You are on page 1of 13

NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long

HỢP CHẤT C,H,O,N 2019

1. Muối nitrat
Câu 1. [Chuyên Hưng Yên - L2/2018] Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 gam X
tác dụng với 500 mL dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z.
Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn là m gam. Giá trị của m là
A. 3,05. B. 5,50. C. 4,50. D. 4,15.
Câu 2. [Chu Văn An HN - Lần 1/2019] Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol
NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được
m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 5,7. B. 12,5. C. 15,5. D. 21,8.
Câu 3. [Lý Thái Tổ BN - L1/2019] Cho 21,6 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng
hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ đơn chức Y và muối vô cơ Z. Khối lượng của Z là.
A. 4,5. B. 17. C. 9,0. D. 13,5.
2. Muối cacbonat
Câu 1. [Bỉm Sơn - L1/2018] Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HC1
hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol
KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam
chất rắn. Giá trị của m là:
A. 16,60. B. 18,85. C. 17,25. D. 16,90.
Câu 2. [Chuyên Thái Bình - L2/2019] Hợp chất A có công thức phân tử C2H7O3N tác dụng với dung dịch
NaOH và HCl đều giải phóng khí. Khi cho m gam A tác dụng với dung dịch HCl dư rồi hấp thụ hoàn toàn khí
thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,1. B. 9,5. C. 9,4. D. 9,3.
Câu 3. [Kim Liên HN - Lần 1/2019] Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10N2O3. Cho 11 gam X tác
dụng với dung dịch chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y
gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và đụng dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn
khan. Giá trị của m là
A. 28,4 gam. B. 10,6 gam. C. 24,6 gam. D. 14,6 gam.
Câu 4. [Chuyên Trần Phú HP - Lần 1/2019] Đun nóng 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 với 2
lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm chuyển màu
xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y, thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 10,35 gam. B. 9,95 gam. C. 13,15 gam. D. 10,375 gam.
Câu 5. [BEECLASS - ĐỀ 8] Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl
hoặc dung dịch Ca(OH)2 đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,3 mol
KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam
chất rắn. Giá trị của m là
A. 19,40. B. 17,25. C. 16,90. D. 16,65.
Câu 6. [BEECLASS - ĐỀ 2/2019] Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2 H8O3 N 2 tác dụng với dung
dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là
A. 85 đvC. B. 68 đvC. C. 75 đvC. D. 45 đvC.
3. Muối của amino axit

Trang| 1
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
Câu 1. [Bảo Yên 1 - Lào Cai - L1/2018] Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch
NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí
metan. Công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. CH3COOCH2NH2 B. C2H5COONH4 C. CH3COONH3CH3 D. Cả A, B, C
Câu 2. [Vĩnh Phúc - L1/2019] Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C5H11NO2, có mạch cacbon phân
nhánh. Cho 11,7 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y
nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước
brom. Cô cạn dung dịch Z, thu được khối lượng muối khan là
A. 9,4 gam. B. 10,8 gam. C. 8,2 gam. D. 12,2 gam.
Câu 3. [Thăng Long HN - Lần 1/2019] Chất hữa cơ X mạch hở có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác
dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được (m + 1) gam muối Y của aminoaxit và hỗn hợp Z gồm 2 ancol.
Giá trị của m là
A. 47,25 B. 15,75 C. 7,27 D. 94,50
Câu 4. [Sở Hà Nội L1/2019] Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho X tác dụng với dung
dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O, CH4O. Chất Y là muối natri của α-amino axit
Z (mạch hở và không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của X phù hợp là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
4. Muối sunfat
Câu 1. [Chuyên Vĩnh Phúc - Lần 3/2019] Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dung
dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 28,2. B. 20,2. C. 15,0. D. 26,4.
Câu 2. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol chất có công thức phân tử C2H12O4N2S và 0,02 mol C2H8N2O3. Cho X tác
dụng với dung dịch chứa 0,37 mol NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và hỗn
hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị
của m là
A. 21,9 B. 20,9 C. 15,9 D. 25,9
5. Hỗn hợp các loại muối
Câu 1. [Thiệu Hóa - Thanh Hóa - L1/2018] Cho 0,1 mol chất X (có công thức phân tử C2H9O6N3) tác dụng
với dung dịch chứa 0,4 mol KOH đun nóng, thu được một chất làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn
Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 23,1. B. 23,9. C. 19,1. D. 29,5.
Câu 2. [ĐỀ 2 - NMT] 18,5 gam chất hữu cơ A (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng vừa đủ với 300 ml
dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc I và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần
đúng nhất của m là
A. 19,05. B. 25,45. C. 21,15. D. 8,45.
Câu 3. [Chuyên Bắc Giang - Lần 2/2019] Cho 18,5 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6)
tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn
hợp các muối vô cơ. Giá trị của m là
A. 23,10. B. 24,45. C. 21,15. D. 19,10.
Câu 4. Hơp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10N4O6. Cho 18,6 gam X tác dụng với 250 ml dung dịch
NaOH 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được hơi có chứa
một chất hữu cơ duy nhất làm xanh giấy quỳ ẩm và đồng thời thu được a gam chất rắn. Giá trị a là
A. 19 gam B. 17 gam C. 15 gam D. 21 gam.

