You are on page 1of 48

NHÓM MÁU

BS.CKII HUỲNH THỊ BÍCH HUYỀN


MỤC TIÊU
• Nêu được bản chất kháng thể tự nhiên
• Nêu được bản chất kháng thể bất thường
• Mô tả tạo sự kháng nguyên của hệ ABO
• Mô tả kiểu hình, kiểu di truyền nhóm máu hệ ABO
• Nêu được di truyền nhóm máu theo định luật Mendel
• Xác định nhóm máu ABO
• Liệt kê nhóm máu Rhesus
• Trình bày ứng dụng nhóm máu trong truyền máu
NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
III. HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
IV. ĐỊNH NHÓM MÁU
V. ỨNG DỤNG TRUYỀN MÁU
I. TỔNG QUAN
• Năm 1860, Landoisiner trộn hồng cầu (HC) cừu với huyết thanh người
-> HC bị vỡ và huyết sắc tố được phóng thích ra
• Năm 1890, Landsteiner lấy máu của các cộng sự, cho HC người này
tiếp xúc với huyết thanh người kia -> nhiều trường hợp HC bị ngưng
kết với chất hiện diện trong huyết thanh. Ông đưa ra 3 định luật:
- Kháng thể hiện diện trong huyết thanh của một nhóm máu nào thì
không làm ngưng kết HC của nhóm đó
- Nhóm máu này chứa kháng thể (nếu có) làm ngưng kết HC nhóm
máu khác
- Mỗi nhóm máu được xác định bằng sự hiện diện hay vắng mặt của
một hay nhiều yếu tố trên HC gọi là kháng nguyên
I. TỔNG QUAN
• Dựa định luật thứ 3, ông Landsteiner đã khám phá ra hệ thống nhóm
máu đầu tiên ở người: ABO gồm sơ khởi 3 nhóm A, B, và O
• Từ đó thúc đẩy các nhà nghiên cứu vào các lãnh vực: truyền máu,
nhân chủng học, di truyền, pháp y.
• Đưa đến những ứng dụng:
- Về truyền máu: giảm thiểu các tai biến
- Về di truyền: nhóm máu di truyền theo định luật Mendel
- Về nhân chủng học: tỉ lệ các hệ thống nhóm máu khác nhau tùy theo
dân tộc
- Về pháp y: giúp tìm, loại bỏ phụ hệ và xác định các vết máu
I. TỔNG QUAN
1. Kháng nguyên (KN) đa số hiện diện trên bề mặt HC. Tuy nhiên có loại
hiện diện trong huyết thanh và hấp thụ lên bề mặt HC (như Lewis)
• Có KN chỉ hiện diện trên HC, nhưng có một số khác vừa hiện diện trên
HC lại vừa hiện diện:
- Bạch cầu
- Tiểu cầu
- Trong các tổ chức
- Dưới hình thức hòa tan trong huyết thanh, trong các dịch tiết (nước
bọt, sữa, tinh dịch …)
I. TỔNG QUAN
2. Kháng thể kháng hồng cầu
• Kháng thể (KT) là những globulin miễn dịch hiện diện trong huyết
tương. Thuộc nhóm IgM, IgG và ít hơn nữa là IgA
• Dựa vào nguồn gốc xuất hiện của chúng, người ta chia 2 loại:
2.1. Kháng thể tự nhiên
• Là KT xuất hiện không thông qua một quá trình miễn dịch rõ ràng
• Bản chất là IgM
• Hoạt động tối ưu ở 4-20o C, ở môi trường Nacl 0.9%
• Bị hủy diệt ở 700 C trong 10 phút, bị phân hủy bởi chất 2 ME
(Mercaptoethanol)
I. TỔNG QUAN
2.2. Kháng thể miễn dịch
• KT được tạo thành thông qua sự miễn dịch rõ ràng, chủ yếu là do
truyền máu hay mang thai bất thuận hợp
• Bản chất thường là IgG
• Không làm ngưng kết HC mang KN tương ứng ở môi trường NaCl 0.9%
và ở nhiệt độ lạnh hay nhiệt độ phòng thí nghiệm
• Phát hiện bằng kỹ thuật:
