You are on page 1of 35

Sinh lý 1 – Thực hành

MỤC LỤC

Bài 1. XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ RHESUS..........................................................2


Bài 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CHẢY MÁU (TS); THỜI GIAN MÁU
ĐÔNG (TC)..................................................................................................................................7
Bài 3. PHƯƠNG PHÁP ĐẾM SỐ LƯỢNG...............................................................................13
Bài 4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU PHỔ THÔNG....................20
Bài 5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ LẮNG MÁU....................................................25
Bài 6. XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH HỒNG CẦU LẮNG ĐỌNG.....................................................27
Bài 7. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỨC BỀN HỒNG CẦU..................................................29
Bài 8. PHẢN XẠ TỦY SỐNG....................................................................................................32

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

Bài 1. XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ RHESUS

Mục tiêu:
- Trình bày được:
+ Các thành phần của nhóm máu ABO và Rhesus.
+ Các nguyên tắc xác định nhóm máu ABO và Rhesus.
+ các ứng dụng xét nghiệm xác định nhóm máu ABO và Rhesus.
- Thực hiện được các bước tiến hành xác định nhóm máu ABO và Rhesus.
- Xác định nhóm máu và biện luận kết quả nhóm máu ABO và Rhesus.
I. Nhóm máu hệ ABO
1. Đại cương.
Trong hệ thống nhóm máu ABO có hai loại kháng nguyên A và B ở trên màng hồng cầu.
Trong huyết thanh có hai loại kháng thể chống A (alpha- α) và kháng thể chống B (beta-β).
Nếu kháng nguyên trên hồng cầu gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương, sẽ xảy ra ngưng
kết hồng cầu.
Đặc điểm bốn nhóm máu chính hệ ABO
+ Trong huyết thanh của người có các kháng thể tự nhiên chống lại kháng nguyên
vắng mặt trên hồng cầu của người đó. Kháng thể tự nhiên này xuất hiện sau khi sinh và tăng
dần hiệu giá, đạt cực đại vào 5 – 10 tuổi, ổn định và đến tuổi già thì giảm dần. Do đó trong
máu của một người không thể có kháng nguyên và kháng thể tương ứng.
+ Người không có kháng nguyên A trên hồng cầu (nhóm B và nhóm O) sẽ có kháng
thể chống A trong huyết thanh.
+ Người không có kháng nguyên B trên hồng cầu (nhóm A và nhóm O) sẽ có kháng
thể chống B trong huyết thanh.
+ Người có kháng nguyên A và B trên hồng cầu (nhóm AB) sẽ không có kháng thể
trong huyết thanh.
+ Người không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu (nhóm O) sẽ có kháng thể
chống A và chống B trong huyết thanh.
Bảng tóm tắt đặc điểm nhóm máu chính hệ ABO
Tên Kháng nguyên Kháng thể Tỷ lệ % người
nhóm máu trên màng HC trong huyết tương Việt Nam
A A KT chống B 21,5
B B KT chống A 29,5
AB A và B Không có KT 6
O Không có KN Có KT chống A và chống B 43

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

Với đặc điểm này, có thể sử dụng hai phương pháp để định nhóm máu hệ ABO:
- PP xác định kháng nguyên bằng huyết thanh mẫu (PP Beth – Vincent).
- PP xác định kháng thể trong huyết thanh bằng hồng cầu mẫu (PP Simonin).
2. Phương pháp dùng huyết thanh mẫu (PP Beth – Vincent)
2.1. Nguyên tắc:
Trộn máu người thử với huyết thanh đã biết trước kháng thể, dựa vào hiện tượng ngưng
kết hay không ngưng kết hồng cầu mà xác định nhóm máu.
2.2. Phương tiện:
+ Dùng lam kính, giếng đá men hay gạch men. Ghi tên huyết thanh mẫu.
+ Pipet để lấy máu.
+ Đũa thủy tinh (d: 3mm) hoặc lam kính.
+ Bộ huyết thanh mẫu: Anti A, Anti B, Anti AB.
+ Bộ dụng cụ chích máu.
2.3. Tiến hành:
- Ghi tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân đánh số xét nghiệm và tên huyết thanh mẫu lên
phiến kính hay đá men (để tránh nhầm lẫn).
- Lần lượt nhỏ vào mỗi khung trên lam kính một giọt huyết thanh mẫu tương đương với
0,1 ml ở mỗi khung đã đánh dấu huyết thanh mẫu trên lam kính hay trên đá men.
- Sát trùng đầu ngón tay thứ 4 (bàn tay không thuận) chích máu rồi lấy máu nhỏ ngay
cạnh giọt huyết thanh mẫu. Giọt máu tương đương với 0,05 ml.
- Dùng đũa thủy tinh hoặc đầu cạnh lam kính sạch trộn đều máu và huyết thanh mẫu
riêng từng ô. Để 3 đến 5 phút, rồi nghiêng lam kính qua lại để quan sát hiện tượng ngưng kết
bằng mắt thường.
Chú ý: không nghiêng lam kính quá nhiều lần làm hồng cầu co cụm lại dễ nhầm với hiện
tượng ngưng kết.
2.4. Đọc kết quả:
+ Ô có hiện tượng ngưng kết đánh dấu (+).
+ Ô không có hiện tượng ngưng kết đánh dấu (-).
Huyết thanh mẫu Kết quả
Anti A Anti B Anti AB nhóm máu
(+) (-) (+) A
(-) (+) (+) B
(+) (+) (+) AB
(-) (-) (-) O

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

3. Phương pháp dùng hồng cầu mẫu (PP Simonin)


3.1. Nguyên lý:
Trộn huyết tương của người thử với hồng cầu đã biết rõ kháng nguyên, dựa vào hiện tượng
ngưng kết hay không ngưng kết hồng cầu mà xác định kháng thể trong máu người thử và suy
ra nhóm máu.
3.2. Phương tiện:
- Bộ hồng cầu mẫu: hồng cầu nhóm A, hồng cầu nhóm B, hồng cầu nhóm O.
- Các dụng cụ khác: như phương pháp xác định bằng huyết thanh mẫu.
3.3. Tiến hành:
- Lấy 2 ml máu tĩnh mạch, có chống đông heparin, ly tâm lấy huyết tương.
- Lần lượt nhỏ vào mỗi khung trên lam kính 1 giọt hồng cầu mẫu.
- Nhỏ vào từng ô hồng cầu 2 giọt huyết tương cần xác định.
- Dùng que thủy tinh hoặc đầu cạnh lam kính sạch trộn đều riêng từng ô.
- Để 3 - 5 phút, rồi nghiêng nhẹ lam kính qua lại để quan sát hiện tượng ngưng kết hồng
cầu bằng mắt thường.
3.4. Đọc kết quả:
- Ô có hiện tượng ngưng kết đánh dấu (+).
- Ô không có hiện tượng ngưng kết đánh dấu (-).
Hồng cầu mẫu Kết quả
A B O nhóm máu
(-) (+) (-) A
(+) (-) (-) B
(-) (-) (-) AB
(+) (+) (+) O

4. Ứng dụng trong truyền máu


- Nguyên tắc chung: không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau.
Như vậy chúng ta chỉ được phép truyền cùng nhóm máu.
- Nguyên tắc tối thiểu: Khi truyền một lượng máu nhỏ (<200ml), không được để kháng
nguyên trên màng hồng cầu của người cho gặp kháng thể có trong huyết tương của người
nhận.
- Khi truyền khác nhóm, phải tuân thủ các quy tắc sau:
+ Chỉ truyền 1 lần
+ Lượng máu truyền không quá 200ml.
+ Tốc độ truyền chậm.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

- Trước khi truyền máu cần phải thử phản ứng chéo dù truyền cùng nhóm máu.
Quy tắc làm phản ứng chéo: Hồng cầu của người cho được trộn với huyết tương của
người nhận trên lam kính, nếu không xảy ra hiện tượng ngưng kết thì chứng tỏ người nhận
không có kháng thể tấn công hồng cầu người cho. Ngoài ra cũng nên kiểm tra phản ứng giữa
huyết tương người cho và hồng cầu người nhận, dù rằng rất hiếm khi gây phản ứng truyền
máu.
5. Phản ứng tuyền máu
Khi truyền nhầm nhóm máu, phản ứng truyền máu có thể xảy ra, trong đó hồng cầu của
máu người cho bị ngưng kết, rất hiếm khi máu truyền vào gây ngưng kết hồng cầu người nhận.
Các hồng cầu ngưng kết thành từng đám có thể bít kín các mạch máu nhỏ. Vài giờ hoặc
vài ngày tiếp theo sẽ xảy ra tan máu (vỡ hồng cầu). Đôi khi ngay sau khi truyền nhầm nhóm
máu, hiện tượng tan máu xảy ra lập tức. Một trong những hậu quả gây tử vong của phản ứng
truyền máu là suy thận cấp.