Trang| 2
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
Câu 5. Hỗn hợp E gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là
muối của axit cacboxylic hai chức. Cho 34,2 gam E tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M (phản ứng vừa
đủ), sau phản ứng hoàn toàn thu được chất khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm) và dung
dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối trung hòa. Giá trị của m là
A. 35,1 B. 36,7 C. 34,2 D. 32,8
Câu 6. Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ mạch hở gồm chất Y (C2H8O4N2) và chất Z (C3H9O2N). Đun
nóng 22,16 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp T gồm hai
khí đều có khả năng làm quì tím ẩm hóa xanh và hỗn hợp gồm hai muối của hai axit cacboxylic có cùng số
nguyên tử cacbon. Tỉ khối của T so với He bằng 5,125. Nếu đun nóng 22,16 gam X trên với dung dịch HCl
loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị m của là
A. 16,32 g B. 19,54 g C. 18,24 g D. 20,16 g
Câu 7. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức,
chất Y là muối của một axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,04
mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1: 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị lớn nhất của m là
A. 2,40 B. 2,26 C. 3,46 D. 2,54
Câu 8. Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối
của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn
thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 50,8 B. 42,8 C. 38,8 D. 34,4
Câu 9. Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C2H8N2O3), trong đó X là muối của axit hữu cơ đa
chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 7,36 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được
dung dịch T và 1,792 lít hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu
được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,92 B. 4,38 C. 3,28 D. 6,08.
Câu 10. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3), biết X là hợp chất hữu cơ đa chức. Cho
3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí và dung dịch chứa m
gam muối. Giá trị của m là
A. 3,46 B. 4,68 C. 5,92 D. 2,26.
Câu 11. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3), biết X là hợp chất hữu cơ đa chức. Cho
3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1: 5, X và
Y đều tạo khí làm xanh quỳ tím ẩm) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,26 B. 3,46 C. 4,68 D. 5,92
Câu 12. Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai
chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy
đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon
trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối
lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 25,53% B. 52,89% C. 24,57% D. 54,13%.
Câu 13. Cho x gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 và C3H10O4N2 đều no, hở
tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được 1,568 lít hỗn hợp Y gồm hai chất khí đều làm xanh giấy quỳ
tím ẩm có tỷ khối so với H2 bằng 16,5 và dung dịch Z có chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m gần nhất
với
A. 12 B. 8 C. 14 D. 10

