You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

KỲ THI HỘI VIÊN GHTA 2022


(Tài liệu chỉ dùng trong ôn tập tại kì thi)

Phần 1: Câu hỏi về Văn hoá Tổ chức Hội.

Câu 1: Mối quan hệ của Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội với Viện Huyết học –
Truyền máu TW và Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội?
- Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội trực thuộc Viện Huyết học –
Truyền máu TW về mặt chuyên môn
- Trực thuộc Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội về mặt tổ chức.

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu những hiểu biết của bản thân về Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam?
a) Về lịch sử:
- Tháng 6/1946, Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời, sau đổi thành Liên đoàn
Thanh niên Việt Nam.
- Tháng 02/1950, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ I tại căn
cứ địa Việt Bắc. Đại hội đã hiệp thương anh Nguyễn Chí Thanh làm Chủ tịch
Liên đoàn Thanh niên Việt Nam
- Ngày 08/10/1956, tại Hà Nội. Đại hội đã thống nhất các tổ chức của thanh niên
hội
Việt Nam với tên gọi chung là Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam. Đại
đã hiệp thương Bác si
-̃ Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch.
- Đại hội II, tháng 12/1961 đã hiệp thương GS Phạm Huy Thông làm Chủ tịch Hội. -
Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 - 21/9/1976, Hội nghị đã hiệp thương GS Lê Quang
Vịnh làm Chủ tịch.
- Tháng 9/1988, Trung ương Hội đã hiệp thương anh Hà Quang Dự làm Chủ tịch
thay GS Lê Quang Vịnh.
- Đại hội III, tháng 12/1994 đã hiệp thương chọn cử anh Hồ Đức Việt làm Chủ tịch.
Đại hội đã quyết định lấy ngày 15/10 là Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam
và quyết định các nhiệm vụ chủ yếu của Hội với ba cuộc vận động là: "Tiết kiệm,
tích luỹ", "Chống mù chữ, chống thất học" và “Hiến máu nhân đạo”. Cuối năm
1997, chị Trương Thị Mai được hiệp thương làm Chủ tịch thay anh Hồ Đức Việt
nhận nhiệm vụ mới.
- Đại hội IV, tháng 01/2000 hiệp thương chị Trương Thị Mai tiếp tục làm Chủ tịch.
Ngày 15/02/2003, Trung ương Hội đã hiệp thương anh Hoàng Bình Quân làm
Chủ tịch thay chị Trương Thị Mai.
- Đại hội V, tháng 02/2005, anh Nông Quốc Tuấn được hiệp thương giữ chức Chủ
tịch Hội. Ngày 27/02/2008 anh Võ Văn Thưởng được Trung ương Hội hiệp
thương giữ chức danh Chủ tịch thay anh Nông Quốc Tuấn.
- Đại hội VI, tháng 4/2010, Đại hội đã hiệp thương anh Nguyễn Phước Lộc giữ chức vụ
Chủ tịch Hội. Ngày 24/01/2013, Trung ương Hội đã hiệp thương anh Phan Văn Mãi
giữ chức danh Chủ tịch Hội thay anh Nguyễn Phước Lộc. Ngày 20/12/2013, anh
Nguyễn Đắc Vinh được hiệp thương giữ chức danh Chủ tịch Hội thay anh Phan Văn
Mãi.
- Đại hội VII, tháng 12/2014. Đại hội đã phát động chương trình “Tôi yêu Tổ quốc
tôi”, anh Nguyễn Phi Long được Đại hội hiệp thương giữ chức danh Chủ tịch.
Ngày 19/7/2018, anh Lê Quốc Phong hiệp thương giữ chức danh Chủ tịch Hội
thay anh Nguyễn Phi Long.
- Đại hội VIII, tháng 12/2019, anh Nguyễn Anh Tuấn được hiệp thương giữ chức
danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- Tha
́ 9/2021, Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
ng
lần thứ 5, khóa VIII đa
hiệp
̃ thương, chọn cử anh Nguyễn Ngọc Lương giữ chức
vụ Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

b) Nghi lễ hội
- Bài hát chính thức: Hội chọn lời một của bài hát “Lên đàng”. Nhạc: Lưu Hữu
Phước; Lời: Huỳnh Văn Tiểng và Lưu Hữu Phước làm Hội ca. Bài Hội ca được áp
dụng (hát) trong các nghi lễ và sinh hoạt của Hội.
- Biểu trưng Hội:
● Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chọn biểu trưng (theo mẫu bên dưới) của
tác giả Lê Đàn làm biểu trưng chính thức của tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam.