Hình 1. Sơ đồ truyền máu hệ ABO


II. Nhóm máu hệ Rhesus (Rh)
Đây là hệ thống nhóm máu quan trọng nhất sau ABO. Hiện nay trong hệ thống nhóm
máu này đã xác định được 50 loại kháng nguyên, trong đó 5 kháng nguyên C, D, E, c, e là
quan trọng trọng nhất. Đặc biệt là kháng nguyên D với tính sinh miễn dịch cao và tính kháng
nguyên mạnh. Trạng thái Rh âm tính hay dương tính ở đây chính là trạng thái âm tính hay
dương tính với kháng nguyên D.
- Có kháng nguyên D là nhóm Rh(+).
- Không có kháng nguyên D là nhóm Rh(-).
1. Xác định nhóm máu Rh.
Các bước tiến hành, phương tiện giống như hệ ABO, tuy nhiên dùng kháng thể kháng
D (anti D) để xác định Rh(+) hay Rh(-).
Bảng hệ thống nhóm máu Rh

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

Tên nhóm máu Kháng nguyên D Kháng thể tự nhiên Tỷ lệ % người VN


Rh(+) Có Không 99,96

Rh(-) Không Không 0,04

2. Đặc điểm nhóm máu hệ Rh:


- Rh là một đặc điểm di truyền của mỗi cá nhân và tồn tại suốt cuộc đời. Trong đó, nhóm
máu Rh(-) rất hiếm gặp.
- Người Rh(+) có thể nhận máu Rh(+) hoặc Rh(-).
- Người Rh(-) chỉ được nhận máu Rh(-).
- Kháng thể kháng Rh không có sẵn tự nhiên trong máu.
- Kháng thể chỉ sinh ra khi có xảy ra quá trình đáp ứng miễn dịch. Trường hợp người có
nhóm máu Rh(-) được truyền máu Rh(+), trong lần đầu tiên sẽ không có bất kỳ phản ứng tức
thì nào xảy ra.Tuy nhiên sau thời gian 2-4 tuần cơ thể của người mang nhóm máu Rh(-) sẽ sản
sinh ra lượng kháng thể (kháng D) đủ lớn để làm ngưng kết hồng cầu Rh(+) được truyền vào
cơ thể. Sau 2-4 tháng nồng độ kháng thể sẽ đạt mức tối đa, khi đó nếu tiếp tục truyền máu
Rh(+) lần thứ 2 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do tai biến truyền máu.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

Bài 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH


THỜI GIAN CHẢY MÁU (TS); THỜI GIAN MÁU ĐÔNG (TC)

Mục tiêu:
- Trình bày được:
+ Giai đoạn cầm máu ban đầu của quá trình cầm máu.
+ Giai đoạn đông máu huyết tương của quá trình cầm máu.
+ Nguyên tắc xét nghiệm TS và TC.
- Thực hiện được các bước tiến hành của xét nghiệm TS và TC.
- Nhận định và biện luận kết quả TS và TC.

I. Đại cương
Bình thường, máu lưu thông trong lòng mạch ở trạng thái lỏng, không bị đông nhờ có sự
cân bằng giữa hệ thống đông máu và ức chế đông máu. Khi xảy ra tổn thương mạch máu, hệ
thống đông cầm máu được khởi động nhằm tạo cục đông khu trú tại chỗ tổn thương, làm máu
ngừng chảy. Sau khi hoàn thành chức năng cầm máu, cục máu đông sẽ được tiêu đi,trả lại sự
lưu thông bình thường cho lòng mạch. Toàn bộ quá trình này cần có sự tham gia của các thành
phần: thành mạch, tiểu cầu, các yếu tố đông máu, các chất ức chế đông máu và hệ thống tiêu
sợi huyết.
Quá trình đông cầm máu bao gồm các giai đoạn:
+ Cầm máu ban đầu (tạo nút cầm máu tạm thời).
+ Đông máu huyết tương (tạo nút cầm máu vĩnh viễn).
+ Tiêu cục máu đông.
Các xét nghiệm đánh giá tình trạng đông cầm máu cũng chia làm 3 nhóm chính tương
ứng với 3 giai đoạn trên. Có nhiều xét nghiệm để đánh giá mỗi giai đoạn. Sự lựa chọn xét
nghiệm hoặc kỹ thuật nào là phụ thuộc vào quy mô của bệnh viện, tình trạng trang thiết bị và
trên hết là nhu cầu của lâm sàng cũng như khả năng đánh giá, nhận định kết quả xét nghiệm
của các bác sỹ lâm sàng và phòng xét nghiệm.
Xét nghiệm đông cầm máu nhằm đánh giá chức năng quá trình đông máu của cơ thể. Thời
gian máu đông tùy theo phương pháp xét nghiệm. Vì vậy, trước khi nhổ răng hoặc phẫu thuật,
bắt buộc các bác sĩ phải cho bệnh nhân làm xét nghiệm này để đề phòng tình huống bất trắc
xảy ra.
*Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu
Tiểu cầu và thành mạch đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn cầm máu ban đầu. Các
xét nghiệm thông dụng để đánh giá giai đoạn này bao gồm:

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

- Đếm số lượng tiểu cầu.


- Thời gian máu chảy.
- Nghiệm pháp dây thắt.
- Co cục máu đông.
Đây là những xét nghiệm hiện đang được sử dụng tại hầu hết các bệnh viện bởi khả năng
dễ thực hiện. Tuy nhiên, các xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, dễ bỏ sót
những bất thường nhẹ, kín đáo.
II. Thời gian máu chảy (Temp de sanguinement: TS)
Xét nghiệm TS là một trong các xét nghiệm đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu của quá
trình cầm máu, bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn co mạch: xảy ra khi thành mạch bị tổn thương, thời gian dài hay ngắn tùy
thuộc vào yếu tố thành mạch.
- Giai đoạn hình thành nút chặn tiểu cầu: Khi tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm
máu các tiểu cầu phải trải qua giai đoạn hoạt hóa để phóng thích chất trong các hạt chức năng
và biến đổi hình dạng để kết dính lại với nhau tạo nút chặn tiểu cầu và cục máu đông.
Thời gian máu chảy có thể xác định bởi 2 phương pháp: PP Duke và PP Ivy.
1. Phương pháp Duke
- Khi thành mạch bị tổn thương, máu được cầm nhờ chỗ tổn thương được che phủ bởi cục
máu đông chứa tiểu cầu và sợi huyết.
- Xác định thời gian từ khi máu chảy ra khỏi thành mạch cho đến lúc máu ngừng chảy.
1.1. Phương tiện.
- Kim chích máu.
- Giấy thấm.
- Bông, cồn sát trùng.
- Băng dính, thuốc cầm máu (nếu có) để phòng đối tượng bị chảy máu kéo dài.
- Đồng hồ bấm giây.
1.2. Các bước tiến hành
- Sát trùng nhẹ nhàng da vùng dái tai bằng cồn, đợi 1- 2 phút cho cồn bay hơi. Ở trẻ em có
thể thực hiện tại vị trí gót chân.
- Dùng kim chích chọc dứt khoát vào vùng giữa trái tai (kim chích phải thẳng góc với mặt
phẳng của sóng trái tai), tạo được một vết thương với kích thước: dài 5 mm, sâu 2mm. Khởi
động đồng hồ bấm giây ngay sau khi chọc kim chích.
- Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm các giọt máu chảy ra từ vết chích cho đến khi máu
ngừng chảy, bấm đồng hồ dừng lại.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

Khi thấm cẩn thận để giấy thấm chỉ chạm vào giọt máu, không được chạm vào vết
thương, gây trở ngại cho việc hình thành nút cầm máu. Phải để máu chảy tự do không được
bóp, nặn.
1.3. Nhận định kết quả.
- Đếm số giọt máu trên giấy thấm rồi chia cho 2 ta được thời gian chảy máu hoặc xem
thời gian trên đồng hồ bấm giây.
- Thời gian chảy máu bình thường là < 5 phút.
- Khi chọc nếu không thấy máu chảy thì kiểm tra bên tai đối diện; nếu cả hai tai đều
không chảy máu thì kết luận thời gian máu chảy < 3 phút.
- Khi thời gian máu chảy kéo dài > 10 phút phải kiểm tra bên tai đối diện. Tốt nhất làm
thêm phương pháp Ivy.
Thời gian máu chảy nhằm đánh giá chức năng thành mạch, số lượng và chất lượng của tiểu
cầu. nếu thời gian máu chảy kéo dài chứng tỏ giảm sức bền thành mạch, giảm số lượng hoặc
chất lượng tiểu cầu.
1.4. Những ảnh hưởng đến thời gian máu chảy
- Động tác thấm máu từ vết chích quá mạnh gây bong nút tiểu cầu vừa hình thành.
- Bóp nặn trái tai ngay trước và trong khi làm xét nghiệm cũng gây sai lệch kết quả.
- Có bất thường mạch máu vùng trái tai.
- Dùng kim tiêm.
- Đối với những bệnh nhân đang điều trị thuốc loại Salicylas (Aspirin) thì thời gian máu
chảy có thể kéo dài giả tạo hoặc những bệnh nhân dùng Corticoid có thể che lấp một kết quả
thời gian máu chảy kéo dài. Do đó phải hỏi kỹ bệnh nhân có dùng thuốc gì trong những ngày
trước khi xét nghiệm không.
- Thời gian máu chảy kéo dài cũng bị ảnh hưởng của truyền máu hay các thành phần của
máu trong vòng 24 giờ trước đó.
2. Phương pháp Ivy
Dưới áp lực dương, máu tự chảy qua vết thương thành mạch cho đến khi tạo thành nút
cầm máu.
2.1. Phương tiện
- Máy đo huyết áp.
- Kim chích.
- Bông cồn sát trùng.
- Giấy thấm.
- Đồng hồ bấm giây.
2.2. Các bước tiến hành

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

- Dùng máy đo huyết áp bơm ở áp lực 40 mmHg và giữ ổn định.