Trang| 3
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
Câu 14. Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch
NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai
muối D và E (MD < ME) và 2,24 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối
với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 6,14 gam B. 2,68 gam C. 2,12 gam D. 4,02 gam.
Câu 15. Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa
đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch, thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai
muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối
với H2 là 18,3. Giá trị của (mE – mD) là
A. 3,18 gam B. 2,36 gam C. 3,80 gam D. 3,04 gam.
Câu 16. Hỗn hợp X gồm hai chất: Y (C2H8N2O3) và Z (C2H8N2O4). Trong đó, Y là muối của amin, Z là muối
của axit đa chức. Cho 29,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,4 mol khí và m
gam muối. Giá trị của m là
A. 28,60 B. 20,10 C. 30,40 D. 26,15.
Câu 17. Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C2H8N2O3); trong đó X là muối của axit hữu cơ đa
chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 3,68 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được
dung dịch T và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu được
m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,28 B. 2,19 C. 2,46 D. 3,04
Câu 18. Hỗn hợp E gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là
muối của axit cacbonxylic hai chức. Cho 34,2 gam E tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M (phản ứng vừa
đủ), thu được khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm quỳ tím ẩm) và dung dịch sau phản ứng chứa m gam
hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là
A. 36,7 B. 35,1 C. 34,2 D. 32,8.
Câu 19. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là
tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1 mol hỗn hợp 2 khí. Mặt
khác 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 34,850 B. 42,725 C. 44,525 D. 39,350.
Câu 20. Cho 33,1 gam hỗn hợp X chứa hai chất hữu cơ C3H12N2O3 và C3H10N2O4 (tỉ lệ mol 2: 3, đều mạch hở
và không chứa liên kết C=C) vào 800 ml dung dịch NaOH 1M (dư) đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thấy
thoát ra hỗn hợp khí Y gồm hai khí A và B (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon, đều có khả năng
làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của Y so với H2 là 13,4) và dung dịch Z chứa m gam các hợp chất của natri. Giá
trị của m là
A. 32,8 B. 44,8 C. 42,7 D. 30,7
Câu 21. Hỗn hợp X gồm hai chất có công thức phân tử là C2H7NO2 và C2H8N2O4. Cho 17,75 gam X phản ứng
vừa đủ với dung dịch KOH (đun nóng), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 20,9 gam muối và hỗn hợp
hai khí đều làm xanh quỳ ẩm, có tỉ khối so với H2 làa. Giá trị của a là
A. 11,30 B. 13,75 C. 10,25 D. 12,70
Câu 22. Hỗn hợp X gồm chất Y (C6H14O4N2) và chất Z (C4H14O3N2), trong đó Y là muối của axit hữu cơ và Z
là muối của axit vô cơ, Đun nóng 16,2 gam X với 320 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp khí T gồm
hai amin kế tiếp trong dãy đồng đẳng và m gam hỗn hợp rắn. Tỉ khối của T so với metan bằng 2,1125. Giá trị
của m là
A. 13,84 g B. 18,64 g C. 22,24 g D. 16,96 g
Câu 23. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức,
chất Y là muối của một axit vô cơ, số mol X bằng số mol Y. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng

Trang| 4
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai khí làm xanh quỳ ẩm (có tỉ lệ mol 1: 3). Số cặp chất X, Y trong
hỗn hợp E thỏa mãn đầu bài là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 24. Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính.
Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác,
khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất
hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô
cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 21,7 gam B. 21,2 gam C. 20,2 gam D. 20,7 gam
Câu 25. Hỗn hợp X gồm hai chất có công thức phân tử là C3H7NO4 và C3H7NO2. Cho 56,52 gam X tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH 32% (đun nóng), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai
muối đều có phân tử khối nhỏ hơn 100 và 89,32 gam hỗn hợp Z gồm hơi nước và chất hữu cơ T. Biết tỉ khối
của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Y là
A. 52,87% B. 30,14% C. 53,25% D. 31,39%
Câu 26. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với
dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím
tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là
A. 11,8 B. 14,7 C. 10,6 D. 12,5.
Câu 27. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol chất có công thức phân tử C2H12O4N2S và 0,02 mol C2H8N2O3. Cho X tác
dụng với dung dịch chứa 0,37 mol NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và hỗn
hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị
của m là
A. 21,9 B. 20,9 C. 15,9 D. 25,9
Câu 28. Hỗn hợp X gồm muối Y (C4H14O3N2) và muối Z (C2H7O3N). Đun nóng m gam X cần dùng vừa đủ
400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của T so
với He bằng 8,75. Giá trị m là
A. 23,1 B. 21,3 C. 24,0 D. 22,2
Câu 29. Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (CH5O2N) và chất Z (C2H8O2N2). Đun nóng 14,92
gam X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được khí T duy nhất có khả năng làm quì tím ẩm hóa xanh.
Nếu lấy 14,92 gam X tác dụng với HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của hợp chất hữu
cơ. Giá trị của m là
A. 14,44 g B. 11,52 g C. 8,92 g D. 10,70 g
Câu 30. Đun nóng 24,88 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và đipeptit Y (C5H10N2O3) cần dùng 320 ml
dung dịch NaOH 1M, thu được một khí Z duy nhất (có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh) và hỗn hợp T
gồm hai muối. Nếu lấy 24,88 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch chứa x gam
muối. Giá trị của x là
A. 37,36 g B. 42,76 g C. 36,56 g D. 41,64 g
Câu 31. Hỗn hợp E chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (CH6O3N2). Đun nóng 18,68
gam E với 400 ml dung dich NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,48 lít một khí duy nhất có
khả năng mà quì tím ẩm hóa xanh và hỗn hợp Z gồm các hợp chất vô cơ. Nung nóng Z đến khối lượng không
đổi, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 27,22 g B. 24,14 g C. 21,44 g D. 22,72 g
Câu 32. Đun nóng 20,52 gam hỗn hợp E chứa chất X (C5H11O2N) và chất Y (C2H7O3N) với 400 ml dung dịch NaOH
1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15 và hỗn
hợp rắn T. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp T là