● Ý nghĩa từng phần:


+ Hình tròn: Thể hiện ước mơ tiến đến sự hoàn thiện, đoàn kết, thân ái.
+ Màu xanh: Thể hiện sự thanh bình.
+ Đường ngang: Thể hiện chân trời mới.
+ Đường hình chữ S: Tượng trưng đất nước Việt Nam (bản đồ) kết hợp ghép nền
màu xanh bên trái thể hiện cho sự hòa bình.
+ Ngôi sao: Thể hiện định hướng chính trị, lý tưởng của Tổ quốc.
● Ý nghĩa chung: Biểu trưng của Hội với đường nét đơn giản, hiện đại, màu sắc
hài hòa thể hiện sự đoàn kết, thân ái; động viên lớp trẻ hướng đến tương lai: Vì
Tổ quốc Việt Nam XHCN giàu mạnh và văn minh, vì cuộc sống hạnh phúc, hòa
bình của thanh niên Việt Nam.

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu nguyên tắc & phương châm hoạt động của Hội Thanh niên
vận động hiến máu Hà Nội?
- Hội tuân thủ theo nguyên tắc hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam thành phố Hà Nội. Gồm 4 nguyên tắc:
∙ Tự nguyện, tự quản.
∙ Tự trang trải.
∙ Hiệp thương dân chủ
∙ Đoàn kết, thống nhất cùng hành động.
- Phương châm hoạt động Hội: “Học tập hết mình vì lập thân lập nghiệp – Tình
nguyện hết mình vì sự sống người bệnh”

Câu 4: Anh (chị) hãy nêu tên và ý nghĩa của các Chi hội trực thuộc Hội Thanh niên vận
động hiến máu Hà Nội?
Ngày Ý nghĩa

06/01 Ngày toàn quốc hiến máu

24/01 Ngày Thành lập Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội.

27/02 Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

08/3 Ngày Quốc tế phụ nữ/ Ngày thành lập Viện Huyết học

26/3 Ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
07/4 Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện.
08/5 Ngày Quốc tế chữ thập đỏ, Ngày Thalassemia

14/6 Ngày Thế giới tôn vinh những người hiến máu tình nguyện.

19/8 Ngày Cách mạng tháng 8 thành công, Ngày hội toàn dân
bảo vệ an ninh tổ quốc

15/10 Ngày Truyền thống của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

01/12 Ngày Thế giới phòng chống HIV – AIDS

05/12 Ngày Quốc tế những người tình nguyện

Câu 5: Anh (chị) hãy nêu các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của
Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội?
- 24/01/1994 CLB Học sinh – Sinh viên hoạt động nhân đạo ra đời do GS– TSKH
Đỗ Trung Phấn tập hợp và rèn luyện. CLB trực thuộc TW Hội Sinh viên Việt
Nam và Viện Huyết học - Truyền máu.
- 06/01/1995 CLB đổi tên thành CLB Vận động hiến máu nhân đạo, trực thuộc
TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- 19/05/1996 CLB được nâng cấp thành Chi hội Thanh niên tình nguyện vận
động hiến máu nhân đạo Tp Hà Nội và sau đó được chuyển Hội TNTN VĐ
HMNĐ TP Hà Nội
- 7/4/2000 Chi hội được nâng cấp thành Về mặt tổ chức Hội trực thuộc Hội Liên
hiệp thanh niên Việt Nam tp.Hà Nội
- 24/01/2010 Hội đổi tên thành Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội

Câu 6: Văn hoá tổ chức Hội là gì? Anh chị hãy nêu các tính chất văn hoá, đặc trưng
văn hoá tổ chức Hội?
- Định nghĩa: Văn hoá tổ chức Hội là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh
thần do cán bộ, hội viên, tình nguyện viên sáng tạo, chọn lọc và phát triển
trong quá trình hoạt động Hội.
- Các tính chất văn hóa tổ chức Hội:
∙ Tính cộng đồng: Thể hiện đậm nét tình cộng đồng trong văn hóa Việt, sự giao
lưu, gắn kết, tương trợ trong công việc, trong cuộc sống như gia đình, làng
xóm….
∙ Tính nhân văn: Thể hiện tình yêu thương, được cống hiến, mong muốn được
chia sẻ, được giúp đỡ, làm việc tốt mang lại giá trị cộng đồng, xã hội cho
người bệnh, cho bản thân và gia đình.
∙ Tính tiên phong: Thể hiện sự nỗ lực vượt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống,
trong lao động và hoạt động, sự sáng tạo, tính cầu thị mong muốn được tiến bộ
để trưởng thành.
- Các đặc trưng văn hóa tổ chức Hội:
∙ Đặc trưng nhận diện (hữu hình thể hiện bên ngoài), bao gồm: các hình ảnh,
biểu tượng, là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi tiếp xúc
với Hội, ví dụ thư mời, điểm hiến máu, các văn bản quy định nguyên tắc hoạt
động, đồng phục, trang phục, logo, slogan, bài hát, những câu chuyện về tổ
chức (những năm tháng khởi đầu, những gian khó và vinh quang của tổ chức,
hình tượng cá nhân thủ lĩnh), các sự kiện, ngày lễ, lễ hội, ngày hội ...
∙ Đặc trưng trung gian (chuẩn mực, phong cách), bao gồm: Các giá trị được
các cán bộ, hội viên, cảm tình viên chấp nhận, phổ biến và thực hiện, ví dụ
phong cách ăn mặc, cách sử dụng ngôn ngữ, cách biểu lộ cảm xúc, các nghi
thức, các quy định thành văn và bất thành văn được các thành viên tin và thực
hiện, chiến lược, mục tiêu, phương châm hoạt động, các mối quan hệ.
∙ Đặc trưng cốt lõi, bao gồm: Các yếu tố, nền tảng được hình thành qua thời
gian chọn lọc và phát triển, ví dụ tâm lý, tình cảm, tình yêu với tổ chức của
cán bộ, hội viên…tình cảm, suy nghĩ của các đối tác bên ngoài...sự tin yêu,
quý trọng....

Câu 7: Anh (chị) hãy nêu tóm tắt nhiệm vụ, quyền hạn của Hội viên trong hoạt động Hội?
- Hội viên có quyền:
∙ Được đề nghị Hội giúp đỡ để nâng cao kỹ năng bản thân để thực hiện công tác
chuyên môn vận động và tổ chức hiến máu tình nguyện, tạo điều kiện góp
phần thúc đẩy việc lập thân, lập nghiệp.
∙ Được tham gia vào các hoạt động thường xuyên và sự kiện liên quan đến vận
động và tổ chức các điểm, các ngày hiến máu tình nguyện.
∙ Được đề xuất, thảo luận các vấn đề phát triển Hội tại các cấp quản lý của Hội
mà cá nhân tham gia và diễn đàn thông tin của Hội.
∙ Được đề cử, ứng cử, hiệp thương vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội. ∙ Được
hỗ trợ đào tạo, ưu tiên tham gia các chương trình, sự kiện của Hội (theo hướng
dẫn của Ủy ban Hội) nằm nâng cao kiến thức, kỹ năng.
∙ Được xin ra khỏi Hội khi xét thấy mình không thể hoặc không còn nguyện
vọng tham gia Hội.
- Nhiệm vụ của Hội viên:
∙ Chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ Hội LHTN Việt Nam, các quy chế tổ chức và
hoạt động, các quyết định của Hội và nghĩa vụ công dân khác.
∙ Tham gia hoạt động và chấp hành sự phân công nhiệm vụ của Hội, Hội viên
không phải đóng góp Hội phí.
∙ Gương mẫu, tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, giữ gìn uy
tín, thanh danh tổ chức Hội, góp phần tuyên truyền và vận động xây dựng Hội
và phong trào tình nguyện phong trào hiến máu tình nguyện phát triển.
∙ Tích cực tham gia tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện và tham gia
hiến máu tình nguyện khi đủ điều kiện.
∙ Hội viên không được sử dụng uy tín, tài sản các danh hiệu của Hội nếu việc sử
dụng đó làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Hội.
∙ Đoàn kết, hỗ trợ, hợp tác giúp đỡ các Hội viên khác và tích cực giới thiệu tình
nguyện viên.

Câu 8: Anh (chị) hãy vẽ và mô tả sơ đồ tổ chức Hội, Chi hội và Đội Tuyên truyền viên?