- Sát trùng vùng ở mặt trước cẳng tay vị trí không nhìn thấy mạch máu.
- Đợi cồn bay hơi, tạo 3 vết chích có kích thước như nhau, cách nhau khoảng 2 cm và có
độ sâu khoản 3mm.
- Khởi động đồng hồ ngay khi tạo xong các vết thương. Cứ 30 giây một lần, dùng giấy
thấm, thấm nhẹ nhàng máu rỉ ra từ các vết thương tương tự như phương pháp Duke.
- Ghi thời gian máu chảy của từng vết thương.
2.3. Nhận định kết quả
- Thời gian máu chảy là thời gian trung bình của cả 3 vết thương.
- Thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy thường < 5 phút.
Nguyên nhân gây nên sai lầm trong phương pháp Duke cũng làm sai lạc kết quả thời gian
máu chảy theo phương pháp Ivy.
III. Thời gian máu đông (Temp de Coagulation: TC)
Thời gian đông máu (hay thời gian đông máu toàn bộ) là thời gian từ khi máu ra khỏi
thành mạch đến khi máu đông lại, nó đánh giá tình trạng chung của các yếu tố đông máu.
Xét nghiệm này nhằm khảo sát giai đoạn đông máu huyết tương của quá trình cầm máu.
Đông máu huyết tương gồm 3 giai đoạn:
- Thành lập phức hợp men prothrombinase bằng 2 con đường:
+ Con đường nội sinh: khởi phát do máu bị tổn thương vì đụng chạm với sự tham gia
của các yếu tố đông máu XII, XI, IX, VIII, X, V, IV.
+ Con đường ngoại sinh: khởi phát do tổn thương mô với sự tham gia của các yếu tố
đông máu: III, VII, X, V, IV.
- Thành lập thrombin: chuyển prothrombin (yếu tố II) thành thrombin.
- Thành lập fibrin: chuyển fibrinogen (yếu tố I) thành fibrin và làm bền vững mạng fibrin
bằng yếu tố XIII.
Trong bài này giới thiệu hai phương pháp: Phương pháp Milian (trên phiến kính) và
Phương pháp Lee-White (trong ống nghiệm).
1. Phương pháp Milian.
Xác định thời gian đông máu từ lúc máu chảy ra khỏi thành mạch đến lúc máu đông trên
phiến kính.
1.1. Phương tiện
- Kim chích máu.
- Bông, cồn sát trùng.
- Phiến kính.
- Hộp Petri.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

- Đồng hồ bấm giây.


1.2. Tiến hành:
- Lau hai phiến kính thật sạch, khô.
- Sát trùng, chích máu đầu ngón tay thứ tư.
- Cho máu chảy ra mỗi phiến kính một giọt có đường kính 1 cm, bấm đồng hồ ngay khi
máu chảy ra. Đặt phiến kính thứ hai vào hộp petri đậy lại.
- Sau 3 phút nhấc phiến kính thứ nhất rồi nghiêng một góc 45 0 xem giọt máu đã đông
chưa, hoặc dùng đầu kim chích kéo nhẹ vết máu xem có xuất hiện sợi máu đông. Sau đó cứ 30
giây kiểm tra lại như trên cho đến khi nghiêng phiến kính giọt máu không thay đổi hình dạng
hoặc có sợi máu đông xuất hiện là máu đã đông.
- Tiếp tục quan sát phiến kính thứ hai cho tới khi máu đông. Bấm đồng hồ dừng lại.
- Thời gian đông máu tính cho đến khi máu đông ở phiến kính thứ hai.
1.3. Nhận định kết quả:
Thời gian đông máu bình thường từ 6 đến 8 phút (máu lấy ở đầu ngón tay nhanh đông
hơn máu lấy từ tĩnh mạch).
2. Phương pháp Lee-White.
Xác định thời gian máu đông khi tiếp xúc với bề mặt ống nghiệm.
2.1. Phương tiện:
- Bơm tiêm đã tráng parafin.
- Hai ống nghiệm nhỏ, đường kính 1mm tráng nước muối NaCl 9‰.
- Bình cách thủy 37oC.
- Đồng hồ bấm giây.
- Bông cồn sát trùng.
2.2. Tiến hành:
- Sát trùng nơi sẽ lấy máu. Lấy 3ml máu tĩnh mạch (nhanh, gọn) rồi cho vào 2 ống
nghiệm, mỗi ống 1,5 ml. Bấm đồng hồ ngay khi máu chảy vào ống.
- Đặt 2 ống nghiệm chứa máu vào bình cách thủy 370C.
- Sau 3 phút nghiêng nhẹ ống thứ nhất một góc 45 o để xem máu đã đông chưa, sau đó cứ
30 giây quan sát như trên một lần cho đến khi máu đông (dốc ngược ống, máu không chảy ra).
Tiếp tục quan sát ống thứ hai, bấm đồng hồ dừng lại khi máu ở ống thứ hai đông.
Thời gian đông máu tính từ khi máu bắt đầu chảy vào ống nghiệm cho đến khi ống thứ
hai đông.
2.3. Kết quả:
Thời gian đông máu trong ống nghiệm bình thường từ 8 - 10 phút.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

Phương pháp Lee - White cho kết quả chính xác hơn phương pháp Milian, vì tránh được
sự pha trộn máu với yếu tố thromboplastin của mô. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác cao
phải làm đúng kỹ thuật như chọc kim vào tĩnh mạch phải nhanh, trúng ngay; lấy máu không có
bọt, ống nghiệm phải sạch.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực hành