Trang| 5
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
A. 48,1% B. 36,2% C. 32,1% D. 54,3%
Câu 33. Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở gồm chất X (C5H11O2N) và chất Y (C9H17O4N3); trong
đó Y là một peptit. Đun nóng hỗn hợp E cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản
ứng, thu được a gam ancol Z và hỗn hợp rắn chứa 3 muối; trong đó khối lượng của muối có khối lượng phân
tử nhỏ nhất là x gam. Đun nóng a gam Z với CuO, lượng anđehit sinh ra cho vào lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3, thu được 17,28 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 8,73 gam B. 5,82 gam C. 11,64 gam D. 7,76 gam
Câu 34. Hỗn hợp E gồm muối X (C2H8O3N2); muối Y (C6H14O4N2) và muối Z (C3H12O3N2). Đun nóng hoàn
toàn 13,92 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 3,584 lít hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ đơn
chức (đều có khả năng làm xanh quì tím ẩm); dung dịch gồm ba muối, trong đó có hai muối vô cơ có khối
lượng 5,52 gam và m gam một muối của axit cacboxylic đa chức. Giá trị của m là
A. 6,4 B. 8,0 C. 7,4 D. 4,8
Câu 35. Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C3H12O3N2) và Y (C5H16O3N2) khi tác dụng với dung dịch NaOH
(đun nóng nhẹ) hay HCl đều tạo ra chất khí. Cho 34,64 gam hỗn hợp E tác dụng với NaOH vừa đủ được 8,288
lít một khí duy nhất và dung dịch F. Cô cạn F chỉ thu được 26,5 gam một muối vô cơ. Số công thức cấu tạo
thoả mãn Y là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6.
Câu 36. Hỗn hợp X chứa chất Y (CH5O2N) và chất Z (C2H7O3N). Biết rằng Y và Z tác dụng với dung dịch
NaOH đều thu được amoniac. Đun nóng 8,76 gam hỗn hợp X cần dùng dung dịch chứa 0,12 mol NaOH, cô
cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối T, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA <
MB). Tỉ lệ gần nhất của a: b là
A. 1,3 B. 0,7 C. 1,4 D. 0,8
Câu 37. Đun nóng 16,32 gam hỗn hợp X gồm Y (CH6O3N2) và Z (CH5O2N) với 300 ml dung dịch NaOH 1M
(dùng dư), thu được dung dịch T và 4,48 lít hỗn hợp khí đều có khả năng làm xanh quì tím ẩm. Cô cạn dung
dịch T, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 22,95 B. 15,64 C. 19,64 D. 18,96.
Câu 38. Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42
gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu
cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp
chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 14,53 g B. 10,31 g C. 11,77 g D. 7,31 g
Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X mạch hở thu được hiệu số mol CO2 và H2O là a mol. Y là hợp
chất hữu cơ có CTPT là CxHyO2N. Cho 44,94 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa
đủ thu được dung dịch gồm các muối của các aminoaxit no, hở, trong phân tử có 2 nhóm chức và 5,52 gam
một ancol. Cô cạn dung dịch rồi đốt cháy toàn bộ lượng muối nói trên được 1,422 mol CO2 và 1,668 mol H2O.
Tổng số nguyên tử trong một phân tử X và một phân tử Y là
A. 68 B. 74 C. 69 D. 71.
Câu 40. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C3H9O3N). Đun nóng 19,0 gam X với dung dịch NaOH
dư, thu được 4,48 lít hỗn hợp T gồm hai amin. Nếu cho 19,0 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu
được dung dịch chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị m là
A. 19,58 B. 18,86 C. 15,18 D. 16,36
Câu 41. Cho hai peptit mạch hở là X (C12H19O8N3) và Y (C13H24O6N4). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp
E gồm X và Y trong 500 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được dung dịch F. Trung hòa lượng NaOH
dư trong F cần dùng 40 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được m gam hỗn hợp gồm
4 muối khan, trong đó có muối của glyxin, lysin và axit glutamic. Giá trị của m là

