You are on page 1of 13

KIẾN THỨC

I. LỊCH SỬ CLB

- Tên: CLB TNTN hội CTĐ tỉnh Thái Nguyên


- Ngày thành lập: 20/10/2007
- Ngày truyền thống: 25/09/2007
- Quyết định thành lập: số 189/QĐ-CTĐ ngày 20/10/2007 của Ban chấp
hành Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Thái Nguyên.
- CLB chịu sự quản lí trực tiếp của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên

 Cơ cấu CLB:
Cơ cấu gồm có: 1 chủ nhiệm, 2 phó CN, 9 ủy viên là 8 chủ nhiệm của 8
đội trường và 1 đội hiến máu cấp cứu.

Chủ nhiệm: Hoàng Xuân Ngọc


Phó chủ nhiệm: Nguyễn Thị Kiều Trang và Nguyễn Phúc Đức
Ủy viên: Vũ Mạnh Tường – Thủ lĩnh đội máu Công nghiệp
Vũ Thị Thương – Thủ lĩnh đội máu Kinh tế kĩ thuật
Nguyễn Ngọc Ánh – Thủ lĩnh đội máu Sư phạm
Nguyễn Thị Thu Phượng – Thủ lĩnh đội máu Nông lâm
Đào Huyền Tri – Thủ lĩnh đội máu Khoa học
Đinh Đức Sỹ - Thủ lĩnh đội máu Công nghệ thông tin
Ma Thị Đan – Thủ lĩnh đội máu Ngoại ngữ
Trần Diễm My– Thủ lĩnh đội máu Kinh Tế
Dương Trung Hiếu – Đội trưởng Đội HMCC

- 6 Ban chuyên trách trực thuộc CLB:

Tên ban Trưởng ban


Ban truyền thông Vũ Phương Thanh
Ban thư kí nhân sự Hoàng Thị Mai Chi
Ban tài chính hậu cần Nguyễn Thúy Chinh
Ban tổ chức sự kiện Nguyễn Xuân Đạt
Ban văn hóa đào tạo Trần Văn Hoàn
Ban kiểm tra kỷ luật Đào Huyền Tri

- CLB đến nay đã trải qua 7 thời kì lãnh đạo:


+ Chị Phạm Minh Phượng, nhiệm kỳ 2007 – 2008
+ Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung, nhiệm kỳ 2008 – 2009
+ Anh Nguyễn Mai Biển, nhiệm kỳ 2009 – 2010
+ Chị Phạm Thị Khánh Hòa, nhiệm kỳ 2010 – 2011
+ Anh Nguyễn Văn Luân, nhiệm kỳ 2011 – 2014
+ Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhiệm kỳ 2014 – 2022
+ Anh Hoàng Xuân Ngọc, nhiệm kỳ 2022 đến nay.
- Phương châm hoạt động của CLB:
“Học tập hết mình vì ngày mai lập nghiệp, hoạt động hết mình vì sự
nghiệp nhân đạo và cuộc sống cộng đồng”
Ý nghĩa của phương châm: trong phương châm, việc học tập được
nhắc đến đầu tiên có nghĩa là chúng ta phải coi trọng việc học tập hàng
đầu, đặt học tập ở vị trí đầu tiên tiếp theo mới đến hoạt động. Chỉ khi
chúng ta học tập tốt vì tương lai của chúng ta thì mới có thể hoạt động
tốt và cống hiến cho cộng đồng. Học tập là tương lai, còn hoạt động là
chỉ có thể theo ta trong quãng đời sinh viên mà thôi.

Câu hỏi thêm:


Ngày 05/08 là ngày gì mà rất nhiều những anh chị và các bạn TNV đồng loạt
thay avt là logo của CLB?
Trả lời:
Ngày 05/08 là ngày truyền thống cũ của CLB, nhưng sau này để phù hợp hơn
với tình hình thực tế, CLB đã quyết định đổi ngày truyền thồng từ 05/08 sang
ngày 25/09 hiện tại.

II, VĂN HÓA CLB


- CLB có 4 bài hát truyền thống:
+ Dưới ánh mai hồng (Máu ca): Trần Đình Văn
+ Đồng đội: Hoàng Hiệp
+ Tôi yêu đội máu: Nhạc: và tôi cũng yêu em; Sáng tác: Nguyễn Văn
Luân
+ Hành trình tuổi 20: Nguyễn Văn Hiên

- CLB có 10 bài dân vũ chính:


STT TÊN GỌI LỜI BÀI HÁT
1 Bài nhảy 9 bước Hãy đến với con người Việt Nam tôi
2 Bài nhảy 12 bước Vào đời
3 Bài nhảy 16 bước The show
4 Bài nhảy 18 bước Không cảm xúc
5 Bài nhảy 32 bước Macarela
6 Bài nhảy 48 bước Rasa saying
7 Té nước Té nước
8 Chung sống Chung sống
9 Trống cơm Trống cơm
10 Việt Nam ơi Việt Nam ơi!