- Dùng môi trường đại phân tử có nồng độ cao (như Albumin)
- Dùng men tiêu đạm bromelin, trypsin hay papain
- Dùng huyết thanh kháng globulin người (AHG)
• Không bị hủy diệt ở 700 C trong 10’ hoặc dưới tác dụng của 2ME
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
• Hệ thống ABO là hệ thống được phát hiện sớm nhất bởi Landsteiner
• Landsteiner phát hiện các nhóm A, B, O
• Descastello và Sturli (1900) phát hiện nhóm máu AB
• Dungern và Hirsfeid (1911) với nhóm máu A2
• Bernstein (1924) công bố giả thiết về di truyền
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.1. Kháng nguyên hệ ABO:
• Các kháng nguyên HC hệ ABO là các chất đa đường
• Những KN A và B thể hiện gen A và B trên bề mặt HC, còn khu trú ở nơi
khác như nước bọt, bạch cầu, tiểu cầu, Tb biểu mô, Tb nội mô mạch
máu
• KN này tan trong nước
• Phát hiện từ lúc bào thai 5 đến 6 tuần
• Lượng KN tăng không đáng kể trong bào thai.
• Chỉ từ sau khi sanh mới tăng dần, phát triển ổn định 2-4 năm sau
• Tồn tại suốt đời, có thể suy giảm khi tuổi già hoặc suy yếu trong bệnh
lý (như bạch cầu cấp)
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.1.1. Đặc điểm KN hệ ABO:
• Nằm trên nhánh dài NST số 9 ở người (9q34)
• Nhóm máu A có KN A trên bề mặt HC
• Nhóm máu B có KN B trên bề mặt HC
• Nhóm 0 không có KN A và B trên bề mặt HC, nhưng có KN H
• Năm 1952, tại Bombay, Bhende phát hiện 1 nhóm máu:
+ HC không bị ngưng kết với kháng thể kháng A, kháng B và kháng H
+ Trong huyết thanh có cả kháng thể Anti-A, Anti-B và Anti-H làm ngưng
kết tất cả các nhóm máu kể cả nhóm O
-> Nhóm O Bombay
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.1.1. Đặc điểm KN hệ ABO (tt):
• Đến nay, người ta biết KN H:
+ Là tiền thân của KN A và B
+ Không chỉ có mặt ở nhóm O mà cả nhóm A, B, AB -> nên hệ ABO còn
gọi là hệ ABH
• Sự hiện diện kháng nguyên H là do hệ thống gen Hh.
+ Người nhóm O Bombay có kiểu gen hh.
+ Người nhóm O có gen H nên có KN H, nhưng không có gen A, gen B
nên không chuyển chất H thành KN A, KN B được.
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.1.2. Sự tạo KN ABO:
- Các gen ABO không tạo KN trực tiếp mà tạo ra men glycosyltransferase
để tổng hợp nên KN
- Các enzyme này khi thêm 1 phân tử đường vào vị trí của 1 carbohydrat
trụ cột mà kết thúc bằng đường Fucose (KN H) sẽ dẫn đến làm thay đổi
lượng KN A ( N-acetyl D-galactosamine) hoặc lượng KN B (D-galactose)
trên bề mặt HC, đưa đến xác định nhóm máu A, B, AB hoặc O
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
Fucose: đường chiếm
Gen H ưu thế miễn dịch chịu
trách nhiệm về tính
đặc hiệu của H
GL Glucose
GAL Galactose
GLNAC N-acetylglucosamine
FUC Fucose
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
Gen A GALNAC acetylgalactose :
đường chiếm ưu thế miễn
dịch chịu trách nhiệm về
tính đặc hiệu của A