Trang| 6
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
A. 43,25 B. 48,24 C. 49,32 D. 47,56.
Câu 42. Cho 24,32 gam hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ C2H7O3N và CH6N2O3 vào dung dịch NaOH vừa đủ,
đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra a mol khí X duy nhất có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm
và dung dịch Y chứa các hợp chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được 24,62 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 0,40 B. 0,38 C. 0,14 D. 0,26
Câu 43. [Megabook - Đề 3/2019] Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin Y (CnH2n+3N) và amino axit Z
(CmH2m+1O2N) cần dùng 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân cấu tạo của Z là
A. 2. B. 4. C. 3. D. l.
Câu 44. [Hoàng Hoa Thám HCM - L1/2018] Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và amino
axit Y có công thức dạng CmH2m+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp E tác
dụng hoàn toàn với dd HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng
vừa đủ với dd NaOH, thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 11,64. B. 13,32. C. 7,76. D. 8,88.
Câu 45. Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic 2 chức) và chất Y CnH2n+3O2N, là
muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng vừa đủ 0,58 mol O2, thu được N2,
CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản
ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là
A. 24,88 B. 23,76 C. 18,56 D. 22,64.
Câu 46. [THPTQG – 2018] Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và
chất Y (CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 0,58 mol
O2, thu được N2, CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá
trị của a là
A. 18,56. B. 23,76. C. 24,88. D. 22,64.
Câu 47. [THPTQG – 2018] Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và
chất Y (CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol
O2, thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan.
Giá trị của a là
A. 9,44. B. 11,32. C. 10,76. D. 11,60.
Câu 48. [THPTQG – 2019] Chất X (CnH2n + 4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m +
O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ số mol tương ứng là 7: 3) tác
4

dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,17 mol etylamin và 15,09 gam hỗn hợp muối.
Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52 B. 68 C. 71 D. 77.
Câu 49. [THPTQG – 2019] Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m-
O7N6) là hexapeptit được tạo bởi một amino axit. Biết 0,1 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với 0,32 mol
4

NaOH trong dung dịch, đun nóng, thu được metylamin và dung dịch chỉ chứa 31,32 gam hỗn hợp muối. Phần
trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 49 B. 77 C. 52 D. 22.
Câu 50. [THPTQG – 2019] Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m-
3O6N5) là pentapeptit được tạo bởi một aminoaxit. Cho 0,26 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với dung dịch
chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng thu được etylamin và dung dịch T chỉ chứa 62,9 gam hỗn hợp muối. Phần trăm
khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 63,42%. B. 51,78%. C. 46,63%. D. 47,24%.

Trang| 7
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
Câu 51. [THPTQG – 2019] Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y
(CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 5) tác
dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,22 mol etylamin và 21,66 gam hỗn hợp muối.
Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 52,61%. B. 47,37%. C. 44,63%. D. 49,85%.