- CLB có 6 nét văn hóa chính:


+ Văn hóa ứng xử: Mỗi tình nguyện viên đều phải có cách ứng xử đúng
mực với nhau. Đặc biệt là với người hiến máu. Từng lời ăn, tiếng nói, cử
chỉ của bạn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi hoạt động tình nguyện. Bởi
vậy cho nên chúng ta là những TNV, chúng ta luôn luôn phải có những nét
ứng xử, cư xử đẹp nhất.
+ Văn hóa ôm (free hugs): Tham gia “Free Hugs” bạn sẽ “phá vỡ” được
cái không gian "tù túng" của mình. Đây là dịp để bạn giao lưu và làm quen
với những người bạn mới. Từ thông điệp cử chỉ yêu thương giản dị đó bạn
có thể sẽ tìm được những người bạn để mở rộng thêm mối quan hệ của
mình. Nhất là đối với hoạt động tình nguyện thì những cái ôm thể hiện
sự chung tay, gắn bó giữa các TNV, giữa TNV và người tham gia hiến
máu.
+ Văn hóa cổ vũ: Bất kỳ tiết mục nào được trình bày thì văn hóa cổ vũ
của chúng ta đều được thể hiện một các sáng tạo, vui nhộn thu hút người
xem. Hình ảnh các tình nguyện viên cùng nhau cổ vũ tạo nên một không
khí vui tươi, nhộn nhịp cho mỗi chương trình văn hoá văn nghệ. Và đặc
biệt đó chính là lời động viên, khích lệ tuyệt vời nhất để các nghệ sĩ hoàn
thành tốt tiết mục của mình.
+ Overnight: Mọi người sẽ ngồi lại với nhau, cùng nhau nói chuyện, tâm sự
chia sẻ những kinh nghiệm, những tình cảm, câu chuyện thú vị hết đêm. Văn
hóa này giúp các TNV gắn kết và hiểu nhau hơn.
+ Văn hóa ăn: sẽ hỏi hô khẩu hiệu:
Mời cả nhà ăn cơm - cả nhà mời bạn ăn cơm.
Cảm ơn Bác Hồ - cảm ơn hậu cần. Không có gì Ngon!
+ Văn hóa giới thiệu: Một phần không thể thiếu khi các tình nguyện viên
giao lưu với nhau đó là giới thiệu bản thân. Theo 6 mục cơ bản:
Một: Họ và tên ?
Hai: Ngày tháng năm sinh, quê quán ?
Ba: Đơn vị công tác ?
Bốn: Dí cò ?
Năm: Ba con sâu, bắp cải sào, ban cán sự ?
Sáu: Lên giường làm chuyện đấy? Nhóm máu ?

Câu hỏi có thể gặp trong phần này:


- Hỏi tên tác giả của các bài hát, bài dân vũ.
- Giới thiệu 6 mục
- Hô văn hóa ăn, hô phương châm hoạt động để các bạn hưởng ứng
- Vừa nhảy vừa đếm bước của các bài dân vũ
- Hỏi về ý nghĩa của 1 trong 6 nét văn hóa CLB.

III, KIẾN THỨC MÁU


1. Máu là gì?
- Máu là một mô lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn.
- Thành phần: 2 thành phần là HUYẾT TƯƠNG và CÁC TẾ BÀO
MÁU.
- Lượng máu tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể: Trung bình từ 70 –
80ml/kg.
- Lượng máu luôn ổn định: máu sinh ở tủy xương = máu mất đi hàng
ngày.
- Mỗi ngày sẽ có khoảng 40 – 80ml máu được thay thế và tủy xương có
khả năng sinh máu gấp 10 lần (khoảng 400 – 800ml)
- Nếu mất 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng nhiêu cơ
quan, sốc hoặc tử vong.
- Nếu hiến lượng máu không quá 9ml/kg cân nặng/lần thì hoàn toàn
KHÔNG CÓ HẠI đến sức khỏe.

