học
c. Phương pháp Sinh hóa và Phôi sinh học d. Phương pháp Hình thái học và Giải phẩu học
15. Từ “Tản” để chỉ cơ thể thực vật:
a. Chưa có sự chuyên hóa thành rễ, thân lá b. Đã có sự chuyên hóa thành rễ, thân, lá
c. Đã có mô dẫn truyền (Bó libe - gỗ) d. Có cơ quan sinh sản là bào tử nang
16. Tên khoa học của ngành Vi khuẩn lam là:
a. Nostophyta b. Cyanobacteria c. Bacillariophyta d. Bacteriophyta
17. Các sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm sinh vật tiền nhân ?
a. Vi rút, Vi khuẩn b. Vi rút, Tảo lam c. Vi khuẩn, Tảo lam d. Tảo lam, Địa y
18. Theo sơ đồ 5 giới của Whittaker (1969), hãy cho biết Vi khuẩn lam thuộc giới nào dưới đây ?
a. Monera b. Protista c. Plantae d. Animalia
19. Đặc điểm dưới đây của Tảo lam là không đúng ?
a. Tế bào chưa có nhân thật b. Tản đơn bào, tộc đoàn hay dạng sợi
c. Chưa có hình thức sinh sản hữu tính d. Có lạp, nên có khả năng tự dưỡng
20. Đặc tính cơ bản của Tảo lam là:
a. Tế bào chưa có nhân thật, tản đơn bào/tộc đoàn hay dạng sợi
b. Chưa có hình thức sinh sản hữu tính
c. Có lạp, nên có khả năng quang hợp
d. Chỉ có a, b đúng
21. Chất nguyên sinh trong tế bào Tảo Lam phân biệt ra làm 2 vùng:
a. Vùng ngoài có màu, tập trung các phiến thylakoids, thể ribô … Vùng trong chứa ADN
b. Vùng ngoài có màu, tập trung ADN. Vùng trong tập trung các phiến thylakoids, thể ribô…
c. Cả a, b đều đúng
d. Cả a, b đều sai
22. Trong tản của Tảo lam dạng sợi, tế bào có khả năng cố định đạm trong điều kiện hiếu khí là:
a. Tế bào dinh dưỡng b. Bì bào tử c. Dị bào d. Tế bào đầu sợi
23. Những đặc điểm chính trong cấu tạo của dị bào giúp nó có khả năng cố định đạm trong điều kiện hiếu
khí là:
a. Vách dày (vách đôi), không có hệ thống quang II, không sản xuất ra oxygen trong quang hợp
b. Không có lạp nên không quang hợp được, do đó không sản xuất ra oxygen trong quang hợp
c. Có vách mỏng, có diệp lục tố nên quang hợp được, có nitrogenase trong tế bào
d. Có vách dày, không có lạp nên không quang hợp được, có nitrogenase trong tế bào