Câu 9: Anh (chị) hãy nêu những hiểu biết của bản thân về Viện Huyết học – Truyền máu
Trung ương?
- Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (National Institute of Hematology and
Blood Transfusion – NIHBT) được thành lập ngày 08/3/2004 theo quyết định số
31/2004/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân là Viện Huyết học - Truyền
máu thuộc Bệnh viện Bạch Mai, được thành lập năm 1984 theo quyết định của Bộ Y
tế. Viện trưởng đầu tiên của Viện là GS.BS Bạch Quốc Tuyên. GS.TSKH Đỗ Trung
Phấn là Viện trưởng tiếp theo đồng thời là người sáng lập ra Hội Thanh niên vận
động hiến máu Hà Nội. GS.TS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí là Viện trưởng
của Viện trong giai đoạn 2003 - 2017. Từ tháng 10/2017, Bộ Y tế bổ nhiệm TS.BS
Bạch Quốc Khánh giữ chức vụ Viện trưởng.
- Viện có các chức năng, nhiệm vụ: Khám, cấp cứu, điều trị các bệnh máu và cơ quan
tạo máu; tổ chức tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất, cung cấp máu và các chế phẩm máu,
nghiên cứu và ứng dụng khoa học Huyết học – Truyền máu; đào tạo cán bộ chuyên
khoa Huyết học – Truyền máu; chỉ đạo chuyên khoa Huyết học - Truyền máu trong
toàn quốc.

Câu 10: Các Chủ tịch danh dự của Hội là?


- GS. TSKH Đỗ Trung Phấn (Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu
TW, người sáng lập Hội.)
- GS.TSKH – AHLĐ.BS Nguyễn Anh Trí (Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học -
Truyền máu TW)
- Anh Nguyễn Đức Thuận (Nguyên chủ tịch Hội đầu tiên)
Phần 2: Câu hỏi về Máu – An toàn truyền máu.

Câu 11: Máu là gì? Lượng máu trong cơ thể như thế nào?
- Máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. - Máu
gồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau liên quan mật thiết đến chức
năng sống của cơ thể.
- Lượng máu trong cơ thể người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tuổi, giới, trọng lượng cơ thể... Bình thường tổng lượng máu
trong cơ thể người trưởng thành bằng khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể.
- Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, trung bình khoảng 70ml/kg cân
nặng. Lượng máu trong cơ thể tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể
giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương bằng với lượng máu bị mất đi. Tuy vậy, nếu
mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn
thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định.
- Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ
hôi, khi mất nước thì lượng máu giảm do bị cô đặc. Trong những trường hợp
bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy,... lượng máu trong cơ thể sẽ bị
thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Nếu mất máu trên 1/3 tổng lượng máu
thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc thậm chí
gây tử vong.

Câu 12: Có mấy hệ nhóm máu chính? Tỷ lệ phần trăm mỗi nhóm ở Việt Nam? Hãy
nêu sơ đồ truyền máu?
- Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau như hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ MNs,... trong
đó quan trọng và phổ biến nhất là hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh. - Hệ
nhóm máu ABO
∙ Gồm 4 nhóm máu chính là A, B, O và AB.
∙ Tỉ lệ người có các nhóm máu A, B, O, AB trong cộng đồng khác nhau ở từng
chủng tộc. Ở Việt Nam, tỉ lệ đó là:
A: khoảng 20 % B: khoảng 30% O: khoảng 45 % AB: khoảng 5%

- Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương
ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước
khi truyền là rất quan trọng (xem thêm sơ đồ truyền máu).

- Hệ nhóm máu Rh:


∙ Có hai loại nhóm máu là Rh dương và Rh âm.
∙ Người có nhóm máu Rh âm không nhận máu từ nhóm Rh dương (ngoại trừ lần
đầu truyền máu vì chưa có kháng thể chống Rh dương).
∙ Ở Việt Nam, ti
lệ
̉ người Rh âm rất thấp, chiếm 0,04 – 0,07% dân số nên họ được
coi là người có nhóm máu hiếm. Trong khi người da trắng, ti
̉ này cao hơn
lệ
nhiều, từ 15% - 40% dân số.
- Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có ti
lệ
̉ dưới 0,1% trong
cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất
hiếm.

