You are on page 1of 2

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 11

TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN NĂM HỌC: 2021-2022


(Đề thi có 2 trang) MÔN: HOÁ HỌC
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Cho nguyên tử khối các nguyên tố:
Na(23), O(16), H(1), C(12), Ba(137), N(14), K(39), P(31), Mg(24),Cu(64), Al(27), Br (80).

Họ tên thí sinh……………………………………………………….Số báo danh………………


Câu 1(2,5đ): Cho các dung dịch: X là HCl 0,1M; Y là NaOH 0,1M; Z là NaHCO3 0,1M.
1. Tính pH của X, Y.
2. Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn khi:
a. X + Y
b. X + Z
c. Y + Z
Câu 2(2đ): Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
a.
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2.
b.
Cho một mẩu CaCO3 vào dung dịch HCl dư.
c.
Cho một viên Cu vào dung dịch HNO3 đặc,dư.
d.
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4.
Câu 3(2đ): 1. Viết phương trình phản ứng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
2.
Trong phòng thí nghiệm người ta thường bảo quản HNO3 đặc trong bình thủy tinh không màu,
trong suốt hay màu nâu? Giải thích?
3.
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A
và 1,12 lít khí NO (đktc). Nếu cho A vào dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa B. Nung B đến khối
lượng không đổi, thu được 4,0 gam chất rắn. Xác định M và khối lượng muối tan trong A.
Câu 4(3đ): Thực hiện các phản ứng theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện). Biết mỗi mũi tên là một phương
trình phản ứng.
1.
NH3→NO→NO2→HNO3.
2.
P→P2O5→H3PO4→Na3PO4.
Câu 5(2đ): 1. Cho 6,2 gam Na2O trộn với 15,3 gam BaO rồi sau đó cho tan hết trong nước thu được
500 ml dung dịch X. Sục 6,72 lít (đktc) khí CO 2 vào X thu được a gam kết tủa và dung dịch Y. Tính a
và nồng độ mol /l các ion trong Y.
2. Những người sống ở gần các lò gạch, lò vôi hay các trường hợp đốt than trong phòng kín thường bị
đau đầu, buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong, hiện tượng này gọi là ngộ độc khí than.
a. Viết phương trình phản ứng tạo chất (thành phần chính) gây nên hiện tượng ngộ độc khí than và
gọi tên chất đó.
b. Nếu trong phòng kín khi có người ngộ độc khí than thì cách sơ cứu như thế nào?
Câu 6(2đ): 1. Cẩm tú cầu là một loại hoa rất đẹp được trồng nhiều ở vườn hoa của thành phố Đà Lạt.
Màu sắc của hoa phụ thuộc vào môi trường đất. Nếu đất có môi trường axit thì hoa màu xanh lam; đất
có môi trường trung tính thì hoa màu trắng, đất có môi trường kiềm thì hoa màu hồng. Giả sử ban đầu
cây được trồng trên đất có môi trường trung tính thì cần bón loại phân nào trong các loại: NH 4NO3,
(NH2)2CO, KCl, K2CO3 để thu được hoa màu xanh lam, giải thích ngắn gọn. Viết phương trình điều
chế phân bón đó từ không khí, H2O (các điều kiện khác coi như có đủ).
2.
Khi trộn X là (NH4)2HPO4 và Y là KNO3 theo tỉ lệ mol lần lượt là 4:3 thu được một loại phân bón
hỗn hợp gọi là phân NPK (giả sử không có tạp chất trơ). Xác định độ dinh dưỡng NPK trong phân bón
nói trên.
Câu 7(2đ): Viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau (các chất hữu cơ viết dưới dạng CTCT).
a.
Sục buta-1,3-đien vào dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1:1
b.
isobutan + Cl2 (1:1, ánh sáng).
c.
Sục axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3.
d.
Sục etilen vào dung dịch KMnO4
Câu 8(1,5đ): Nung nóng x mol hỗn hợp X gồm propen, axetilen và hiđro với xúc tác Ni trong
bình kín (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối
so với X là 1,25. Y phản ứng tối đa với 0,42 mol brom trong dung dịch. Mặt khác nếu đốt cháy
hết lượng Y nói trên thu được 0,87 mol CO2 và 1,05 mol H2O. Tìm x.
Câu 9(1đ): Hỗn hợp rắn X gồm {Mg, Al và 47 gam Cu(NO3)2}. Nung X trong điều kiện
không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn Y và 4,928 lít hỗn hợp khí Z. Hòa tan
hoàn toàn Y bằng 1,36 lít dung dịch H2SO4 1 M thu được dung dịch T chỉ chứa 171,64 gam
muối sunfat trung hòa và 11,2 lít hỗn hợp khí gồm NO và H2 có tỉ khối đối với H2 = 6,6.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Biết các khí đo ở đktc.
Câu 10(2đ): Hình vẽ sau mô tả cách điều chế và thu khí CH4 trong phòng thí nghiệm.

Dựa vào hình vẽ, trả lời các câu hỏi sau:
a. Viết phương trình điều chế.
b. Nêu phương pháp thu khí, giải thích.
c. Nếu thay CH3COONa bằng C2H5COONa hoặc HCOONa thì thu được khí
gì? Viết phương trình.
d. Nêu một số chú ý cơ bản để thí nghiệm thành công, an toàn.

………………………………………………….Hết…………………………………..……….
Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

You might also like