You are on page 1of 3

MÃ ĐỀ : 06

Câu 1(4 điểm).


Trình bày vai trò của các tế bào bạch cầu trong quá trình bảo vệ cơ thể ?
Câu 2(5 điểm).
So sánh tiêu hóa ở dạ dày và ruột non? Khác biệt cơ bản giữa tiêu hóa ở dạ dày và ruột non là gì ?
Câu 3(3 điểm).
Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở tế bào ?
Câu 4(4 điểm).
Trình bày cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện theo quan điểm Paplôp ? Trình bày quá trình thành
lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để hình thành một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn ?
Câu 5(4 điểm).
Có hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Ngâm một xương đùi ếch trưởng thành trong dung dịch HCl 10% với thời gian 10 đến
15 phút.
Thí nghiệm 2: Đốt một xương đùi ếch trên ngon lửa đèn cồn đến khi không còn khói bay lên.
Hãy xác định kết quả trong hai thí nghiệm trên ? Từ đó em hãy rút ra kết luận ?

-----------------------------Hết-------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 6

Câu Nội dung Điểm


Câu 1 - Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập 1.5
4 điểm bằng cơ chế thực bào. Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn
vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng
Bạch cầu limphô B tiết kháng thể vô hiệu hóa TB vi khuẩn 1.25
Bạch cầu limphô T phá hủy những TB của cơ thể bị nhiễm vi khuẩn bằng
cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết protein đặc hiệu làm tan tế bào 1.25
nhiễm

Câu 2 a.Giống nhau


5 - Biến đổi lý học có các hoạt động giống nhau: Co bóp nhờ các lớp cơ, 1.0
điểm tiết enzim có tác dụng để đảo trộn thức ăn thấm enzim, hòa loãng
thức ăn.
- Biến đổi hóa học với sự tham gia của các enzim tiêu hóa phân cắt 1.0
thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn.
b.Khác nhau

Điểm so sánh Tiêu hóa dạ dày Tiêu hóa ở ruột non


Biến đổi lý học
- Hoạt động: Mạnh nhờ có 3 lớp dày Yếu hơn vì chỉ có 2 lớp 0.25
cơ mỏng
Thức ăn được co bóp
- Kết quả: mạnh nên nhỏ Không có tác dụng làm 0.25
nhỏ thức ăn
Biến đổi hóa học
-Hoạt động: Chỉ có emzim pepsin Có đầy đủ các loại
phân cắt protein và enzim phân cắt các loại
enzim amilaza nước bọt thức ăn 0.75
hoạt động trong giai đoạn
đầu phân cắt tinh bột.
Chỉ có protein chuỗi dài
-Kết quả: thành chuỗi ngắn 3- Tất cả các loại thức ăn
10axit amin và một phần đều được phân cắt
tinh bột thành đường đôi thành các phân tử chất 0.75
trong giai đoạn đầu. Các dinh dưỡng. Các sản
sản phẩm này chưa có phẩm này có khả năng
khả năng hấp thụ hấp thụ

c. Điểm khác nhau cơ bản: Tiêu hóa ở ở dạ dày chủ yếu là biến đổi lý học
1.0
còn tiêu hóa ở ruột non chủ yếu là biến đổi hóa học
Câu 3 - Định nghĩa đồng hóa và dị hóa
3 điểm Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào, bao gồm hai quá trình mâu 1.0
thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.
+ Đồng hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng do môi trường trong cung
cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Đó chính là sự tổng hợp các chất
của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên
kết hóa học của vật chất trong tế bào.
+ Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong tế bào để giải
phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo
ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2.
- Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu của dị hóa và ngược lại
+ Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá 2.0
trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai
quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau.
+ Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại
không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt dộng đồng hoá.
Câu 4 - Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện: Là sự thành lập đường liên hệ thần 1.0
4 điểm kinh tạm thời giữa các vùng trên vỏ não khi các vùng này cùng hưng phấn
Ví dụ: Phản xạ con chó tiết nước bọt khi có ánh sáng là hình thành đường
liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác ở thùy chẩm và thức ăn ở hành não  1.0
Phân tích ví dụ
+ Mỗi lần đánh kẻng cho gà ăn; sau nhiều lần kết hợp hình thành ở gà phản
xạ có điều kiện: nghe tiếng kẻng thì chạy về để ăn.
=> giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường 1.0
liên hệ tạm thời.
+ Tuy nhiên, sau đó ta đánh kẻng nhưng không cho gà ăn đồng thời dùng
sào đuổi gà đi, sau nhiều lần làm như vậy gà sẽ bị ức chế phản xạ có điều
kiện nghe tiếng kẻng thì chạy về để ăn và hình thành phản xạ mới nghe tiếng 1.0
kẻng thì bỏ chạy
=> Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác
không được củng cố nên đã mất.
Câu 5 - Kết quả thí nghiệm
4 điểm TN1: Xương mềm ra dễ uốn cong 1.0
TN2: Xương dòn dễ vỡ (1đ) 1.0
-Kết luận
+ Xương được cấu tạo từ chất vô cơ (Từ TN1) làm cho xương bền 1.0
chắc(0,5đ) và chất hữu cơ
(Từ TN2) làm cho xương mềm dẻo 1.0

You might also like