2.Thành phần của máu:


2.1, Huyết tương (Chiếm 60% cơ thể)
- Là phần vô hình, có màu vàng và chứa nhiều chất như Albumin, yếu tố
đông máu, các kháng thể, vitamin,..
- Huyết tương thay đổi theo tình trạng sinh lý của cơ thể:
 Sau bữa ăn: Màu vàng đục
 Sau ăn 1 -2 tiếng: Màu vàng chanh
 Máu có huyết tương đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, dị
ứng cho người bệnh.
- Thời gian bảo quản của Khối huyết tương: 1 – 2 năm.
(Huyết thanh là huyết tương đã được loại bỏ các yếu tố đông máu)

2.2, Các tế bào máu


 Hồng cầu:
- Chiếm số lượng nhiều nhất (Nữ: 4,2tr – 4,5tr/mm3; Nam: 4,5tr –
5,0tr/mm3) và chứa huyết sắc tố (làm cho máu có màu đỏ)
- Nhiệm vụ: Vận chuyển Oxi từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô
lên đào thải ở phổi.
- Đời sống: 90 – 120 ngày.
- Khi chết tiêu hủy ở Gan và Lá nách.
- Thời gian bảo quản của Hồng cầu và máu toàn phần: 35 – 42 ngày.

 Bạch cầu:
- Là tế bào có nhân. Số lượng: 4 nghìn – 10 nghìn/mm3.
- Chức năng: Bảo vệ cơ thể, tiêu diệt và ghi nhớ những sự xuất hiện của
“sinh vật lạ” (vi khuẩn, virus,..)
- Đời sống: 1 tuần – vài tháng.
- Thời gian bảo quản của Khối bạch cầu: 24h.

 Tiểu cầu:
- Là tế bào nhỏ nhất trong cơ thể. Số lượng: 150 nghìn – 350
nghìn/mm3.
- Chức năng: cầm máu, tham gia tái tạo các cục máu đông.
- Đời sống: 7 – 10 ngày.
- Thời gian bảo quản của Khối tiểu cầu: 3 – 5 ngày.

3. Nhóm máu
- Có nhiều hệ nhóm máu ABO, Rh, Kell, M, N.. trong đó quan trọng
nhất vẫn là hệ nhóm máu ABO và Rh.
- Hệ ABO gồm 4 nhóm chính: A, B, O, AB.
- Dựa vào sự có mặt của kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết
thanh, ta có cái này nè:
Nhóm máu Kháng nguyên trên Kháng thể trong Huyết
Hồng cầu thanh
A A Chống B
B B Chống A
O O Chống A và Chống B
AB AB Không có kháng thể

 Nhóm máu nào thì sẽ có kháng nguyên như thế ấy.


Ví dụ: nhóm A có kháng nguyên A, nhóm B kháng nguyên B,..
 Kháng thể sẽ ngược lại với nhau, nếu kháng thể và nhóm máu khác
nhau thì KHÔNG THỂ truyền cho nhau
Ví dụ: Nhóm A có kháng thể là chống B nên không thể nhận máu nhóm
B và ngược lại.
Nhóm O có kháng thể là chống A và B nên KHÔNG THỂ nhận máu từ
nhóm A, B và AB  Nhóm O được gọi là nhóm máu CHO PHỔ
THÔNG.
Nhóm AB vì không có kháng thể nên CÓ THỂ nhận được máu từ tất cả
các nhóm  Nhóm AB được gọi là nhóm máu NHẬN PHỔ THÔNG.

- Tỷ lệ nhóm máu:
A: 20%
RH+: 99,99%
B: 30 % RH-: 0,01%
O: 45 %
AB: 5 %
- Sơ đồ truyền máu của Ottenberg (Tự đọc :v)

4. Hiến máu tình nguyện


- Ở nước ta có 5 bệnh bắt buộc phải xét nghiệm khi tham gia hiến máu:
Viên gan B, Viêm gan C, Giang mai, Sốt rét và HIV/AIDS.
- Tuy nhiên, những bệnh này sẽ không thể phát hiện được trong “giai
đoạn cửa sổ” (Giai đoạn có mầm bệnh tiềm tàng):
Viêm gan B có giai đoạn cử sổ là 4 tuần, Viên gan C là 12 tuần, Giang
mai là 4 – 8 tuần, HIV/AIDS là 3 - 6 tháng và Sốt rét chỉ phát hiện khi
cho máu lúc đang lên cơn sốt.
- Các biện pháp chính để phòng chống các bệnh nhiễm trùng lây
qua đường truyền máu:
+ Vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền để người hiến máu
“tự sàng lọc” nếu thấy mình có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh thì nhất định
không hiến máu. Đây là biện pháp quan trọng nhất.
+ Tư vấn và khám lâm sàng để lựa chọn người hiến máu an toàn.
+ Xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây qua truyền máu.
+ Thực hiện truyền máu từng phần, truyền máu tự thân và đảm bảo vô
khuẩn các dụng cụ, trang thiết bị trong truyền máu.
 Có mấy hình thức hiến máu?
Có 2 hình thức hiến máu đó là:
+ Hiến máu toàn phần
+ Hiến máu từng phần.
Dựa vào số lần hiến máu có 2 hình thức:
+ Hiến máu lần đầu
+ Hiến máu nhắc lại
 Có mấy nguồn cho máu? Đâu là nguồn cho máu an toàn nhất?
Có 4 nguồn cho máu:
+ Người cho máu chuyên nghiệp (Bán máu, cho máu để lấy tiền)
+ Người hiến máu tự thân.
+ Người hiến máu tình nguyện (đây là nguồn cho máu an toàn nhất)
+ Người nhà cho máu.