Câu 13: Anh (chị) hãy cho biết các thành phần máu và chức năng của từng thành phần?
Máu gồm hai phần: các tế bào (phần hữu hình) và huyết tương (phần vô hình). Các tế bào
máu bao gồm:
- Hồng cầu: là tế bào không có nhân, chiếm số lượng nhiều nhất. Hồng cầu chứa
huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ) làm nhiệm vụ vận chuyển ôxy từ phổi
đến các mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi.
- Bạch cầu: là tế bào to, có nhân. Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng
cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh.
- Tiểu cầu: là những mảnh tế bào rất nhỏ. Tiểu cầu tham gia vào chức năng cầm
máu, tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch.
- Huyết tương: là phần vô hình, có màu vàng, chứa chủ yếu là nước; ngoài ra
còn rất nhiều chất rất quan trọng đối với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể
như: Albumin, các yếu tố đông máu tham gia vào chức năng đông máu, các
kháng thể làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, các chất mỡ, đường, vitamin, muối
khoáng, hormon, các men…

Câu 14: Anh (chị) hãy nêu quá trình tạo máu diễn ra như thế nào?.
- Các tế bào máu được sinh ra tại tủy xương. Sau khi tham gia hoạt động chức
năng ở máu và các mô trong một thời gian nhất định chúng sẽ bị tiêu hủy. Khi
bị tiêu hủy, một phần chúng được tái hấp thu, một phần được đào thải ra khỏi cơ
thể.
- Bình thường thì hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu sẽ cân bằng để đảm bảo
duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể. Ước tính mỗi ngày sẽ có một lượng máu
tương đương với khoảng 40 ml đến 80 ml được thay thế.
- Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động lượng máu dự trữ trong gan, lách,..Sau đó tủy
xương sẽ tăng sinh máu đề bù lượng máu đã mất. Nếu cơ thể bị mất nhiều máu
vượt khả năng sinh máu của tủy hoặc do tủy xương rối loạn sẽ gây thiếu máu.
Một trong những nguyên nhân khá phổ biến là thiếu máu do thiếu sắt
- Bạch cầu và tiểu cầu do cư trú ở nhiều tổ chức (mô) nên không ảnh hưởng nhiều
sau khi bị mất máu. Huyết tương hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ đến
vài ngày khi bị mất máu.

Câu 15: Truyền máu có thể truyền bệnh cho người nhận?
- Nhiều mầm bệnh có thể lây truyền qua đường truyền máu.
- Ở nước ta, Bộ Y tế quy định bắt buộc phải xét nghiệm sàng lọc tất cả đơn vị máu
trước khi truyền với 5 bệnh nhiễm trùng là: HIV/AIDS, Viêm gan virus B, Viêm
gan virus C, Giang mai và Sốt rét. Tuy vậy, khó khăn nhất là xét nghiệm không
phát hiện được các tác nhân này trong “giai đoạn cửa sổ” như HIV là khoảng 12
viêm gan B là 4 tuần, viêm gan C là 12 tuần, giang mai là 4 đến 8 tuần và
tuần,
ki
sinh
́ trùng sốt rét thì chỉ phát hiện được khi cho máu trong lúc đang lên cơn sốt.
- Như vậy, để đảm bảo an toàn truyền máu, phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có:
ma
∙ Vận động HMTN không lấy tiền, tư vấn để người họ “tự sàng lọc”, không hiến u
́
nếu thấy mình có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh.
n mau đu ∙ Xét
∙ Tư vấn và khám lâm sàng để lựa chọn người hiế ́ ̉ yếu tố an toàn.
nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây qua đươ
̀ truyền máu. ∙ Thực hiện truyền
ng
máu từng phần, và đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ, trang thiết bị trong truyền máu...
Câu 16: Quyền lợi khi tham gia hiến máu tình nguyện?
- Được xã hội tôn vinh.
- Được khám, tư vấn sức khỏe, kiểm tra các xét nghiệm máu (để sàng lọc) miễn
phí : Nhóm máu, HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét. Được đảm
bảo bí mật các thông tin về cá nhân theo đúng quy định.
- Được bồi dưỡng trực tiếp:
∙ Ăn nhẹ, nước uống tại chỗ : tương đương 30.000 VNĐ.
∙ Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt) : 50.000 VNĐ.
∙ Quà tặng bằng hiện vật hoặc gói xét nghiệm tương đương:
+ Một đơn vị máu thể tích 250 ml: tương đương 100.000 đồng;
+ Một đơn vị máu thể tích 350 ml: tương đương 150.000 đồng;
+ Một đơn vị máu thể tích 450 ml: tương đương 180.000 đồng.
- Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. (có giá trị bồi hoàn miễn phí
lượng máu bằng với lượng máu đã hiến khi cần tại các bệnh viện công lập trên
toàn quốc).
Câu 17: Quy trình các bước tổ chức hiến máu?
- Quy trình các bước tổ chức hiến máu:
B1: Tư vấn và đăng kí
B2: Khám tuyển chọn
B3: Xét nghiệm sơ bộ
B4: Hiến máu
B5: Nghỉ ngơi, ăn nhẹ tại chỗ, nhận quà và giấy chứng nhận

