You are on page 1of 3

Câu 1:

Đặc điểm của thuốc kháng sinh:


-Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với một số mầm bệnh nhất định nên chỉ
có tác dung khi điều trị đúng bệnh.
-Kháng sinh tiêu diệt cá vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại
sự cân bằng sinh học của tập đoàn ví sinh vật trong đường tiêu hóa, tạo
điều kiện phát sinh các bệnh khác.
Sử dụng kháng sinh không đủ liều trong thời gian dài sẽ dễ làm vi khuẩn
bị biến đổi, trở nên kháng thuốc, rất khó điều trị khỏi bệnh
Khi dùng kháng sinh dài ngày, thuốc sẽ tồn lưu rất nhiều trong sản phẩm.
Người tiêu dùng các sản phẩm này sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy
phải ngưng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mổ thịt vật nuôi từ 7-10
ngày.
*nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh:
Để sử dụng thuốc kháng sinh có hiệu quả , hạn chế hiện tượng kháng
thuốc và các tác hại khác, cần thực hiện đúng quy định sau: dùng kháng
sinh đúng chỉ dẫn( đúng thuốc, đủ liều, phối hợp với các loại thuốc
khác,...)
Câu 2:bảo quản thóc,ngô
a. Các dạng kho bảo quản
- Kho thông thường:
+ Xây bằng gạch ngói, thành từng dãy
+ Dưới sàn có gầm thông gió
+ Mái che bằng ngói, tôn, fibrô ximăng.. nhưng nhất thiết phải có trần cách
nhiệt.
+ Thuận tiện cho việc cơ giới hoá nhập xuất hàng và hoạt động của các thiết
bị bảo quản.
- Kho silô:
+ Kho có dạng hình trụ, hình vuông hoặc hình 6 cạnh.
+ Được xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay bằng thép.
+ Silô có quy mô lớn được cơ giới hóa và tự động hóa.
b. 1 số phương pháp bảo quản thóc, ngô
- Bảo quản trong kho:
+ Đóng bao
+ Đổ rời, có cào đẩo, thông gió tự nhiên
+ Bảo quản trong gia đình: 1 số phương tiện: chum, vại, thùng phuy,cót, bao
tải, silô...
+ Bảo quản trong hệ thống silô liên hoàn hiện đại.
c. Quy trình bảo quản thóc, ngô
 
Câu 3: chế biến sản phẩm thịt, cá
1. Chế biến thịt
1. Một số phương pháp chế biến thịt
- Theo công nghệ chế biến: Đóng hộp, hun khói, sấy khô...
- Theo sản phẩm chế biến: lạp xưởng, patê, giò, xúc xích, các loại chả, nem…
- Phương pháp khác: Luộc, rán,hầm,quay,chiên,xào...
2. Quy trình công nghệ chế biến thịt hộp
Chuân bị nguyên liệu  Lựa chọn và phân loại  Rửa  Chế biến cơ học
(thái, nghiền,…) Chế biến nhiệt  Vào hộp  Bài khí  Ghép mí 
Thanh trùng Dán nhãn  Bảo quản  Sử dụng.
II. Chế biến cá
1. Một số phương pháp chế biến cá   
Theo công nghệ chế biến: hun khói, đóng hộp, sấy khô, làm nước mắm, ruốc
cá.
Gia đình: Luộc, rán, hấp,chiên,nướng….
2. Quy trình công nghệ làm ruốc cá từ cá tươi
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu : Cá dùng để làm ruốc thường là các loại ít xương
dăm, nhiều thịt, ít chất béo như cá hồng, cả thu, cá nục, cá trắm đen... Cả được bỏ
đầu, vẩy, nội tạng, rửa sạch nhớt bẩn.

Bước 2. Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi : Nhiệt độ hấp 100°C, thời gian hấp từ
30 đến 40 phút. Sau khi hấp chín, tách bỏ xương, da, lấy thịt chà xát cho tới nhỏ rồi
đem ép sơ bộ để tách bớt nước.

Bước 3. Làm khô : Thịt cả rang trong chảo gang, đảo đều, khi thấy không còn hơi
nước bốc lên thì cho nước mắm, muối rang (tuy khẩu vị) vào rang tiếp từ 10 đến
20 phút nữa. Sau đó rãi mỏng trên khay cho chóng nguội.

Bước 4. Bao gói : Đóng gói vào bao polyetilen với khối lượng từ 0,20 đến
0,25kg/gói, dán kín. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Sản phẩm có thể bảo quan
được 90 ngày.

You might also like