Câu hỏi: Tại sao hiến máu tình nguyện lại là nguồn cho máu an toàn nhất?
Trả lời: Vì những người tham gia HMTN là những người hoàn toàn tự nguyện
cho máu của mình để cứu người bệnh, có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và
ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người. Họ đã “tự sàng lọc” trước khi đi
hiến máu. Người HMTN mà nhất là người HMTN nhắc lại là đối tượng cho
máu an toàn nhất.

 AN TOÀN TRUYỀN MÁU:


- Là Không để xảy ra bất kì điều gì nguy hiểm cho người hiến máu,
người nhận máu và bác sĩ làm công tác lấy và truyền máu.
- 3 đối tượng trong An toàn truyền máu: Người hiến máu, người nhận
máu và người tham gia vào quá trình lấy máu.

 QUY TRÌNH HIẾN MÁU: (5 BƯỚC)


Đăng kí  Khám lâm sàng  Xét nghiệm  Hiến máu  Nghỉ
ngơi và nhận giấy chứng nhận.
 QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU: (7 BƯỚC)
B1: Vận động hiến máu
B2: Thu gom máu
B3: Xét nghiệm sàng lọc
B4: Phân tách các thành phần máu thành các khối hồng cầu, tiểu
cầu, huyết tương,..
B5: Lưu trữ máu và các chế phẩm máu
B6: Phân phối máu tới các bệnh viện
B7: Truyền máu tới các bệnh nhân

IV. BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA)


- Là bệnh thiếu máu do tan máu di truyền. Di truyền lặn trên nhiễm sắc
thể (NST) thường.
 Bệnh có 2 biểu hiện chính là THIẾU MÁU và Ứ ĐỌNG SẮT trong cơ
thể.
 Bệnh có 2 nhóm chính: Alpha Thalasseima và Beta Thalassemia.

- Tỷ lệ mắc bệnh của 2 giới là như nhau.


- Người mắc bệnh này phải điều trị suốt đời và hiện tại vẫn chưa có
phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt
đời.
- Thalassemia là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu tại Việt Nam.
Theo thống kê, nước ta có khoảng 10tr người mang gen bệnh và hơn
20.000 bệnh nhân đang cần được điều trị.
Trên thế giời: 7% dân số thế giới mang gen bệnh.

 Nguyên tắc điều trị bệnh: Truyền máu định kì và thải sắt liên tục.
(khoảng cách giữa các lần điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ
của bệnh)

 Mức độ, tỷ lệ di truyền của Thalassemia.


+ khi cả bố và mẹ cùng mắc thalassemia thì con sinh ra 100% mắc
bệnh
+ khi mẹ mắc bệnh và bố mang gen bệnh thì con sinh ra 50% mắc
bệnh, 50 % mang gen bệnh
+ khi cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì con sinh ra 25% mắc bệnh,
50% mang gen bệnh, 25% không mắc bệnh
+ khi bố hoặc mẹ mang gen bệnh thì con sinh ra 0% mắc bệnh, mang
gen bệnh 50%, không mắc bệnh 50%.

V. KIẾN THỨC VỀ CSHM

 Điều kiện tham gia hiến máu:


 Tất cả mọi người
- Độ tuổi: 18 - 60 tuổi.
- Cân nặng: Nam: từ 45 kg trở lên; Nữ: từ 42kg trở lên.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần hiến máu là 84 ngày (Khoảng 3 tháng)
- Huyết áp ổn định. KHÔNG mắc các bệnh truyền nhiễm: HIV/AIDS,
giang mai, viêm gan B, viêm gan C…
- Người bị bệnh: Tim mach, ung thư, thần kinh… KHÔNG được tham gia
hiến máu.
- Sau khi tiêm vaccine phòng COVID 14 ngày và sau khi khỏi COVID 14
ngày. Với những loại vaccine khác (Vaccine phòng bệnh sởi, rubela,..) là
6 tháng.
- Người vừa xăm mình thì 6 tháng sau sẽ được hiến máu trở lại.
- Trước đó 7 - 10 ngày bạn không bị cảm cúm. Khi bị cảm dù uống thuốc
hay không uống thuốc cơ thể đều hình thành kháng thể và khi test, máu
sẽ bị ra kết quả dương tính giả một số bệnh. Bịch máu bị huỷ.
- Trường hợp phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc đang trong chu kỳ kinh
nguyệt thì KHÔNG được tham gia hiến máu.