24. Tảo lam khác với các Tảo khác ở các đặc điểm sau:
a. Tản có dạng đơn bào, tộc đoàn hay dạng sợi
b. Chưa có lạp, chưa có nhật thật, chưa có sinh sản hữu tính
c. Sống trong nước, trên đất và trên các thực vật khác
d. Sinh sản vô tính bằng bào tử
25. Các chi nào dưới đây của Tảo Lam mà tản của chúng có dị bào ?
a. Aphanocapsa; Chroococcus; Gloeocapsa b. Oscillatoria; Lyngbya; Spirulina
c. Gloeotrichia; Cylindrosermum; Nostoc d. Anabaena; Scytonema; Oscillatoria
26. Các chi nào dưới đây của Tảo Lam mà tản của chúng có dạng sợi hẹp dần về một phía ?
a. Aphanocapsa; Chroococcus; Gloeocapsa b. Oscillatoria; Lyngbya; Spirulina
c. Gloeotrichia; Rivularia; Calothrix d. Anabaena; Scytonema;Oscillatoria
27. Các chi nào dưới đây có tản phân nhánh giả ?
a. Oscillatoria, Spirulina b. Anabaena, Nostoc c. Scytonema, Lyngbya d. Scytonema, Tolypothrix
28. Hình thức sinh sản bằng bào tử tăng trưởng đặc trưng ở ngành Tảo nào:
a. Ngành Tảo Lam b. Ngành Tảo Vàng c. Ngành Tảo Giáp d. Ngành Tảo Silíc
29. Nhóm Tảo nào dưới đây mà cơ thể (tản) của chúng không có dạng đơn bào:
a. Tảo Mắt b. Tảo Silic c. Tảo Nâu d. Tảo Lục
30. Nhóm Tảo nào dưới đây mà cơ thể (tản) của chúng không có dạng đa bào:
a. Tảo Mắt b. Chlorophyta c. Phaeophyta d. Rhodophyta
31. Agar được chiết xuất chủ yếu từ các loài Tảo thuộc ngành Tảo nào ?
a. Ngành Tảo Lam b. Ngành Tảo Đỏ c. Ngành Tảo Nâu d. Ngành Tảo Lục
32. Tảo đơn bào chuyển động bằng 2 roi (một roi nằm ở rãnh ngang và một roi nằm ở rãnh dọc) thuộc
ngành Tảo nào dưới đây:
a. Ngành Tảo Giáp b. Ngành Tảo vàng c. Tảo Silic d. Ngành Tảo Mắt
33. Đặc tính chung của Tảo Silic (Khuê tảo) là:
a. Tản đơn bào, đơn bội (n), có roi b. Tản đa bào, lưỡng bội (2n), có roi
c. Tản đa bào, đơn bội (n), không roi d. Tản đơn bào, lưỡng bội (2n), không roi
34. Tảo Mắt phân biệt với các Tảo lục đơn bào ở chổ:
a. Có roi, chuyển động được b. Có chất dự trữ là Paramylon không bắt màu với iôt
c. Tế bào có điểm mắt màu đỏ d. Có chất dự trữ là tinh bột bắt màu nâu đen với iôt
35. Tảo Đỏ phân biệt với Tảo Lục và Tảo Nâu ở đặc điểm:
a. Luôn có màu đỏ b. Không có diệp lục tố a
c. Có diệp lục tố d d. Chưa chuyên hóa thành rễ, thân, lá
36. Nhóm tảo nào dưới đây là Tảo đỏ và có tản thường bị tẩm vôi:
a. Liagora, Actinotrichia, Amphiroa b. Nostoc, Anabaena, Scytonema
c. Navicula, Chaetoceros, Biddulphia d. Sargassum, Padina, Ectocarpus
37. Nhóm tảo nào dưới đây thuộc ngành Tảo Nâu (Phaeophyta):
a. Liagora, Actinotrichia, Amphiroa b. Nostoc, Anabaena, Scytonema
c. Navicula, Chaetoceros, Biddulphia d. Sargassum, Padina, Ectocarpus
38. Ăn rong biển có thể ngừa được bệnh:
a. Tiểu đường b. Cao huyết áp c. Bứu cổ d. Còi xương
39. Chlamydomonas là chi Tảo lục, có đặc điểm :
a. Đa bào, lưỡng bội b. Đơn bào, đơn bội c. Đa bào, đơn bội d. Đơn bào, lưỡng bội
40. Chi Tảo nào dưới đây thường có hình thức sinh sản theo lối tiếp hợp:
a. Gracilaria b. Spirogyra c. Sargassum d. Nostoc
41. Tản đơn bào, chia làm 2 bán thể, nhân thường nằm giữa 2 bán thể, tản có màu lục… thuộc bộ nào trong
ngành Tảo lục:
a. Desmidiales b. Volvocales c. Chlamydomonadales d. Chlorococales
42. Các chi nào dưới đây thuộc ngành Tảo Mắt và có vỏ bao bên ngoài ?
a. Euglena, Phacus b. Chara, Nitella c. Navicula, Volvox d.Trachelomonas, Strombomonas
43. Cho các dữ kiện sau:
1. Phân nhánh nhiều 3. Có ngoại phần 5. Tử phòng cái lớn hơn tử phòng đực
2. Ít phân nhánh 4. Không có ngoại phần 6. Tử phòng cái nhỏ hơn tử phòng đực
Đặc điểm của chi Chara là:
