You are on page 1of 2

CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ 3: TIÊU HÓA VÀ HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT – PHẦN 1

Câu 1.
a. Sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
b. Trình bày những ưu điểm của tiêu hóa ngoại bào so với tiêu hóa nội bào.
Câu 2. Hãy điền đặc điểm tiêu hóa của các nhóm động vật vào bảng phân biệt sau:
Nội dung Động vật đơn bào Động vật đa bào bậc thấp Động vật đa bào bậc cao

Kiểu tiêu hóa

Cơ quan tiêu
hóa
Cách nhận
thức ăn
Biến đổi thức
ăn
Câu 4. Nêu ưu điểm của tiêu hóa trong ống với tiêu hóa trong túi?
Câu 5: Cho biết cơ quan tiêu hóa và hình thức tiêu hóa ở những động vật sau đây:Trùng đế giày, thủy tức, cá chép,
giun đất, giun dẹp.
Câu 6. Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều hướng nào?
Câu 7: Tóm tắt quá trình tiêu hóa ở dạ dày của bò (dạ dày 4 ngăn) và của heo (dạ dày đơn) bằng cách điền vào bảng
sau
Quá trình tiêu hóa Ở bò Ở lợn
Tiêu hóa cơ học
Tiêu hóa hóa học
Tiêu hóa sinh học
Câu 8: Cho biết độ dài ruột của 1 số động vật như sau :Trâu, bò: 55 à60 m, lợn: 22 m, chó: 7 m, cừu: 32 m
a. Nhận xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài?
b. Giải thích ý nghĩa của sự khác nhau đó
Câu 9: Tại sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa?
Câu 10: Động tác nhai lại thức ăn ở động vật nhai lại có tác dụng gì ?
Câu 11. Ở các nhóm động vật nào sự biến đổi sinh học đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa? Quá trình
này xảy ra chủ yếu ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa của mỗi nhóm động vật đó?
Câu 12: Cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại có cấu tạo và hoạt động như thế nào để có thể biến đổi thức ăn nhiều
chất xơ, ít chất dinh dưỡng thành sản phẩm tiêu hóa giàu prôtêin?
Câu 13: Tại sao người ta thường nói “Nhai kĩ no lâu”?
Câu 14: Hãy đoán ở động vật ăn thịt sống, giả sử ta bỏ một miếng thịt nạc còn nguyên vẹn vào ruột non thì nó sẽ biến
đổi như thế nào?
Câu 15: Tại sao ĐV ăn thực vật lại có dạ dày to và độ dài ruột lớn?
Câu 16: Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển
xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên.
Câu 17. Cho biết lợi ích của việc VSV sống cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật?
Câu 18: Sơ đồ tiêu hóa của thú nhai lại như sau:
Nhai lại
1

Nuốt 1
2 3

Nuốt 2
4 5 6

1
a. Hãy điền các cơ quan tiêu hóa của các thú nhai lại tương ứng với các số 1,2,3,4,5,6 để hoàn thành sơ đồ trên.
b. Tên gọi chung số 1,2,4 là gì?
Câu 19. Khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta thường tiêm vào máu chứ ít khi cho
trâu, bò uống.Vì sao?
Câu 20: Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” bằng kiến thức sinh học.
Câu 21: Động vật nhai lại có nhu cầu cung cấp protein thấp hơn những nhóm động vật ăn thực vật khác. Hãy giải
thích tại sao?
Câu 22: Thú ăn cỏ sử dụng các chiến lược khác nhau trong tiêu hóa xenlulôzơ. Thú nhai lại (trâu, bò) sử dụng dạ
dày nhiều ngăn, trong khi thú có dạ dày đơn dựa trên mở rộng manh tràng hoặc ruột kết.Hãy chỉ ra mỗi phát biểu
dưới đây là đúng hay sai. Giải thích ngắn gọn.
a. Sự phong phú tương đối của các loại axit amin trong ruột non của thú nhai lại sẽ khác với sự phong phú tương đối
của các loại axit amin trong thức ăn mà nó nuốt vào.
b. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, thú nhai lại ăn phân đã được tiêu hóa lần 1.
c. Thú ăn cỏ dạ dày đơn, sự hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột kết.
d. Phần lớn các vi khuẩn có thể sản sinh ra enzym xenlulaza sống trong dạ dày đơn của thú ăn cỏ.
Câu 23. Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
Câu 24: Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong?
Câu 25: Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì?
Câu 26: Đặc điểm của quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất? Nêu cấu tạo của da giun đất phù hợp với chức năng
hô hấp?
Câu 27: Nêu ưu điểm về cấu tạo và hoạt động hô hấp của chim và côn trùng?
Câu 28: Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo, hoạt động của hệ hô hấp ở lớp chim và thú. Ưu điểm quan trọng giúp đảm
bảo hiệu quả trao đổi khí ở mỗi lớp là gì?
Câu 29: Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau:
O2 CO2 O2 CO2
Môi trường =>khí quản =-> (1) => các ống khí trong phổi => (2) => khí quản => môi trường
a. Cho biết (1), (2) là tên 2 bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim?
b. Hoạt động của 2 bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào và thở ra?
Câu 30: a. Tại sao cá lên cạn sẽ chết?
b. Đặc điểm về hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 31. Vì sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn?
Câu 32: Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu:
a. So sánh hàm lượng khí CO2 trong túi khí trước với túi khí sau. Giải thích.
b. Giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích.
Câu 33: Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi (cá voi, hải cẩu…), nhờ những đặc điểm nào giúp chúng có thể
lặn được rất lâu trong nước?
Câu 34 : So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể động vật với cơ thể thực vật?
Câu 35. Ống khí ở sâu bọ và hệ thống túi khí ở chim giống hay khác nhau? Tại sao?
Câu 36. Vì sao không ta nên la hét, nói to…trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lạnh và nhiều bụi?

You might also like