Bài 3. PHƯƠNG PHÁP ĐẾM SỐ LƯỢNG


HỒNG CẦU – BẠCH CẦU – TIỂU CẦU

Mục tiêu:
1. Xác định được số lượng hồng cầu và các yếu tố ảnh hưởng số lượng hồng cầu.
2. Trình bày được nguyên tắc đếm số lượng hồng cầu.
3. Thực hiện được kỹ thuật đếm số lượng hồng cầu.
4. Nhận định và biện luận được kết quả xét nghiệm đếm số lượng hồng cầu.
1. Đại cương
Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu là một xét nghiệm máu thường quy được sử
dụng rộng rãi trên lâm sàng.
1.1. Hồng cầu
Hồng cầu là một tế bào máu chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển khí (O2, CO2). Ở người
khỏe mạnh trong điều kiện bình thường thì số lượng hồng cầu tương đối hằng định.
- Số lượng hồng cầu phụ thuộc vào:
+ Lượng Oxy.
+ Mức độ hoạt động.
+ Lứa tuổi, giới tính.
+ Lượng Erythropoietin ...
- Số lượng hồng cầu người Việt Nam trưởng thành bình thường là:
+ Người lớn: Nữ : 4.600.000  250.000/mm3 máu.
Nam : 5.110.000  300.000/mm3 máu.
+ Trẻ sơ sinh: 5.000.000 - 7.000.000/mm3 máu.
- Thay đổi bệnh lý về số lượng hồng cầu:
+ Giảm hồng cầu gây thiếu máu do nhiều nguyên nhân như: xuất huyết, tán huyết,
thiếu sắt, suy tủy...
+ Tăng hồng cầu gặp trong trường hợp mất nước, thiếu oxy, bệnh Vaquez, ung thư
dòng hồng cầu...
1.2. Bạch cầu
- Bạch cầu là một tế bào máu chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Ở người khỏe mạnh
số lượng bạch cầu tương đối hằng định.
- Số lượng bạch cầu bình thường ở người Việt Nam là:
+ Người lớn: thường khoảng 4000 – 10.000/mm3 máu (4 – 10 x 109/L).
Giảm bạch cầu khi SLBC < 4000/mm3 máu.
Tăng bạch cầu khi SLBC > 10.000/mm3 máu.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
+ Trẻ em: thay đổi theo tuổi, trẻ sơ sinh khoảng 10.000-15.000/mm3 máu
- Thay đổi số lượng bạch cầu:
+ Tăng bạch cầu:
Sinh lý: thời kỳ thai nghén, kinh nguyệt, hoạt động mạnh, sau ăn.
Bệnh lý: nhiễm trùng sinh mủ, ngộ độc, ung thư dòng bạch cầu...
+ Giảm bạch cầu gặp trong một số bệnh như thương hàn, sốt rét, cúm, sởi, suy tủy...
1.3. Tiểu cầu
Tiểu cầu là tế bào máu, giữ những chức năng quan trọng đặc biệt trong việc cầm máu và
đông máu, bảo vệ các tế bào nội mô thành mạch. Ở người khỏe mạnh, trong điều kiện bình
thường thì số lượng tiểu cầu tương đối hằng định.
- Sự sản xuất tiểu cầu được kiểm soát bởi một yếu tố thể dịch là thrombopoietin.
- Sự thay đổi số lượng tiểu cầu có ý nghĩa trong một số trường hợp bệnh lý ở lâm sàng.
- Ở người VN bình thường có: 150 000 - 400 000 tiểu cầu /mm3 máu.
2. Nguyên tắc
Pha loãng máu theo một tỷ lệ nhất định rồi cho vào buồng đếm đã biết rõ kích thước.
Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của máu toàn phần trong một thể tích đã biết với
một tỷ lệ pha loãng nhất định để tính ra số lượng hồng cầu trong trong 1 mm3 máu.
3. Huyết cầu kế
Huyết cầu kế (buồng đếm): Có nhiều loại Goriaev, Agasse-Lafont, Fiessinger, Thomas,
Levy, Neubauer, Malasser, Neubauer (có tráng gương hoặc không tráng gương).
Trong bài này, chúng ta sử dụng huyết cầu kế Neubauer trên mặt huyết cầu kế có 2
buồng đếm giống nhau có thể cùng lúc đếm hồng cầu và đếm bạch cầu.
- Chiều cao buồng đếm là 1/10mm
- Buồng đếm được chia thành 9 ô vuông lớn, mỗi ô có diện tích 1 mm2
- Thể tích của 1 ô vuông lớn: 1mm2 x 1/10mm = 1/10mm3

Hình 1: Buồng đếm Neubuaer có tráng gương và không tráng gương (có gắn lamen)
4. Ống Potain
- Ống Potain để pha loãng máu, có 2 loại: ống hồng cầu (HC) và ống bạch cầu (BC).

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
+ Ống HC là ống thủy tinh, phần trên có bầu phình ra, trong bầu có hạt nhựa hoặc thủy
tinh màu đỏ, nó được sử dụng để trộn đều hồng cầu với dung dịch pha loãng. Ống HC có khắc
vạch và đánh số 0,5 – 1 – 101. Thể tích từ đầu ống đến vạch 101 gấp 200 lần so với đoạn từ
đầu ống đến vạch 0,5.
+ Ống BC là ống thủy tinh, phần trên có bầu phình ra nhỏ hơn ống HC, trong bầu có
hạt nhựa hoặc thủy tinh màu trắng, nó được sử dụng để trộn đều bạch cầu với dung dịch pha
loãng. Ống BC có khắc vạch và đánh số 0,5 – 1 – 11. Thể tích từ đầu ống đến vạch 11 gấp 20
lần so với đoạn từ đầu ống đến vạch 0,5
- Các số này biểu thị thể tích bên trong của ống potain.

Hình 2: Ống trộn Hồng cầu (phía trên); Ống trộn Bạch cầu (phía dưới)
5. Tiến hành
5.1. Phương tiện
- Kim chính máu hoặc ống tiêm 3ml.
- Ống nghiệm có chất chống đông EDTA (nếu lấy máu tỉnh mạch).
- Ống trộn hồng cầu có 3 vạch 0,5 ; 1; 101 (có độ pha loãng 200 lần).
- Buồng đếm Neubauer (tráng gương hoặc không tráng gương).
- Lamen (lá kính mỏng 22 x 22 mm)
- Dung dịch Marcano (để đếm hống cầu và tiểu cầu).
- Dung dịch Amino Oxalate (để đếm tiểu cầu).
- Dung dịch Lazarus (đếm bạch cầu) .
- Ether (thông ống potain).
- Kính hiển vi quang học (vật kính 10 và 40).
5.2. Các bước thực hiện:
- Buồng đếm và lamen khô, sạch (lau bằng khăn sạch và mềm).
- Gắn lamen lên buồng đếm.
- Thông ống trộn (đầu ống nối với bo hút hoặc ống cao su) bằng ether để khô.
- Sát trùng đầu ngón tay thứ 4 (để cồn khô), dùng kim chích lấy máu mao mạch, lau bỏ
giọt máu đầu. Hoặc lấy 2ml máu tỉnh mạch cho vào ống nghiệm có chất chống đông EDTA,
lắc thật kỹ ống máu. Nên lấy máu vào buổi sáng, chưa ăn, nghỉ ngơi 15 phút trước khi lấy
máu. Ở trẻ em lấy máu mao mạch ở ngón tay cái, ngón chân cái/ ở gót chân.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
- Dùng hai ống HC và ống BC hút máu đến vạch 0,5, lau sạch xung quanh đầu ống hút,
chú ý không để máu trong ống hút bị thiếu hụt do động tác này.
- Sau đó hút tiếp dung dịch Marcano ở ống HC đến vạch 101 của để có độ pha loãng
1/200 và hút dung dịch Lazarus ở ống BC đến vạch 11 của để có độ pha loãng 1/20.
- Cầm ống potain nằm ngang sau đó nhẹ nhàng rút đoạn ống cao su ra, dùng ngón tay cái
và trỏ bịt chặt hai đầu của ống potain, la91c theo chiều dọc của ống từ 2- 5 phút cho đến khi
máu và dung dịch trộn đều nhau, ta có hỗn hợp dịch trong ống HC có màu đỏ, ống BC có màu
nâu sậm.
Chú ý: Không hút máu, dụng dịch pha loãng quá vạch qui định,
Không để có bọt khí khi hút máu và dung dịch pha loãng.
Không để máu tụt ra ngoài khi hút dịch pha loãng.
- Sau khi lắc kỹ potain, bỏ vài giọt đầu, để đầu dưới potain sát cạnh lamen, nhỏ 1 giọt hỗn
hợp dịch tại các vị trí thích hợp để đếm HC, BC sao cho lan tỏa khắp buồng đếm nhưng không
tràn ra ngoài, đợi 5 phút cho tế bào ổn định.
- Đặt buồng đếm lên bàn để vật kính của kính hiển vi quang học, dùng vật kính 10 quan
sát toàn bộ buồng đếm.
+ Đếm hống cầu, tiểu cầu ở vật kính 40. Dưới kính hiển vi hồng cầu trãi đều khắp mặt
buồng đếm, có hình tròn, ở tâm sáng hơn ở vùng ngoại vi. Tiểu cầu là những đốm sáng nhỏ có
màu xanh nhạt trong suốt.
+ Đếm bạch cầu ở vật kính 10, dưới kính hiển vi bạch cầu là những hạt sẫm màu, có
vùng ngoại vi sáng.
6. Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
6.1. Đếm số lượng hồng cầu và tiểu cầu
- Ô chính giữa được sử dụng để đếm hồng cầu, các cạnh là những đường song song, được
chia thành 25 ô trung bình, mỗi ô trung bình có 16 ô nhỏ. Vậy thể tích của một ô vuông nhỏ là
1/4.000mm3.
- Khi đếm hồng cầu sẽ đếm trong 5 ô vuông trung bình (gồm 80 ô vuông nhỏ) ở 5 vị trí:
A (góc trái trên), B (góc phải trên), C (góc phải dưới), D (góc trái dưới), E (ở trung tâm).
- Đếm tất cả các hồng cầu nằm bên trong của 16 ô vuông nhỏ, những hồng cầu nằm cạnh
ngoài của 16 ô thì chỉ đếm ở cạnh trên và cạnh trái (và chỉ những hồng cầu nằm vào phía trong
ít nhất là ½). Đếm theo hình zizac từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
BC BC A B

