You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Câu 1 (3 điểm): Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
a. Xác định p, n, e, Z, A
b. Viết cấu hình electron của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản?
c. Biểu diễn cấu hình electron của X ở trạng thái cơ bản dưới dạng ô lượng tử
d. Từ cấu hình electron, xác định vị trí nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần
hoàn
Câu 2 (3 điểm):
a. Giải thích sự hình thành liên kết, góc liên kết trong phân tử CH 4, C2H4, C2H2 theo
thuyết VB.
b. Trình bày ứng dụng trong Y – Dược của các hợp chất nguyên tố nhóm IV: than
hoạt tính, CaCO3, MgCO3, NaHCO3, (NH4)2CO3, SnF2, TiO2, ZrO2.
Câu 3 (3 điểm):
a) Giải thích môi trường pH của dung dịch khi hoà tan các muối sau trong nước:
NaCl, Na2CO3, NH4Cl, Na2HPO4, CuCl2, AgNO3, Pb(NO3)2, CH3COONH4
b) Trình bày ứng dụng trong Y – Dược của các chất các nguyên tố nhóm II:
Canxi gluconate, muối Sr2+ ZnO, ZnSO4.7H2O, Hg(CN)2 và K2[HgI4],
C18H8O6Br2HgNa2 và C9H10O2HgS
Câu 4 (4 điểm): Cho phản ứng sau:
Fe2O3(r) + CO(k)  Fe(r) + CO2(k)
∆H0298 -822,16 -110,53 0 -393,51
(kJ/mol)
∆S0298 87,45 197,55 27,15 213,66
(J/mol.K)
a 97,74 8,41 17,24 44,14
b.103 72,13 4,1 24,77 9,04
c.10-5 -12,89 -0,46 0 -8,54

a. Tính ∆H phản ứng ở nhiệt độ 250C, 2000C


b. Xét chiều diễn biến của phản ứng đã cho ở 2000C?
c. Ở nhiệt độ nào phản ứng đã cho đổi chiều? Nếu coi ∆H, ∆S là không phụ thuộc
vào nhiệt độ.
Câu 5 (3 điểm)
Xác định nhiệt tạo thành của AlCl3(r). Biết:
Al2O3(r) + 3COCl2(k)  3CO2(k) + 2AlCl3(r) ∆H1 = -232,24 kJ
CO(k) + Cl2(k)  COCl2(k) ∆H2 = -112,40 kJ
2Al(r) + 1,5O2(k)  Al2O3(r) ∆H3 = -1668,20 kJ
C(gr) + 0,5O2(k)  CO(k) ∆H4 = -110,40 kJ
C(gr) + O2(k)  CO2(k) ∆H5 = -393,13 kJ

Câu 6 (4 điểm): Phản ứng chuyển hóa một loại kháng sinh trong cơ thể người ở t 0
370C có k = 3,66.10-5 (s-1). Việc điều trị bằng loại kháng sinh trên chỉ có kết quả nếu
hàm lượng kháng sinh luôn hơn 3mg/1kg trọng lượng cơ thể. Nếu bệnh nhân nặng
52kg uống mỗi lần 1 viên thuốc chứa 500mg kháng sinh đó.
a. Phản ứng chuyển hoá này tuân theo quy luật động học bậc mấy?
b. Khoảng thời gian giữa hai lần uống kế tiếp là bao nhiêu?
c. Khi bệnh nhân sốt đến 38,5 0C thì khoảng cách giữa hai lần uống thuốc thay
đổi như thế nào. Biết năng lượng hoạt hóa là 334,691kJ/mol
Câu 7 (4 điểm): Để đánh giá độ ổn định của một chế phẩm viên nén có hàm lượng
ghi trên nhãn là 100 mg bằng phương pháp lão hóa cấp tốc ở hai nhiệt độ 40 0C và
500C. Giả sử thuốc phân hủy theo qui luật động học bậc nhất, các yếu tố khác không
ảnh hưởng đến sự phân hủy thuốc.
a/ Tính hằng số tốc độ tại hai nhiệt độ trên
b/Biết rằng thuốc chỉ được dùng khi hàm lượng không dưới 90% so với hàm
lượng ghi trên nhãn. Tính tuổi thọ của thuốc ở nhiệt độ 300C.
Cho biết hằng số khí R = 1,987 cal/mol.độ . Và kết quả xác định hàm lượng thuốc ở
hai nhiệt độ theo bảng sau:
Tháng Hàm lượng thuốc còn lại (mg)
400C 500C
0 101,50 101,50
2 99,75 96,50

4 98,00 91,80
6 96,30 87,20

Câu 8 (3 điểm)
a. Xác định pH của dung dịch thu được khi trộn 200ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M
với 300ml dung dịch KOH 0,05M
b. Xác định pH của dung dịch C6H5NH2 0,01M; Kb = 3,8.10-10
c. Xác định pH của dung dịch khi trộn 100ml dung dịch HCN 0,01M với 200ml
dung dịch HCN 0,1M. Biết Ka (HCN) = 6,2.10-10
d. Xác định pH của dung dịch khi trộn 200ml dung dịch KOH 0,1M với 200ml
dung dịch CH3COOH 0,4M. Biết Ka (CH3COOH) = 1,76.10-5
Câu 9 (3 điểm)
1. Cho điện thế tiêu chuẩn của điện cực Cu là 0,34V, của điện cực Ag là 0,799V.
Chứng minh phản ứng sau không xảy ra:
2Ag + Cu2+ = 2Ag+ + Cu.
2. Viết phương trình Nernst cho thế điện cực của các nửa phản ứng sau ở 250C
(a) Zn2+ + 2e  Zn E0 = - 0,76V (b) Fe3+ + 1e  Fe2+ E0 = 0,77V
(c) 2H+ + 2e  H2 E0 = 0,0V (d) MnO4- + 8H+ + 5e  Mn2+ + 4H2O
E0 = 1,51V
a) Viết sơ đồ cấu tạo và tính E0 pin của pin tạo bởi 2 điện cực (b) và (d)
b) Viết sơ đồ cấu tạo và tính E0 pin của pin tạo bởi 2 điện cực (a) và (b)
Câu 10 (4 điểm)
1. Quá trình khử virus bằng phương pháp hoá học là một phản ứng bậc nhất đối
với nồng độ virus có trong mẫu xử lý. Sau 1 phút có 2% lượng virus tiêu diệt.
a. Tính hằng số tốc độ phản ứng
b. Tính t1/2 (thời gian bán huỷ) của phản ứng
c. Tính thời gian để 75%, 99,9% lượng virus bị tiêu diệt.
2. Saccarose thuỷ phân trong môi trường acid tạo thành glucose và fructose theo
phản ứng bậc nhất, thời gian bán huỷ là 3,33 giờ ở 25 0C. Hỏi sau 9 giờ còn bao
nhiêu % saccarose chưa bị phân huỷ.

You might also like