Trang| 8
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Cho 5,06 gam hỗn hợp E gồm X (C4H12O5N2) và Y (C3H11O5N3) tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung
dịch NaOH 1M, thu được 0,672 lít một khí (Làm xanh quỳ tím ẩm) và dung dịch T (có chứa muối của một α-
amino axit. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 7,59. B. 6,87. C. 5,67. D. 5,9.
Câu 2. Hỗn hợp E gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là
muối của axit cacboxylic hai chức. Cho 34,2 gam E tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M (phản ứng vừa
đủ), sau phản ứng hoàn toàn thu được chất khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm) và dung
dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối trung hòa. Giá trị của m là
A. 35,1 B. 36,7 C. 34,2 D. 32,8
Câu 3. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol chất có công thức phân tử C2H12O4N2S và 0,02 mol C2H8N2O3. Cho X tác
dụng với dung dịch chứa 0,37 mol NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và hỗn
hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị
của m là
A. 21,9 B. 20,9 C. 15,9 D. 25,9
Câu 4. [ Chuyên Hạ Long – Quảng Ninh – 2019] Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y
(C3H12N2O3), X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho m gam E tác dụng với dung
dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1: 5) và dung dịch chứa 3,46 gam
muối. Giá trị của m là
A. 4,68. B. 3,46. C. 3,86. D. 2,26.
Câu 5. Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH
vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E
(MD < ME) và 2,24 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối
lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 6,14 gam. B. 2,68 gam. C. 2,12 gam. D. 4,02 gam.
Câu 6. Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở gồm chất X (C5H11O2N) và chất Y (C9H17O4N3); trong đó Y là
một peptit. Đun nóng hỗn hợp E cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu
được a gam ancol Z và hỗn hợp rắn chứa 3 muối; trong đó khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất là x
gam. Đun nóng a gam Z với CuO, lượng anđehit sinh ra cho vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 17,28
gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 8,73 gam B. 5,82 gam C. 11,64 gam D. 7,76 gam
Câu 7. [ Chuyên bến tre lần 2 – 2019] Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol este hai chức Y (C5H8O4) và 0,075 mol
chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng,
cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối của axit
cacboxylic). Tổng khối lượng muối của hai axit cacboxylic có trong a gam hỗn hợp là
A. 26,825. B. 19,550. C. 20,675. D. 13,400.
Câu 8. [ THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An – 2019] Đun nóng 29,84 gam hỗn hợp E chứa X (C4H14O3N2) và
Y (C5H14O4N2) với 500ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm 2
amin là đồng đẳng kế tiếp nhau có tỉ khối so với hiđro là 17,6 và hỗn hợp rắn T. Phần trăm khối lượng của
muối có phân tử khối lớn nhất trong T là
A. 48,21%. B. 39,26%. C. 41,46%. D. 44,54%.
Câu 9. [ Chuyên Đại Học Vinh lần 2 – 2019] X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử
C6H13NO4. Khi X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được amin Z, ancol đơn chức T và dung
dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam hỗn hợp X, Y tác dụng