GL Glucose
GAL Galactose
GLNAC N-acetylglucosamine
FUC Fucose
GALNAC N-acetylgalactosamine
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
Gen B GAL Galactose: đường
chiếm ưu thế miễn dịch
chịu trách nhiệm về tính
đặc hiệu của B

GL Glucose
GAL Galactose
GLNAC N-acetylglucosamine
FUC Fucose
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO

II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.2. Kháng thể hệ ABO
• Cơ thể sản xuất ra các kháng thể (KT) trực tiếp chống lại KN A và/hoặc
B không có trên HC của chúng
• Các KT anti-A, Anti-B là được mô tả là xuất hiện tự nhiên bởi chúng
được sản xuất mà không có bất kỳ sự tiếp xúc với hồng cầu
• Các kháng thể ABO chủ yếu là IgM, và chúng kích hoạt bổ thể và phản
ứng ở nhiệt độ phòng thí nghiệm hoặc nhiệt độ lạnh (40 C)
• KT ABO tạo ra phản ứng ngưng kết trực tiếp mạnh trong thử nghiệm
nhóm ABO
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.2. Kháng thể hệ ABO (tt):
• Việc sản xuất KT ABO được bắt đầu khi mới sinh nhưng hiệu giá quá
thấp để phát hiện cho đến khi trẻ được 3 đến 6 tháng tuổi
• Sản xuất KT đạt đỉnh điểm giữa 5 và 10 tuổi và giảm dần khi lớn lên

Nồng độ KT Anti- A trong nhóm máu B

Nồng độ KT Anti-B trong nhóm A


II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.2. Kháng thể hệ ABO (tt):
• KT Anti-A hiện diện trong huyết tương người nhóm B
• KT Anti-B hiện diện trong huyết tương người nhóm A
• KT Anti-A, Anti-B hiện diện trong huyết tương người nhóm O
• Trong nhóm máu AB không hiện diện KT trong huyết tương
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
Kháng nguyên và kháng thể của nhóm ABO
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.3. Kiểu hình và kiểu di truyền của hệ ABO
Phenotype ( Kiểu hình) Genotype (Kiểu di truyền)
A AA, AO
B BB, BO
AB AB
O OO
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO

Di truyền theo định luật Mendel


II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.4. Định nhóm máu ABO
Bằng cả 2 phương pháp:
II.4.1. Phương pháp dùng huyết thanh mẫu (định nhóm máu xuôi)
• Nhằm trực tiếp xác định KN hệ ABO trên bề mặt HC
• Sử dụng những kháng huyết thanh, đã chuẩn hóa, chứa KT Anti-A,
Anti-B, hoặc Anti-AB
• Kế đến tiếp xúc/trộn với HC của mẫu thử
• Dựa trên phản ứng ngưng kết KN-KT để xác định có KN A, B, hay không
có -> định danh nhóm máu
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
Anti-A với HC của BN Anti-B với HC của BN Anti-AB với HC của BN Nhóm máu

+ 0 + A
0 + + B
+ + + AB
0 0 0 O

+ Ngưng kết
0 Không ngưng kết
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.4.2. Phương pháp dùng hồng cầu mẫu (định nhóm máu ngược)
• Nhằm phát hiện KT hệ ABO trong huyết tương
• Sử dụng HC mẫu (A, B) đã biết trước
• Tiếp xúc với huyết thanh của mẫu thử
• Dựa phản ứng ngưng kết KN-KT để xác định có mặt hay vắng mặt KT
Anti-A, Anti-B trong huyết thanh mẫu thử -> xác định nhóm máu
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
Huyết thanh BN với HC A Huyết thanh BN với HC B Nhóm máu
+ + O
0 + A
+ 0 B

0 0 AB

+ Ngưng kết
0 Không ngưng kết
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO