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực

BC BC E D C
Hình 3: Vị trí đếm HC. BC, TC và quy tắc đếm
- Tính kết quả: Kết quả được chấp nhận khi số lượng hồng cầu ở mỗi ô chênh lệch nhau
không quá 10. Đếm hồng cầu trên 80 ô vuông nhỏ, Thể tích mỗi ô vuông nhỏ là 1/4000 mm 3.
Với độ pha loãng máu 1/200 thì số lượng hồng cầu, tiểu cầu có trong 1mm3 máu là:
SLHC / mm3 = SLHC đếm x 4000/80 x 200 (độ pha loãng)
= SLHC đếm x 10.000.
6.2. Đếm số lượng bạch cầu
- Xem lại các mục 2, 3, 4, 5.
- Quy cách đếm theo hình zizac từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, những bạch cầu nằm
cạnh ngoài thì chỉ đếm các bạch cầu ở cạnh trên và cạnh trái (và chỉ những bạch cầu nằm vào
phía trong ít nhất 1/2).
- Đếm tất các bạch cầu nằm bên trong 4 ô vuông lớn ở 4 góc: trái trên, phải trên, trái
dưới, phải dưới. (xem hình 3).
- Tính kết quả: Kết quả được chấp nhận khi số lượng bạch cầu ở mỗi ô chênh lệch nhau
không quá 10. Thể tích của 4 ô vuông lớn này là 4/10mm3 , độ pha loãng máu 1/ 20 thì:
SLBC / mm3 = SLBC đếm x 10 /4 x 20 (độ pha loãng)
= SLBC đếm x 50
6.3. Đếm số lượng tiểu cầu
- Xem lại các mục 2, 3, 4, 5.
- Pha loãng tiểu cầu bằng dung dịch Marcano: Phương pháp tiến hành giống như đếm số
lượng hồng cầu.
- Pha loãng tiểu cầu bằng dung dịch Amoni oxalat: Dùng ống BC hút máu đến vạch 0,5.
Lau sạch đầu ống hút, chú ý không để máu trong ống hút bị thiếu do động tác này. Sau đó hút
tiếp dung dịch amoni oxalat đến vạch 11 ở phía trên bầu (độ pha loãng 1/20).
Trường hợp bệnh nhân giảm tiểu cầu, có thể hút máu đến vạch 1, sau đó hút dung dịch
pha loãng đến vạch 11 (độ pha loãng 1/10).

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
Khu vực đếm tiểu cầu chính là khu vực đếm hồng cầu trên buồng đếm. Khi đếm tiểu cầu
ta đếm ở vật kính 40, tiểu cầu là những chấm sáng nhỏ bằng 1/10 hồng cầu, nằm gọn trong khu
vực ô vuông lớn và các tiểu cầu nằm trên hai cạnh của mỗi ô vuông lớn. (cần phân biệt với các
hạt mỡ).
Tính kết quả: Tổng số lượng tiểu cầu trên 5 khu vực đếm
- Nếu độ pha loãng là 1/200 thì số lượng tiểu cầu trong một lít máu là:
SLTC / mm3 = SLTC đếm x 200 x 4000 / 80
= SLTC đếm x 10.000
- Nếu độ pha loãng là 1/20 thì số lượng tiểu cầu trong một lít máu là:
SLTC / mm3 = SLTC đếm x 20 x 4000 / 80
= SLTC đếm x 1000
7. Các nguyên nhân sai số
- Máu xét nghiệm không đúng qui cách: Máu mao mạch bị pha loãng bởi dịch gian bào
do nặn bóp đầu ngón tay, ống máu tỉnh mạch để lâu không đậy nắp
- Máu đông trong ống potain.
- Dụng cụ không đủ chuẩn, bẩn, ướt.
- Dán lamen không khít.
- Máu và dung dịch cho vào ống potain không đúng vạch qui định..
- Dung dịch pha loãng không chuẩn, nhiều cặn, để lâu ngày.
- Nhỏ lên buồng đếm không đúng kỹ thuật, có bọt khí.
8. Các dung dịch pha loãng máu
- Dung dịch MARCANO (Dùng khảo sát hồng cầu và tiểu cầu)
+ Sodium Sulfate ( Na2 SO4 )…............................................5 gr
+ Formol 40% (HCHO)…....................................................1 ml
+ Nước cất vừa đủ................................................................200 ml
Hòa tan Na2SO4 trong 50ml ED có trong chai sau đó cho formol vào trộn điều, tiếp tục
cho thêm ED cho đủ 200ml. Dung dịch có tác dụng phá vỡ Bạch cầu, dung dịch pha xong sử
dụng ngay nếu để lâu formol dễ bị oxy hóa thành acid formic làm tan Hồng cầu.
- Dung dịch LAZARUS (Dùng khảo sát Bạch cầu)
+ Acid Acetic ĐĐ ( CH3COOH )…........................................5 ml
+ Methylene Blue 1% (pha trong rượu)…..............................2-3 giọt
+ Nước cất vừa đủ....................................................................200 ml
Cho acid vào trong chai có chứa 50ml nước cất khuấy đều, cho tiếp nước cất vào đủ
100ml, tiếp tục nhỏ vài giọt Methylene Blue vào bình trộn đều. Dung dịch có màu xanh
nhuộm nhân bạch cầu. Dung dịch có tác dụng làm vỡ hồng cầu và tiểu cầu.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
- Dung dịch AMMONIUM OXALATE 1% (Dùng khảo sát Tiểu cầu)
+ Ammonium Oxalate.............................................................1 gr
+ Nước cất vừa đủ....................................................................200 ml
Dung dịch có tác dụng làm vỡ hồng cầu và bạch cầu.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
Bài 4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
CÔNG THỨC BẠCH CẦU PHỔ THÔNG

Mục tiêu:
1. Xác định được công thức bạch cầu phổ thông bình thường và các yếu tố ảnh hưởng.
2. Trình bày được nguyên tắc xét nghiệm xác định công thức bạch cầu phổ thông.
3. Thực hiện được kỹ thuật xác định công thức bạch cầu phổ thông.
4. Nhận định và biện luận được kết quả.

1. Đại cương.
Bạch cầu có 5 loại, có hình dáng và đặc điểm cấu trúc khác nhau.
Công thức bạch cầu là tỉ lệ % từng loại bạch cầu trong máu ngoại vi. Công thức bạch cầu
thay đổi khác nhau trong các bệnh lý khác nhau, do đó xác định công thức bạch cầu giúp cho
lâm sàng chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Xác định công thức bạch cầu phổ thông là một xét nghiệm đơn giản, dễ làm, có thể thực
hiện được ở ngay cả tuyến y tế cơ sở. Sự tăng hay giảm tỷ lệ % của từng loại bạch cầu có ý
nghĩa trong việc chẩn đoán và theo dõi diễn biến của một số bệnh.

2. Nguyên tắc.
Trên tiêu bản máu ngoại vi đã được dàn mỏng và nhuộm dựa vào hình dáng, kích thước,
sự bắt màu của nhân và của các hạt trong bào tương, vừa phân loại vừa đếm 100 bạch cầu để
xác định công thức bạch cầu.

3. Phương tiện.
- Lam kính khô và sạch.
- Máy đếm bạch cầu hoặc 100 viên bi/sỏi /hạt đậu.
- Đĩa được chia làm 5 ngăn có đề tên các loại bạch cầu để đựng các viên đã đếm.
- Cồn tuyệt đối để cố định tiêu bản:
- Dung dịch Giemsa 20% (2ml giemsa mẹ + 18ml nước cất trung tính)
- Dầu Cedre (dầu hướng dương) soi kính.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
- Kính hiển vi: sử dụng vật kính 100.

4. Tiến hành.
- Kéo tiêu bản: Chích máu đầu ngón tay, bỏ giọt máu đầu, lấy một giọt máu vừa phải
(đường kính khoảng 3mm) cho lên đầu lam kính, dùng cạch lam kính khô sạch đặt lên giọt
máu một góc 450.
- Khi máu dàn hết cạnh ta đẩy lam kính cho đều tay để tạo một tiêu bản máu, để khô tự
nhiên (nếu đẩy nhanh tiêu bản sẽ mỏng, đẩy chậm quá thì tiêu bản dày khó đọc).
- Cố định tiêu bản bằng cồn tuyệt đối (1 phút), để khô tự nhiên.
- Nhuộm tiêu bản: nhỏ giemsa 20% khắp tiêu bản, để từ 15 đến 20 phút, rửa sạch dưới
vòi nước cất, để khô rồi định công thức.