Câu 18: Thế nào là bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) và biểu hiện? a) Tan máu
bẩm sinh là một trong những bệnh cần rất nhiều máu để điều trị. Bệnh tan máu
bẩm sinh là bệnh thiếu máu do tan máu, thuộc nhóm bệnh di truyền bẩm sinh có
đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính..
Bệnh có ở cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau.
b) Các triệu chứng thường gặp:
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
- Da xanh, nhợt nhạt hơn bình thường
- Da vàng, củng mạc mắt vàng
- Nước tiểu sậm màu
- Chậm lớn (trẻ nhỏ)
- Khó thở khi gắng sức…
c) Với thể nặng, trẻ có biểu hiện triệu chứng từ vài tháng tuổi. Da xanh thường là
triệu chứng đầu tiên của bệnh, trẻ chậm phát triển, có thể có các triệu chứng khác
như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sốt… nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể
tử vong hoặc có thêm các biến chứng nặng nề khác như: - Biến dạng xương mặt:
mũi tẹt, chán dô
- Gan to, lách to
- Xương giòn, dễ gãy (xương cẳng chân, cẳng tay)
- Tổn thương các cơ quan khác như tuyến nội tiết, tim, gan. Hình ảnh đặc trưng
của bệnh nhân thalassemia: thể trạng thấp nhỏ, chậm phát triển, trán dô, mũi
tẹt, răng vẩu….

Câu 19: Các mức độ và hậu quả của bệnh tan máu bẩm sinh?
- Các mức độ của bệnh: Rất nặng – nặng – trung bình – nhẹ - ẩn -
Hậu quả của bệnh:
∙ Họ bị bệnh cả đời nên bị giảm, thậm chí không có khả năng lao động; ∙
Không được học đầy đủ, dẫn đến thiếu kiến thức;
∙ Phải điều trị suốt đời gây tốn kém kinh tế gia đình;
∙ Di truyền qua nhiều thế hệ; tỷ lệ cao ở nhiều dòng họ, nhiều cộng đồng, đặc
biệt ở người dân tộc, ở vùng núi…;
∙ Chất lượng giống nòi của dân tộc bị ảnh hưởng.
Câu 20: Vận động hiến máu là gì? Mục tiêu của vận động hiến máu? a) Là công
việc chuyên môn của Hội, mỗi Tình nguyện viên, Hội viên khi vào Hội phải
không ngừng học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, tham gia các công việc
chuyên môn và thực hiện những mục tiêu vận động do Ban chuyên môn, Ban
đào tạo hoặc Văn phòng Hội hoặc Ban chấp hành các Chi Hội quy định trong
quá trình trở thành Hội viên, Tuyên truyền viên.
b) Mục tiêu của vận động hiến máu là: Tạo được nhận thức đầy đủ, thái độ đúng
đắn và thể hiện được hành vi phù hợp về hiến máu nhân đạo cho mọi người
dân. Thực chất của vận động hiến máu nhân đạo là:
- Chia sẻ thông tin, tình cảm thái độ giữa tuyên truyền viên với đối tượng về
hiến máu nhân đạo.
- Tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất để đối tượng có thể thay đổi hành vi phù hợp.

Câu 21: Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện và
quy định sử dụng?
a) Ý nghĩa: Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo
hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng
nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa
bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại
các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc
b) Quy định: (Trích QĐ số: 1995/2004/QĐ-BYT)
- Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền
máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số
máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng
nhận bị rách nát, tẩy xóa.
- Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng
nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có
n
nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập. Câu 22: Sau khi hiế
ma n lam gi?
u
́ cầ ̀ ̀
a) Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:
- Giơ cao tay
- Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính
- Thay miếng bông và băng dính khác.
b) Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:
- 02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.
- Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.
- Nếu có bất thường tại chỗ lấy máu liên hệ với các bác si

c) Ngay sau khi hiến máu:
- Chỉ rời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái
- Nếu thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nghỉ 10 – 15 phút
- Uống nhiều nước sau khi hiến máu

- Tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều ć
như: đá bóng, tập tạ, leo trèo cao…
- Không thức quá khuya so với ngày bình thường, hạn chế uống rượu bia trong nga

n ma
sau khi hiế u.
́
d) Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu nên:
- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
- Có thể sử dụng thêm chất bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
- Dùng thêm các thuốc bổ máu (nếu có).

You might also like