 Máu của tôi sẽ được làm những xét nghiệm gì?

- Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (hệ
ABO, hệ Rh), HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt
rét.
- Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí)
khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

 Tác dụng của trà đường:

- Giúp tăng lượng đường huyết trong máu.


- Giảm sự căng thẳng lo sợ
- Ổn định cơ thể, thuận tiện cho việc lấy máu.

 Vì sao không dùng tay trần tiếp xúc trực tiếp với miếng bông của người
HM?
- Vì có thể nhiễm bệnh của người hiến máu, không thể khẳng định người
hiến máu họ không mắc bệnh vì ban đầu mới chỉ được kiểm tra huyết sắc
tố và viêm gan B.
- Ngoài ra trong buổi chăm sóc hiến máu chúng ta sẽ phải chăm sóc nhiều
người nên việc dùng tay trần chạm vào bông của người hiến máu vừa gây
nguy hiểm cho người hiến máu, vừa gây nguy hiểm cho TNV.

 Lưu ý trước và sau khi hiến máu (tự nhớ de)


 Xử lý trường hợp choáng ngất, chảy máu tại chỗ (cũng tự học de)

 Người hiến máu được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia hiến
máu?
- Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí.
- Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí
mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét.
Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này
thì sẽ được Bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe.
- Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành:
+ Phục vụ ăn nhẹ tại chỗ: tương đương 30.000 đồng.
+ Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt): 50.000 đồng.
- Nhận quà tặng (bằng hiện vật) nhằm động viên, khuyến khích đối với
người hiến máu toàn phần tình nguyện:
 Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;
 Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;
 Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.
- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến
máu nhân đạo tỉnh, thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận
hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng
lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các cơ
sở y tế công lập.

 Tại sao hiến máu là tình nguyện mà người nhận máu vẫn phải trả
tiền?
- Máu thu gom từ người tình nguyện không dùng để truyền trực tiếp cho
người bệnh.
- Chi phí cho các xét nghiệm sàng lọc (HBV, HIV, giang mai, sốt rét,
nhóm máu…)
- Chi phí cho nhân viên thu gom máu, địa điểm tổ chức, vân chuyển, bảo
quản, tách chiết chế phẩm…
- Chi phí hủy máu, các máy móc thiết bị hiện đại được nhập từ nước
ngoài
- Chi phí quà tặng hỗ trợ, bồi dưỡng cho người hiến máu tình nguyện…
- Ở nước ta, Nhà nước chi trả 1 phần, bệnh nhân phải chi trả 1 phần.
Người nghèo, người thuộc diện chính sách, người tham gia bảo hiểm y
tế sẽ được nhà nước hoặc BHYT chi trả.

VI. KIẾN THỨC XÃ HỘI KHÁC

1. các ngày kỷ niệm, lễ cần ghi nhớ


 14/6 ngày thế giới tôn vinh người hiến máu
 7/4 ngày toàn dân hiến máu
 5/12 ngày quốc tế tình nguyện
 8/5 ngày quốc tế CTĐ ( ngày thalassemia thế giới)
 9/1 Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam
 1/12 Ngày thế giớ phòng chống HIV
 15/10/1973 Ngày thành lập hội CTĐ tỉnh Thái Nguyên
 27/7 thương binh liệt sĩ
 24/01/1994: Ngày phong trào hiến máu tình nguyện đầu tiên của nước
ta được phát động.

2. Hành trình đỏ
- Ngày phát động: 22/03/2013 do bà Nguyễn Thị Xuyên kí quyết định.
- Nhiệm vụ: HTĐ là chiến dịch vận động toàn dân tham gia hiến máu
nhân đạo và phòng chống căn bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia.
- Thái Nguyên đã 8 lần được đón HTĐ ghé qua.

3. Thêm khác
- Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên: Bà Kiều Thị Thao
- Giám đốc Đại Học Thái Nguyên: Ông Phạm Hồng Quang
- Giám đốc BV TW TN: Lê Ngọc Trọng
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam: Ông Nguyễn Xuân Phúc
- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Bùi Thị Hòa
- …..

You might also like