a. 1, 3, 5 b. 2, 4, 6 c. 1, 4, 6 d. 2, 3, 5
44. Sắc tố đỏ (Phycoerythrin) được tìm thấy trong ngành Tảo nào ?
a. Tảo Lam b. Tảo Đỏ c. Tảo Lam và Tảo Đỏ d. Tảo Đỏ và Tảo Nâu
45. Sự khác biệt giữa Nấm với các ngành Tảo là Nấm:
a. Không có lạp b. Vách tế bào chủ yếu là kitin, glycozamine
c. Sống dị dưỡng d. Cả a, b, c đều đúng
46. Chất dự trữ chủ yếu của Nấm là :
a. Tinh bột b. Lipid c. Glycogen d. Kitin
47. Sắc tố có trong tế bào Nấm chủ yếu là:
a. Chlorophyl b. Quinon c. Phycobilin d. Cả a, b và c đều đúng
48. Sự sinh sản ở Nấm men (Saccharomyces):
a. Chỉ có sinh sản sinh dưỡng (SSSD) bằng cách nẩy chồi
b. Chỉ có sinh sản hữu tính (SSHT) theo lối tiếp hợp
c. Có cả SSSD (nẩy chồi) và SSHT (tiếp hợp)
d. Có cả nẩy chồi, tiếp hợp và sinh sản vô tính bằng bào tử
49. Trong chu trình phát triển của Nấm đảm, giai đoạn nào chiếm ưu thế:
a. Tế bào có một nhân đơn bội b. Tế bào có 2 nhân đơn bội
c. Tế bào có một nhân lưỡng bội d. Các giai đoạn đều bằng nhau
50. Nấm Mốc rễ (Rhizopus) thuộc lớp nấm nào ?
a. Lớp Nấm đảm b. Lớp Nấm trứng c. Lớp Nấm túi d. Lớp Nấm tiếp hợp
51. Chi nấm nào dưới đây có bào tử nội sinh ?
a. Penicillium b. Aspergillus c. Rhizopus d. Volvariella
52. Chi nấm nào dưới đây có bào tử ngoại sinh ?
a. Penicillium b. Aspergillus c. Rhizopus d. Cả a và b
53. Nấm rơm (Volvariella esculenta) thuộc lớp nấm nào?
a. Lớp nấm đảm b. Lớp nấm trứng c. Lớp nấm tiếp hợp d. Lớp nấm túi
54. Chi nấm nào dưới đây thường được sử dụng để lên men làm chao, tương hột, nước tương…
a. Penicillium b. Sacharomyces c. Aspergillus d. Rhizopus
55. Thuốc kháng sinh penicilin được chiết xuất từ:
a. Chi Penicillium thuộc lớp Nấm tiếp hợp b. Chi Penicillium thuộc lớp Nấm túi
c. Chi Aspergillus thuộc lớp Nấm túi d. Chi Aspergillus thuộc lớp Nấm tiếp hợp
56. Hình thức sinh sản phổ biến ở họ Nấm Cúc (Eurotiaceae) là:
a. Sinh sản vô tính bằng bào tử đính b. Sinh sản vô tính bằng bào tử phòng
c. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp c. Sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào
57. Sự khác biệt cơ bản giữa chi Mucor và Rhizopus là:
a. Mucor có căn trạng (rễ giả), còn Rhizopus thì không có căn trạng.
b. Rhizopus có căn trạng (rễ giả), còn Mucor thì không có căn trạng
c. Mucor sinh sản bằng bào tử, còn Rhizopus thì sinh sản theo lối tiếp hợp
d. Sợi nấm của Mucor không có vách ngăn, còn sợi nấm của Rhizopus có vách ngăn
58. Chất “Germanium” có tác dụng làm cho tế bào hấp thu oxy tốt hơn, giúp khí huyết lưu thông tốt. Chất
này có chủ yếu ở những loài nấm nào:
a. Nấm Rơm b. Nấm đông cô c. Nấm linh chi d. Cả a, b, c đều đúng
59. Địa Y là sự cộng sinh giữa:
a. Tảo Lam hay Tảo lục đơn bào với Nấm dạng sợi b. Vi khuẩn và Nấm dạng sợi
c. Vi khuẩn và Tảo Lam hay Tảo Lục đơn bào d. cả a, b, c đều đúng
60. Ngành Thực vật nào dưới đây chưa có rễ thật (chỉ có căn trạng hay rễ giả):
a. Ngành Tảo Đỏ b. Ngành Tảo Nâu c. Ngành Rêu d. Cả a, b và c đều đúng

You might also like