Định nhóm máu xuôi (HC của BN với kháng Định nhóm máu ngược (Huyết
huyết thanh) thanh BN với HC mẫu)
Nhóm Anti-A Anti-B KN trên HC HC A HC B KT trong huyết
máu thanh
O 0 0 Không có KN A + + Anti-A và Anti-
và B B
A + 0 A 0 + Anti-B
B 0 + B + 0 Anti-A
AB + + A, B 0 0 Không có Anti-
A và Anti-B
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.5. Kỹ thuật định nhóm máu
II.5.1 Kỹ thuật định nhóm máu bằng ống nghiệm
II. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
II.5. Kỹ thuật định nhóm máu
II.5.2 Kỹ thuật định nhóm máu bằng Gel card
III. HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
• Năm 1939 Levine nhận thấy sự hiện diện trong huyết thanh của một
phụ nữ vừa sinh con bị thiếu tán huyết, có 1 KT làm ngưng kết hồng
cầu con và người cha.
• KT này cũng làm ngưng kết HC 85% dân số người da trắng
• Thời gian này, Landsteiner và Wiener tiêm HC của khỉ Macacus Rhesus
cho thỏ thu được KT làm ngưng kết HC của một số đông người da
trắng
• Hai loại KT do Levine và Landsteiner phát hiện có chung một đặc tính
mới gọi là Rhesus (Rh)
• KT miễn dich ở người (Levine phát hiện) xác định kháng nguyên gọi là
D
III. HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
• Dựa trên sự hiện diện của hay vắng mặt của kháng nguyên D, người ta
phân hai nhóm: D dương hay Rh dương (Rh+) và D âm (không có D)
hay Rh âm (Rh-)
• KN Rhesus xuất hiện rất sớm trong thời kỳ bào thai và có trong tất cả
tế bào cơ thể. KN Rh do gen nằm trên NST số 1 qui định
• Năm 1943 Fisher phát hiện thêm 4 KN D, C, E, c
• Đến năm 1950 người ta biết có tất cả 5 KN D, C, c, E, e tương ứng 6
gen D, d, C, c, E, e. Trong đó gen d được hình dung trên lý thuyết, do
chưa phát hiện được kháng d (Anti d)
• Sáu gen này được xếp thành 3 cặp allen Dd, Ee, Cc.
• Có 8 haplotype: DCe, DCE, DcE, Dce, dCE, dCe, dcE, dce. Mỗi cá thể
thừa hưởng một haplotype của cha và một haplotype của mẹ
III. HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
• KT hệ Rh xuất hiện do có tiếp xúc với KN (trên HC), nên được gọi là KT
miễn dịch, thuộc loại IgG
• Trong các KT hệ Rhesus, Anti-D là KT mạnh và quan trọng nhất
• KT kháng yếu tố Rh thường xảy ra trong 2 trường hợp:
- Người nhóm máu Rh âm nhận máu Rh+
- Mẹ nhóm Rh âm mang thai Rh+
• KT miễn dịch IgG qua được nhau thai
IV. ĐỊNH NHÓM MÁU
IV.1. Định nhóm máu thông thường: định nhóm máu ABO và Rh D
IV. ĐỊNH NHÓM MÁU

IV. ĐỊNH NHÓM MÁU
IV.2. Định nhóm máu phenotype:
- Ngoài nhóm máu ABO và Rhesus
- Định thêm nhóm Kell, Kidd, Duffy, MNSs
Ứng dụng: cho người cần truyền máu nhiều lần, cần ghép tủy…
V. ỨNG DỤNG TRUYỀN MÁU
V.1. Chỉ định truyền máu:
- Thiếu hồng cầu hoặc
- Thiếu các chế phẩm khác của máu (tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố
đông máu…)
“THIẾU THÀNH PHẦN NÀO CẦN TRUYỀN ĐÚNG THÀNH PHẦN ĐÓ”
V. ỨNG DỤNG TRUYỀN MÁU
V.2. Nguyên tắc truyền máu
V.2.1. Hồng cầu lắng: Truyền khối HC hòa hợp nhóm máu ABO với
người nhận.
Nhóm máu của đơn vị
Nhóm máu máu truyền
người nhận Khối hồng cầu Máu toàn
(HC lắng) phần
O O O
A A hoặc O A
B B hoặc O B
AB hoặc A
AB AB
hoặc B hoặc O
V. ỨNG DỤNG TRUYỀN MÁU
V.2. Nguyên tắc truyền máu
V.2.2. Truyền huyết tương: Truyền các chế phẩm huyết tương hòa hợp
nhóm máu ABO với người nhận.