Trang| 9
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
vừa đủ với 600ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,5 gam
Z, 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a
gam chất rắn khan M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất trong M là
A. 59,82%. B. 9,15%. C. 18,30%. D. 16,33%.
Câu 10. [ Chuyên Nguyễn Quang Diệu – Đồng Tháp – 2019] Hỗn hợp A gồm chất X (C3H10N2O5) và chất Y
(C9H16N4O5), trong đó X tác dụng với HCl hay NaOH đều thu được khí, Y là tetrapeptit. Cho 29,6 gam A tác
dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,55 gam khí. Mặt khác, 29,6 gam A phản ứng với dung
dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 28,225. B. 36,250. C. 26,875. D. 27,775.
Câu 11. [ Sở Phú Thọ lần 2 – 2019] Hỗn hợp E gồm chất X (C3H11N3O6) và Y (C4H12N2O6). Cho 44,20 gam E
tác dụng tối đa với 0,92 mol KOH, thu được chất hữu cơ Z đa chức, bậc một và dung dịch T. Cô cạn T thu
được chất rắn M gồm các muối vô cơ. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan.
Cho các phát biểu sau:
(a) Giá trị của m là 64,12.
(b) Chỉ có một công thức cấu tạo thỏa mãn của chất Y.
(c) Cho X hoặc Y vào dung dịch H2SO4 loãng, đều có khí không màu thoát ra.
(d) Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 23,16 gam muối.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. [ Sở Hải Phòng – 2019] Cho hỗn hợp gồm 2 muối công thức C5H16O3N2 và C4H12O4N2 tác dụng với
dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam hỗn
hợp X gồm 2 muối Y, Z (Y là chất vô cơ, MY < MZ) và 4,48 lít hỗn hợp E gồm hai amin no, đơn thức chức, kế
tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối hơi của E so với H2 là 18,3. Khối lượng muối Z trong X là
A. 4,24 gam. B. 3,18 gam. C. 5,36 gam. D. 8,04 gam.
Câu 13. [ Chuyên Đại Học Vinh lần 3 – 2019]: Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X (C3H10O2N2) và Y (C4H12O4N2) tác
dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được amin Z có tỉ khối so với H2 bằng 15,5 và dung dịch T.
Cô cạn dung dịch T thu được hỗn hợp G gồm 2 muối có số nguyên tử C bằng nhau. Phần trăm khối lượng của
muối có phân tử khối lớn hơn trong G có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 64. B. 42. C. 58. D. 35.
Câu 14. Hỗn hợp A gồm 3 peptit mạch hở X, Y và Gly-Ala-Gly (trong đó X, Y có cùng số liên kết peptit và
đều được tạo thành từ alanin và valin, MX > MY) có tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3: 1. Đốt cháy hoàn toàn 76,08 gam
hỗn hợp A cần 4,356 mol O2 và sinh ra 10,2144 lít N2 (đktc). Số nguyên tử hiđro trong phân tử Y là
A. 53. B. 57. C. 45. D. 65.
Câu 15. [ THPT Thái Phiên – Hải Phòng – 2019] Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol
chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu
được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu
được hỗn hợp G chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon (trong đó có hai muối của hai axit
cacboxylic và muối của một amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong
G là
A. 19,2 gam. B. 18,8 gam. C. 14,8 gam. D. 22,2 gam.
Câu 16. [ Sở Hải Phòng – 2019] Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol
este hai chức Y (C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn
dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp
ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối cacboxylic). Giá trị của a là
A. 64,18. B. 46,29. C. 55,73. D. 53,65.

Trang| 10
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
Câu 17. [Thầy Cáp Xuân Huy] Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit
glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy
đồng đẳng, có tỷ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba
muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là
A. 55,44. B. 93,83. C. 51,48. D. 58,52.
Câu 18. [THPT Nguyễn Khuyến TPHCM T5 – 2019] Cho hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C3H9NO2) và Y
(C5H12N2O4) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được hỗn hợp khí Z chứa hai chất hơn kém nhau 1
nhóm CH2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,65 và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp ba muối G (trong
đó có muối của α-amino axit no và muối của axit cacboxylic không no). Phần trăm khối lượng của muối có số
nguyên tử cacbon lớn nhất trong G là
A. 38,15%. B. 39,19%. C. 37,58%. D. 37,14%.
Câu 19. [ THPT Yên Lạc 2 – 2019] Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X
phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2
khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của
m có thể là
A. 11,8. B. 12,5. C. 14,7. D. 10,6.
Câu 20. [ Chuyên Thái Bình lần 3 – 2019] Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y
(C5H14O4N2), là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một
ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G
gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic
và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 24,57%. B. 54,13%. C. 52,89%. D. 25,53%.
Câu 21. [ Chuyên Nguyễn Quang Diệu – Đồng Tháp – 2019] Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y
(C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol
etylic, hai amin no (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với khí hidro bằng 16,9) và dung dịch
Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử
(trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của –amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân
tử khối nhỏ trong T là
A. 25,5%. B. 74,5%. C. 66,2%. D. 33,8%.
Câu 22. [ Chuyên Vĩnh Phúc lần 3 – 2019] Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dung
dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 16,0. B. 20,2. C. 26,4. D. 28,2.
Câu 23. [Liên 8 trường THPT Nghệ An – lần 2 – 2019] Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10N2O4) và chất Z
(C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 27 gam X tác dụng với dung dịch
NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol hỗn hợp khí. Mặt khác 27 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu
được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 38,05. B. 22,30. C. 29,05. D. 33,80.
Câu 24. [ Sở Ninh Bình lần 1 – 2019] Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit
glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy
đồng đẳng, có tỷ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba
muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là
A. 55,44. B. 93,83. C. 51,48. D. 58,52.