Kỹ thuật làm tiêu bản máu Tiêu bản máu nhuộm giemsa

5. Định công thức bạch cầu:


- Đặt tiêu bản máu lên kính hiển vi, quan sát toàn bộ mặt tiêu bản ở vật kính 10. Quan sát
từ phần đuôi tiêu bản (khu vực này có các tế bào tách rời nhau).
- Tiếp tục sang vật kính 40 lúc này chỉ được sử dụng nút vi cấp quan sát đến lúc nhìn rõ
các tế bào máu. Lật vật kính 40 ra khỏi vị trí và nhỏ một giọt dầu Cedre vào vị trí đã xác định,
dùng vật kính dầu (vật kính 100 chạm vào dầu) để nhận dạng và đếm các loại bạch cầu (không
để vật kính 10 và 40 chạm vào giọt dầu Cedre).
+ Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil): còn gọi là bạch cầu đa nhân trung tính có kích
thước khoảng 10 - 15µm. Bạch cầu này có nhân bắt màu tím chưa chia múi hay nhiều múi (3
đến 5 múi) là tùy sự trưởng thành của tế bào, bắt màu xẫm. Bào tương có nhiều hạt nhỏ, mịn
đều nhau bắt màu hồng tím.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
+ Bạch cầu hạt ưa acid (Eosinophil): còn gọi là bạch cầu đa nhân ưa acid có kích
thước khoảng 10 - 15µm. Bạch cầu này có nhân bắt màu tím chia hai đến ba múi, hạt trong
bào tương to tròn đều, bắt màu da cam.
+ Bạch cầu hạt ưa base (Basophil): ít khi thấy trong máu bình thường có kích thước
khoảng 10 - 15µm. Bạch cầu này bắt màu tím nhân chia ít múi, múi hình hoa thị, hạt trong bào
tương to nhỏ không đều nhau bắt màu xanh đen.
+ Bạch cầu lympho (Lymphocyte): là bạch cầu đơn nhân có kích thước 9 - 12m (loại
nhỏ) và 12 - 18m (loại to), có nhân to tròn màu tím sẫm chiếm gần hết bào tương bắt màu
xẫm, bào tương chỉ còn là một dải màu xanh lơ quanh nhân, không có hạt.
+ Bạch cầu mono (Monocyte): là bạch cầu đơn nhân lớn nhất có kích thước 20-25m,
nhân to màu tím đen, hình dạng thay đổi, thường là hình hạt đậu nằm lệch về một phía, bào
tương xanh nhạt và chiếm rộng hơn so với ở bạch cầu lympho, có ít hạt nhỏ (gọi là hạt azur).
Đếm bạch cầu ở đuôi tiêu bản, đếm theo hình chữ chi và đếm 100 bạch cầu.
5. Nhận định kết quả.
Công thức bạch cầu ở người Việt Nam trưởng thành bình thường như sau:
- Bạch cầu đa nhân trung tính: 60 - 70%
- Bạch cầu đa nhân ưa acid: 2 - 8%
- Bạch cầu đa nhân ưa base: 0 - 0,5%
- Bạch cầu lympho: 20 - 25%
- Bạch cầu mono: 2 - 4%
Trên đây là số lượng tương đối, muốn chính xác phải xác định số lượng tuyệt đối, nghĩa là số
lượng từng loại bạch cầu trong 1 mm3 máu.
Thay đổi trong bệnh lý về công thức bạch cầu phổ thông:
- Bạch cầu hạt trung tính: tăng trong nhiễm trùng cấp như viêm ruột thừa, viêm phổi;
giảm trong nhiễm độc kim loại nặng như Pb, As, suy tủy, nhiễm siêu vi (quai bị, cúm, sởi…).
- Bạch cầu hạt ưa acid: tăng trong dị ứng, bệnh ký sinh trùng, các bệnh ngoài da…; giảm trong
kích động, chấn thương tâm lý, dùng thuốc ACTH, cortisol…
- Bạch cầu hạt ưa base: tăng trong bệnh bạch cầu dòng tủy; giảm trong dị ứng cấp, dùng thuốc
ACTH.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
- Bạch cầu mono: tăng trong bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như lao.
- Bạch cầu lympho: tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, ho gà, sởi, lao…; giảm trong
thương hàn nặng, sốt phát ban…

Hình ảnh tế bào Bạch cầu bình thường

Hình 1. Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil)

Hình 2. Bạch cầu hạt ưa acid (Eosinophil)

Hình 3. Bạch cầu hạt ưa base (Basophil)

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực

Hình 4. Bạch cầu Lympho (Lymphocyte)

Hình 5. Bạch cầu Mono (Monocyte)

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
Bài 5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ LẮNG MÁU
Vitessed Sedimentation (VS)

Mục tiêu
1. Trình bày được tỷ trọng, độ nhớt và các thành phần của máu.
2. Trình bày được nguyên tắc của xét nghiệm.
3. Nhận định và biện luận kết quả của xét nghiệm.
4. Trình bày được các ứng dụng của xét nghiệm.
1. Đại cương
Máu được chống đông để yên một thời gian thì hồng cầu sẽ lắng xuống. Nguyên nhân
hồng cầu lắng xuống là do:
- Các protein huyết tương mang điện tích âm trung hoà hồng cầu mang điện tích dương
khi máu ở ngoài cơ thể làm cho hồng cầu dính vào nhau và lắng xuống.
- Tỷ trọng của máu toàn phần: 1,050 – 1,060; Tỷ trọng của hồng cầu là 1,100 và tỷ trọng
của huyết tương là 1,030. Tỷ trọng của huyết cầu lớn hơn tỷ trọng của huyếtt tương nên hồng
cầu sẽ lắng xuống. Hiện tượng lắng còn phụ thuộc vào độ nhớt của máu do nồng độ protein và
số lượng hồng cầu quyết định, độ nhớt của máu toàn phần so với nước là 3,8 – 4,5/l, của
huyets tương là 1,6 – 1,7/l.
Nếu số lượng, hình dáng, kích thước và đặc tính bề mặt hồng cầu thay đổi, làm cho tốc độ
lắng hồng cầu cũng thay đổi.
Có nhiều phương pháp đo tốc độ lắng hồng cầu, nhưng có hai phương pháp được áp dụng
rộng rãi là phương pháp Westergreen và phương pháp Panchenkov.
2. Nguyên tắc.
Cho máu chống đông vào một ống mao quản có đường kính nhất định, đặt yên theo
phương thẳng đứng. Sau từng khoảng thời gian đọc chiều cao của cột huyết tương phía trên,
chính chiều cao này là tốc độ lắng hồng cầu.
3. Phương pháp Westergreen.
3.1. Phương tiện:
+ Giá và ống đo Westergreen.
+ Bơm tiêm khô và sạch.
+ Ống nghiệm.
+ Đồng hồ để theo dõi thời gian.
+ Dung dịch chống đông: natricitrat: 3,8%.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
3.2. Tiến hành:
Lấy 0,4 ml dung dịch natricitrat 3,8% cho vào ống nghiệm. Dùng bơm tiêm lấy 1,6 ml
máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm chứa natricitrat, trộn đều (đảm bảo có tỷ lệ 1:4). Sau đó
dùng ống hút Westergreen hút máu tới vạch 100 (200 mm) và đặt ống Westergreen thẳng đứng
vào giá và đọc kết quả sau 1 giờ, sau 2 giờ.
4. Nhận định kết quả.
Do chiều cao cột huyết tương:
+ Bình thường:
Sau 1 giờ : Nam: 5 ± 2 mm
Nữ: 6 ± 2 mm
Sau 2 giờ: Nam: 9 ± 2 mm
Nữ: 14 ± 2 mm
+ Bệnh lý:
- Tốc độ lắng hồng cầu tăng trong: viêm nhiễm cấp tính và mạn tính, leucose cấp, thiếu
máu.
- Tốc độ lắng hồng cầu giảm trong: số lượng hồng cầu tăng, dị ứng.
Ghi chú: xét nghiệm này không đặc hiệu mà chỉ góp phần chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
Bài 6. XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH HỒNG CẦU LẮNG ĐỌNG
HEMATOCRIT (Hct)

