You are on page 1of 2

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 11

TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NĂM HỌC : 2020-2021


ÔN MÔN: HOÁ HỌC
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Cho nguyên tử khối: Na=23, O=16, H=1, C=12, Ba=137, He =4, N=14, Mg=24, Fe=56, S=32, Cl
=35,5.

Câu 1(2,5đ).
1. Khí NH3 tan vào nước thu được dung dịch A có cân bằng: NH3 + H2O ⇄ + OH-
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào (giải thích) khi:
a. Thêm vài giọt dung dịch HCl vào A.
b. Đun nóng dung dịch A.
2. Cho m gam Na2O tan hết trong nước thu được 200 ml dung dịch Y có pH= 13. Tính m.
3. Trung hòa 100 ml dung dịch H2SO4 có pH = 1 cần V ml dung dịch NaOH có pH = 13. Tính V.
Câu 2 (2đ). Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn xẩy ra khi:
a. Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch KOH
b. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
c. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2 với tỉ lệ mol là 1:1
d. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3.
Câu 3 (2đ).
1. Viết công thức cấu tạo các chất sau:
a. isobutan. b. neopentan. c. 2,3-đimetylpentan. d. 2-clo-2-metylbutan.
2. Ankan X có phân tử khối nhỏ hơn 115, X tác dụng với Cl 2 (ás) chỉ tạo được một dẫn xuất monoclo.
Gọi tên các ankan X thỏa mãn.
Câu 4 (2đ).
1. Viết công thức phân tử và gọi tên 2 cặp chất khác nhau có cùng công thức đơn giản nhất.
2. Viết phương trình hóa học điều chế metan từ mỗi chất sau:
a. CH3COONa. b. C4H10. c. Al4C3.
Câu 5 (2đ). Cân bằng các PTHH sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a. NH3 + CuO N2 + Cu + H2O
b. Al + HNO3  Al(NO3)3 + N2O + H2O
c. FexSy + H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
d. Fe(NO3)2 + H2SO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
Câu 6 (1,5đ). Hỗn hợp X chứa các chất: Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol bằng nhau.
Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch H 2SO4 loãng và bột Cu
vào Y. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Câu 7 (2đ). Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe 2O3 bằng dung dịch HCl thu được dung
dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng dung dịch NaOH dư, thu được (m + 3,78) gam kết tủa. Biết trong X,
nguyên tố oxi chiếm 28% khối lượng. Tính giá trị m.
Câu 8 (1,0đ). Hấp thụ hết một lượng khí CO2 vào dung dịch chứa k mol NaOH thu được dung dịch X.
Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X vào 140 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều thu được 2,24
lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, nếu cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 thì thu được 24,625
gam kết tủa. Tính giá trị k?
Câu 9 (3đ).
1. Viết công thức phân tử của các loại phân bón hóa học sau: amoni sunfat, urê, supephotphat kép,
amophot.
2. Từ không khí, nước, quặng photphorit, quặng pirit sắt và các điều kiện cần thiết khác có đủ, viết
phương trình phản ứng điều chế amoni sunfat, supephotphat kép, amophot.
3. Theo em, tại sao urê là loại phân đạm được sử dụng phổ biến hơn cả?
Câu 10 (2đ). Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp chất
rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO 3 31,5% thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có
khối lượng 82,2 gam và 1,792 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm N 2O và NO có tỷ khối so với He bằng
10,125. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu
được 25,6 gam chất rắn. Tính nồng độ % của từng muối có trong Y. …………Hết………….

You might also like