Trang| 11
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long
Câu 25. [ Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội lần 2 – 2019] Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y
(C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch
HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?
A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH. B. Chất Q là H2NCH2COOH.
C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2. D. Chất X là (NH4)2CO3.
Câu 26. [ Sở Thanh Hóa – 2019] Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với
dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn
hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp
có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 4,24. B. 5,36. C. 8,04. D. 3,18.
Câu 27. [ Chuyên bến tre lần 1 – 2019] Cho 40,1 gam hỗn hợp X gồm Y (C5H16O3N2) và Z (C5H14O4N2) tác
dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được 7,84 lít một amin no đơn chức ở thể khí (đktc) và dung dịch T.
Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có 2 muối có số cacbon bằng nhau). Phần trăm
khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất gần nhất với giá trị
A. 28,86. B. 20,10. C. 39,10. D. 29,10.
Câu 28. [ Sở Nam Định lần 1 – 2019] Đun nóng 41,49 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và tripeptit Y
(C7H13N3O4) trong 350 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch T chứa ba muối và HCl dư. Cho dung dịch T
tác dụng vừa đủ với 508 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 100,15. B. 93,06. C. 98,34. D. 100,52.
Câu 29. [ Chuyên Bắc Ninh lần 3 – 2019] Hỗn hợp E chứa chất X (C8H15O4N3) và chất Y (C10H19O4N); trong
đó X là một peptit, Y là este của axit glutamic. Đun nóng 73,78 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ,
thu được dung dịch có chứa m gam muối của alanin và hỗn hợp F chứa 2 ancol. Đun nóng toàn bộ F với
H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 21,12 gam hỗn hợp ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 11,1. B. 44,4. C. 22,2. D. 33,3.
Câu 30. [ Chuyên Đại Học Vinh lần 1 – 2019] Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tripeptit X;
pentapeptit Y; Z (C4H11O2N) và T(C8H17O4N). Đun nóng 67,74 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ, thu
được 0,1 mol metylamin; 0,15 mol ancol etylic và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợp rắn Q
gồm bốn muối khan của glyxin, alanin, valin và axit propionic (tỉ lệ mol giữa hai muối của alanin và valin là
10: 3). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q cần dùng vừa đủ 2,9 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 0,385 mol
K2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,55. B. 28,54. C. 28,53. D. 28,52.

---Hết---

Trang| 12
NHÓM TÁC GIẢ: ThS Minh Tâm – ThS Văn Công – Thành Danh – Hữu Nhân – Trần Long

ĐÁP ÁN
1B 2D 3A 4C 5D 6D 7B 8C 9C 10A
11B 12D 13C 14C 15B 16A 17D 18A 19C 20B
21D 22B 23A 24D 25B 26C 27D 28C 29C 30A

NHÓM ĐANG XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH “SÁCH 20 ĐỀ” MONG QUÝ ĐỘC GIẢ
BỚT CHÚT THỜI GIAN XEM DEMO VÀ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH.
Link đọc thử 1 đề:
https://drive.google.com/file/d/1FATVlfBrpfc89fdvKKOh90ljF8KmDdmb/view?usp=sharing
Link đăng kí sách:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSex0A_JkEoK0BipeCu8PJ3Rp7-30vzc2IKh-
t9TqDmZjhpuwg/viewform?fbclid=IwAR18TRrYxQxmLhvsFZM7cI_-
8_sWBSu4DUgTD3osTqN72GqKExv8YP8JgyM

Trang| 13

You might also like