Mục tiêu
1. Trình bày được các thành phần của máu.
2. Trình bày được các nguyên tắc của xét nghiệm Hct.
3. Nhận định và biện luận kết quả của xét nghiệm Hct.
4. Trình bày được các ứng dụng của xét nghiệm Hct.
I. Đại cương
Thể tích hồng cầu lắng đọng là tỷ lệ bách phân hồng cầu lắng đọng trong một
thể tích máu toàn phần. Trị số bình thường của Hct:
- Người lớn: Nam: 42 – 52% (trung bình 47%).
Nữ: 37 – 47% (trung bình 42%).
- Trẻ sơ sinh 44 – 64% (trung bình 54%).
Máu gồm 2 thành phần là huyết tương và huyết cầu có tỷ trọng khác nhau.
Huyết cầu có tỷ trọng lớn hơn huyết tương do đó huyết cầu sẽ lắng xuống.
Có 2 phương pháp để xác định thể tích hồng cầu lắng đọng thường được sử
dụng: Phương pháp vi lượng (Microhematocrit Wintrobe) và Phương pháp Wintrobe
(Macrohematocrit).
1. Nguyên tắc.
Lấy máu cho vào ống nghiệm có kích thước nhất định đã có chất chống đông. Ly tâm với
tốc độ và thời gian nhất định, từ đó xác định tỷ lệ % khối hồng cầu trong máu toàn phần.
2. Phương pháp vi lượng (Microhematocrit Wintrobe).
2.1. Phương tiện:
+ Máy ly tâm vi lượng kèm theo thước đo.
+ Ống đo vi lượng dài 75mm, đường kính 1,5mm (ống đo vi lượng được tráng Heparin để
chống đông).
+ Chất gắn (sáp mềm).
+ Bộ dụng cụ chích máu.
2.2. Tiến hành:
+ Sát trùng, chích máu, bỏ giọt máu đầu.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
+ Đặt một đầu ống đo vi lượng vào trong giọt máu để máu tự chảy vào đến khoảng 3/4
ống.
+ Lau sạch máu bên ngoài đầu ống, rồi gắn đầu ống bằng sáp mềm.
+ Đặt những ống đo vi lượng vào những rãnh của mâm ly tâm sao cho mỗi số của ống ứng
với số của mẫu máu. Đầu gắn sáp phải để ở phía ngoài của mâm.
+ Ly tâm 10.000 vòng/phút trong 5 phút.
+ Đọc kết quả thể tích khối hồng cầu bằng thước đo đặc biệt.
3. Nhận định kết quả.
Thông thường thể tích khối hồng cầu (HC) có mối liên quan khá chặt chẽ với số lượng
HC và với lượng Hemoblobin (Hb):
- Tương quan giữa số lượng hồng cầu và thể tích khối hồng cầu:
Nếu gọi C là số lượng HC (triệu/mm3 máu) thì thể tích khối HC (%) bằng (C x 10) – 2
đến (C x 10) – 4.
VD: C = 4.000.000/mm3 thì thể tích khối HC bằng: (4 x 10) - 2 và (4 x 10) - 4 tức là bằng
38% và 36%.
- Tương quan giữa lượng Hb và thể tích khối hồng cầu: Bình thường thể tích khối hồng cầu
gấp 3 lần lượng Hb tính bằng g/100 ml máu.
VD: 1 người lượng Hb =13g/100 ml thì thể tích khối HC của người đó = 13 x 3 = 39%.
4. Ứng dụng
Hct phản ánh đặc tính của hia thành phần máu là huyết cầu và huyết tương, do đó Hct
được chỉ định trong một số bệnh liên quan đến:
Hồng cầu:
+ Số lượng hồng cầu giảm trong bệnh thiếu máu hoặc tăng trong suy tim.
+ Thể tích hồng cầu tăng hoặc giảm trong một số bệnh về máu.
Huyết tương: thể tích huyết tương tăng hoặc giảm trong trương hợp máu bị cô đặc do mất nước
bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
Bài 7. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỨC BỀN HỒNG CẦU

Mục tiêu:
1. Trình bày được hiện tượng thẩm thấu qua màng tế bào hồng cầu.
2. Trình bày được nguyên tắc của xét nghiệm sức bền màng hồng cầu.
3. Nhận định và biện luận được kết quả xét nghiệm xác định sức bền màng hồng cầu.
4. Trình bày được các ứng dụng xét nghiệm xác định sức bền màng hồng cầu.

1. Đại cương.
Màng hồng cầu là một màng bán thấm nên sẽ xảy ra hiện tượng thẩm thấu khi đặt vào
trong các dung dịch khác nhau. Áp lực thẩm thấu của máu tương đương với áp lực thẩm thấu
của dung dịch NaCl 9‰ là dung dịch đẳng trương.
- Nếu để hồng cầu trong dung dịch NaCl 9‰ thì hồng cầu không thay đổi hình dạng.
- Nếu để hồng cầu trong dung dịch NaCl > 9‰ (dung dịch ưu trương) thì hồng cầu teo lại
do mất nước.
- Nếu để hồng cầu trong dung dịch NaCl < 9‰ (dung dịch nhược trương) thì hồng cầu bị
trương to do hút nước.
Dung dịch NaCl càng nhược trương thì hồng cầu càng hút nước nhiều, đến mức độ nhất
định hồng cầu sẽ bị vỡ, giải phóng huyết sắc tố làm cho dung dịch có màu hồng.
Dựa trên mức độ vỡ để đánh giá sức bền màng hồng cầu.
Trị số sức bền màng hồng cầu bình thường của máu người là:

Thành phần máu Sức bền tối thiểu Sức bền tối đa
Máu toàn phần 4,6 ‰ 3,4 ‰
Hồng cầu rửa 4,8 ‰ 3,6 ‰

2. Nguyên tắc.
Cho máu toàn phần hoặc hồng cầu rửa vào dung dịch NaCl có nồng độ nhược trương
dần, quan sát màu sắc, độ trong, tình trạng lắng của hồng cầu để xác định sức bền màng hồng
cầu:
- Ở nồng độ NaCl một số hồng cầu bắt đầu vỡ gọi là sức bền tối thiểu của hồng cầu.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
- Ở nồng độ NaCl tất cả hồng cầu đều vỡ gọi là sức bền tối đa của hồng cầu.

3. Phương tiện.
- Bộ sát trùng và lấy máu tỉnh mạch (> 3ml).
- Giá đựng và 10 ống nghiệm sạch đánh số từ 1 đến 10.
- Hai Pipet 10 ml chia vạch 0,1 ml (một để hút dd NaCl và một để hút nước cất).
- Pipet nhựa 3ml để hút máu.
- Dung dịch NaCl 1%.
- Nước cất.

4. Tiến hành.
- Pha dung dịch NaCl 1 % loãng dần theo thứ tự sau:

TT ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

NaCl 1% (ml) 6 5,5 5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5

Nước cất (ml) 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5

% NaCl ống 6 5,5 5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5

- Lấy 3 đến 4ml máu tĩnh mạch: chống đông bằng heparin hay natricitrat 5% hoặc hồng
cầu đã rửa sạch huyết tuơng.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm: hai giọt máu (từ ống 1 đến ống 10), bịt miệng ống nghiệm
bằng gòn không thấm và trộn đều (dùng ngón tay bịt đầu ống nghiệm lật ngược nhẹ vài lần).
Đặt các ống nghiệm vào giá để yên trong hai giờ sau đọc kết quả, hoặc để 15 phút rồi đem ly
tâm 3000 vòng/phút trong 10 phút.

5. Nhận định kết quả.


- Ở những ống nghiệm hồng cầu chưa vỡ thì hồng cầu lắng xuống đáy ống, dung dịch vẫn
trong.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
- Ở những ống nghiệm có hồng cầu vỡ thì dung dịch có màu hồng, càng vỡ nhiều hồng
cầu thì màu dung dịch càng hồng đậm và đáy ống nghiệm càng ít hồng cầu lắng xuống. Khi
toàn bộ hồng cầu bị vỡ, sẽ không còn hồng cầu lắng xuống đáy ống.
- Ống có màu hồng đầu tiên là chỉ sức bền tối thiểu. Ống không còn hồng cầu lắng xuống
đáy đầu tiên chỉ sức bền tối đa.