Nhóm máu Nhóm máu của đơn vị


người nhận huyết tương truyền

O O hoặc B hoặc A hoặc AB


A A hoặc AB
B B hoặc AB
AB AB
V. ỨNG DỤNG TRUYỀN MÁU
V.2.3. Chọn lựa các đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu (hồng cầu
lắng), bạch cầu và tiểu cầu theo nhóm Rhesus D, như sau:

Nhóm máu người bệnh


Nhóm máu của đơn vị máu truyền
nhận máu

D (-) D (-)

D (+) D (+) hoặc D (-)


V. ỨNG DỤNG TRUYỀN MÁU
V.3. Tai biến truyền máu
V.3.1. Tai biến sớm:tai biến xảy ra trong lúc truyền máu hay trong
vòng 24h sau truyền máu
- Dị ứng, nổi mẫn, ngứa, sốt
- Quá tải tuần hoàn
- Tán huyết nội mạch (có thể do không hòa hợp KN-KT)
- Sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ
V. ỨNG DỤNG TRUYỀN MÁU
V.3. Tai biến truyền máu
V.3.2. Tai biến muộn: tai biến xảy ra sau 5-10 ngày sau truyền máu
- Tán huyết muộn
- Ban xuất huyết sau truyền máu
- Bệnh mảnh ghép chống ký chủ
- Quá tải sắt
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Khi diễn tả kháng thể tự nhiên, chọn câu SAI
A. Bản chất là IgM
B. Hoạt động ở tối ưu ở 4-20o C, ở môi trường NaCl 0.9%
C. Không bị hủy ở 700 C trong 10 phút và chất 2 ME (Mercaptoethanol)
D. Xuất hiện tự nhiên
2. Người nhóm máu A
A. Có kháng nguyên (KN) A trên bề mặt HC, không có Kháng thể (KT)
B. Có KN A trên bề mặt HC, có KT kháng B trong huyết tương
C. Có KN B trên bề mặt HC, có KT kháng A trong huyết tương
D. Không có KN trên bề mặt HC, có KT kháng A, B trong huyết tương
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
3. Cha có nhóm máu A, Mẹ nhóm máu B, con của họ có thể
A. Nhóm A, B
B. Nhóm O, A, B
C. Nhóm A, B, AB
D. Nhóm A, B, AB, O
4. Kháng thể miễn dịch
A. Bản chất là IgG, được tạo ra trong quá trình miễn dịch
B. Qua được nhau thai
C. Không bị hủy diệt bởi ở 700 C trong 10’ hoặc dưới tác dụng của 2ME
D. Tất cả đều đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
5. Cha có nhóm máu A, Mẹ nhóm máu AB, con của họ có thể
A. Nhóm A, B
B. Nhóm O, A, B
C. Nhóm A, B, AB
D. Nhóm A, B, AB, O
6. Người nhóm máu O, cần truyền HC lắng, chọn túi HC lắng:
A. Nhóm A, O
B. Nhóm B, O
C. Nhóm A, B
D. Nhóm O
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
7. Cần truyền tiểu cầu cho người nhóm máu B, chọn túi TC
A. Nhóm O, A, B
B. Nhóm B, O
C. Nhóm O
D. Nhóm A, B, AB, O
8. Người nhóm máu O, cần truyền huyết tương, chọn túi huyết tương:
A. Nhóm A, O
B. Nhóm B, O
C. Nhóm A, B
D. Nhóm O, B, A hoặc AB
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
9. Cần truyền HC lắng cho người nhóm máu O Bombay, chọn túi HC lắng
A. Nhóm O, A, hoặc B
B. Nhóm O, hoặc O Bombay
C. Nhóm O
D. Nhóm O Bombay
10. Tai biến truyền máu muộn, trừ:
A. Xảy ra sau 5-10 ngày sau truyền máu
B. Ban xuất huyết sau truyền máu
C. Quá tải tuần hoàn
D. Quá tải sắt

You might also like