6. Ứng dụng
Sự thay đổi sức bền hồng cầu:
- Sức bền hồng cầu giảm: thường gặp trong bệnh thiếu máu tan huyết, bệnh vàng da do
xoắn trùng (nồng độ NaCl từ 5 đến 6 ‰ hồng cầu đã vỡ).
- Sức bền hồng cầu tăng: gặp trong một số bệnh vàng da do tắc mật hoặc vàng da do gan
(nồng độ NaCl 4‰ hồng cầu mới bắt đầu tan), ngoài ra còn tăng sau cắt lách.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
Bài 8. PHẢN XẠ TỦY SỐNG
Mục tiêu:
1. Trình bày được đặc điểm, cấu trúc của tủy sống.
2. Trình bày được chức năng phản xạ của tủy sống.
3. Phân tích 5 thành phần của cung phản xạ.
4. Nêu được nguyên tắc thí nghiệm phản xạ tủy sống.
5. Mô tả và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm phản xạ tủy sống.
I. Đại cương
- Tủy sống (spinal cord) là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, chạy dọc bên trong
xương sống, chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể.
- Tủy sống bao gồm 2 thành phần chính là chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng,
nó được bao bọc bởi ba lớp màng: màng ngoài gọi là màng cứng, màng giữa gọi là màng nhện,
màng trong gọi là màng nuôi.
Tủy sống có tất cả 31 đốt tủy, gồm:
+ 8 đốt cổ (C: Cervical)
+ 12 đốt ngực (T: Thoracic)
+ 5 đốt thắt lưng (L: Lumbar)
+ 5 đốt cùng (S: Sacral)
+ 1 đốt cụt (C: Coccygeal)
II. Chức năng phản xạ của tủy sống
Tủy sống chi phối nhiều phản xạ quan trọng, đồng thời tham gia dẫn truyền các xung
động thần kinh từ ngoại vi đi lên não và từ não đi xuống.
Chức năng phản xạ của tủy sống do phần chất xám trong tủy sống đảm nhận. Phản xạ là
đáp ứng của cơ thể với kích thích, thực hiện trên cơ sở một cung phản xạ.
III. Cung phản xạ
Cung phản xạ là đường dẫn truyền xung động thần kinh đi từ cơ quan nhận cảm, qua
thần kinh trung ương đến cơ quan đáp ứng.
Một cung phản xạ gồm có 5 bộ phận:
- Bộ phận nhận cảm (thụ cảm thể).
- Đường dẫn truyền vào (dây thần kinh cảm giác).
- Thần kinh trung ương (tủy sống).
- Đường dẫn truyền ra (dây thần kinh vận động).
- Cơ quan đáp ứng (gân, cơ…).
Phản xạ chỉ thực hiện trên cơ sở cung phản xạ còn nguyên vẹn về cấu trúc và chức
năng.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
III. Thí nghiệm phản xạ tủy sống trên Ếch
1. Nguyên tắc.
Gây phản xạ co chân một con ếch chỉ còn tủy sống bằng dung dịch H 2SO4, sau đó phá
hủy lần lượt từng bộ phận của cung phản xạ để chứng minh tính toàn vẹn về cấu trúc và chức
năng của cung phản xạ. Thí nghiệm với nồng độ H2SO4 tăng dần để đánh giá các quy luật phản
xạ tủy và thời gian phản xạ tủy.
2. Phương tiện.
- Ếch khoẻ.
- Bộ dụng cụ mổ ếch (xem bài nút thắt Stanius).
- Giá treo
- Cốc đựng (nước, dd H2SO4).
- Đồng hồ bấm giây.
- Chỉ buộc, bông, giấy thấm, khăn lau.
- Hoá chất: Dung dịch H2SO4 (từ 0,1% - 3%); novocain 3% hoặc ether
3. Tiến hành
- Cắt bỏ đại não ếch: dùng kéo to cắt bỏ hàm trên ếch bằng một đường ngang qua mép
trên của nếp tai, như vậy ta đã có con ếch tủy. Treo ếch lên giá, để vài phút cho ếch hết
choáng. Tiến hành các thí nghiệm khi cung phản xạ còn nguyên vẹn.

Hình 1. Tư thế treo ếch

3.1. Khảo sát cung phản xạ


Loại dần các khâu của cung phản xạ:
- Loại bỏ bộ phận nhận cảm: dùng kéo cắt da quanh 1/3 dưới đùi ếch, lột hết da cẳng
chân bên đó của ếch (chú ý không để sót da ở ngón chân), đắp giấy thấm tẩm acid lên cơ, quan
sát xem có phản xạ hay không.
- Dùng kéo bộc lộ dây thần kinh hông của ếch ở chi sau bên kia. Luồn một sợi chỉ luồn
dưới dây thần kinh. Lấy bông tẩm novocain bọc quanh dây thần kinh hông.

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
Dây này có cả sợi cảm giác và sợi vận động, nhưng sợi cảm giác dễ bị tê hơn so với sợi
vận động, vì vậy ta có thể loại trừ dần từng sợi một.
+ Sau khoảng 2 - 3 phút sợi cảm giác bị tê, thử đặt giấy thấm tẩm acid lên da ếch phía
dưới chỗ gây tê phản xạ tủy trên ếch xem phản xạ có hay không. Ngay sau đó đặt giấy tẩm
acid lên trên chỗ gây tê xem phản xạ có hay không.
+ Gây tê dây thần kinh sâu thêm (khoảng 5 - 10phút), thử lại phản xạ: đặt giấy thấm
tẩm acid lên trên chỗ gây tê, quan sát xem phản xạ có hay không.
- Loại trừ trung khu: dùng dùi ếch chọc vào ống sống để phá tủy sống. Sau đó đặt giấy
thấm tẩm acid lên trên da ếch quan sát cử động của ếch.
Tóm lại: Khi cung phản xạ còn nguyên vẹn, thời gian phản xạ phụ thuộc vào cường độ
kích thích: cường độ tăng (nồng độ H2SO4 cao dần) thời gian phản xạ giảm dần. Loại trừ một
trong 5 bộ phận của cung phản xạ, phản xạ không xảy ra.
3.2. Thời gian phản xạ
- Định nghĩa: Thời gian phản xạ là thời gian tính từ lúc một bộ phận bị kích thích đến
khi có đáp ứng xảy ra.
- Quy luật tất cả hoặc không: một đáp ứng xảy ra khi có kích thích bằng hoặc trên
ngưỡng, và đáp ứng đó sẽ là tối đa.
- Tiến hành thí nghiệm: Ếch đã cắt bỏ đại não, treo lên giá chờ hết choáng. Dùng giấy
thấm tẩm dd H2SO4 đặt lên da chân ếch với nồng độ từ thấp đến cao dần đến khi ếch co chân
đạp (chú ý sau mỗi lần thử nhúng ếch xuống chậu nước để rửa và dùng khăn lau nhẹ). Theo
dõi và ghi nhận thời gian phản xạ (từ khi đặt giấy thấm lên da ếch) và ngưỡng kích thích.
- Giải thích:
+ Cường độ kích thích càng tăng thì thời gian phản xạ càng ngắn, nhưng nếu tăng cường
độ đến một ngưỡng nhất định thì thời gian phản xạ không tăng nữa.
+ Theo quy luật tất cả hoặc không: khi có kích thích nồng độ ngưỡng thì phản xạ co
chân ếch xảy ra tối đa.
+ Khi cường độ kích thích nhỏ (nồng độ dd H 2SO4 thấp) chỉ vài sợi cảm giác nhận được
kích thích, đi đến sợi vận động tương ứng thông qua trung tâm xử lí nên số lượng cơ đáp ứng
ít (tương ứng với sợi vận động).
+ Khi cường độ kích thích lớn, tầng số xung càng cao, nhiều sợi thần kinh bị kích thích
thì số lượng cơ đáp ứng sẽ nhiều, thời gian đáp ứng ngắn lại.
Do số lượng sợi trục trong cả dây vận động và dây cảm giác có hạn, nên khi cường độ
kích thích tăng đến một ngưỡng nhất định thì thời gian đáp ứng không giảm nữa.
3.3. Khảo sát các quy luật phản xạ tủy
Có 4 quy luật phản xạ:

GVHD: Ths. Trần Hoàng


Sinh lý 1 – Thực
+ Quy luật 1 bên: Một kích thích yếu, trung tâm vận động ở sừng trước chỉ tạo ra tại
chỗ bị kích thích.
+ Quy luật đối xứng: Tăng cường độ kích thích sẽ gây phản xạ đối bên.
+ Quy luật khuyết tán: Nếu tăng cường độ kích thích lên nữa sẽ gây phản xạ từ sau ra
trước cùng bên bị kích thích.
+ Quy luật toàn thể: Nếu kích thích cường độ quá mạnh sẽ gây phản xạ toàn cơ thể.
- Tiến hành thí nghiệm: Ếch đã cắt bỏ đại não, treo lên giá chờ hết choáng. Dùng giấy
thấm tẩm dd H2SO4 đặt lên da chân ếch với nồng độ từ thấp đến cao dần đến khi ếch co chân
đạp (chú ý sau mỗi lần thử nhúng ếch xuống chậu nước để rửa và dùng khăn lau nhẹ). Theo
dõi và giải thích kết quả.
- Giải thích
Mỗi sợi trục của nơron có hàng trăm nghìn nhánh và bao quanh thân cũng có nhiều
đuôi gai. Chúng sẽ tạo thành nhiều synap với các nơron khác. Như vậy khi một nơron bị kích
thích sẽ truyền xung thần kinh đến nơron gần, khi kích thích lớn sẽ truyền xung thần kinh đến
nơron ở xa hơn. Mặt khác, trong dây hướng tâm có nhiều bó sợi trục nơron mà mỗi bó đi đến
các trung tâm xử lý khác nhau:
- Kích thích nhỏ sẽ kích thích trung tâm ở sừng trước đoạn tủy cùng bên: gây co chân
bên kích thích.
- Tăng cường độ kích thích sẽ kích thích nơron vận động đối bên làm co 2 chân sau.
- Tiếp tục tăng cường độ sẽ kích thích đến nơron vận động ở đoạn tủy cao hơn cùng
bên là co hai chân cùng bên.
- Cuối cùng, cường độ kích thích đủ lớn sẽ tạo xung động trên tất cả các nơron vận
động gây co tất cả các cơ.
3.4. Lập bảng ghi nhận kết quả các thí nghiệm

Thí Nội dung thực hiện Ngưỡng kích thích Thời gian Mô tả các phản xạ
nghiệm (Nồng độ H2SO4) đáp ứng
Thời gian
phản xạ

Quy luật
phản xạ

Cung
phản xạ

GVHD: Ths. Trần Hoàng

You might also like