You are on page 1of 13

HỘI THANH NIÊN VĐ HIẾN MÁU HÀ NỘI

BAN TỔ CHỨC – KIỂM TRA Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2023

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
KỲ THI ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA
(Tài liệu chỉ dùng trong ôn tập tại kì thi)
I. HỘI LHTN VIỆT NAM, THÀNH PHỐ, HỘI MÁU VÀ VIỆN
HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TW.
1. Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là ai? – Đại
tướng - Nguyễn Chí Thanh.
2. Tính chất “Thể hiện tình yêu thương, được cống hiến, mong muốn được
chia sẻ, được giúp đỡ, làm việc tốt mang lại giá trị cộng đồng, xã hội cho người
bệnh, cho bản thân và gia đình.” Là tính chất nào của văn hoá tổ chức Hội? - Tính
nhân văn.
3. Điều kiện để trở thành Hội viên Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà
Nội là gì? - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài (tôn trọng pháp luật
nhà nước Việt Nam, có thời gian sống tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên); từ 16
tuổi trở lên, có thời gia tìm hiểu về Hội trên 2 tháng; tán thành điệu lệ Hội
LHTN Việt Nam; tôn trọng quy chế tổ chức và hoạt động Hội; tự nguyện gia
nhập Hội.
4. Các đặc trưng của văn hóa tổ chức Hội là gì? - Đặc trưng nhận diện,
đặc trưng trung gian, đặc trưng cốt lõi.
5. Khẩu hiệu của Thanh niên Việt Nam trong nghi lễ chào cờ hoặc nghi lễ
chính thức của Hội là gì? - “Vì tổ quốc Việt Nam giàu mạnh và văn minh.
Thanh niên” –“Tiến”.
6. Địa chỉ văn phòng Hội? - Phòng 609, tầng 6, tòa nhà Trung tâm Máu
Quốc gia.
7. Văn hóa tổ chức Hội là gì? - Văn hóa tổ chức Hội là một hệ thống các
giá trị vật chất và tinh thần do cán bộ, hội viên, tình nguyện viên sáng tạo,
chọn lọc và phát triển trong quá trình hoạt động Hội.
8. Bốn Chi hội được thành lập đầu tiên trực thuộc Hội Thanh niên vận động
hiến máu Hà Nội? - 06/01, 27/02, 07/4 và 15/10.
9. Chủ tịch Hội đầu tiên của Hội thanh niên vận động hiến máu Hà Nội là
ai? - Anh Nguyễn Đức Thuận.
10. Cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội của Hội Thanh niên vận
động hiến máu Hà Nội là cơ quan nào? - Ủy ban Hội.
11. Tên Tiếng Anh của Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội hiện
nay là gì? - Hanoi Blood Association.
12. Sau lần đổi tên thứ 3, Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội có
tên là gì? - Hội Thanh niên tình nguyện VĐHM nhân đạo Thành phố Hà Nội.
13. Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội được thành lập ngày, tháng,
năm nào? - 24/01/1994.
14. Kỷ lục của chương tình Lễ hội Xuân Hồng là bao nhiêu đơn vị? - 9336
đơn vị.
15. Tên gọi "Chi hội Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo
thành phố Hà Nội" là lần đổi tên thứ bao nhiêu và trong khoảng thời gian nào? -
Lần đổi tên thứ 2, ngày 19/05/1996.
16. Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội trực thuộc đơn vị nào về
mặt tổ chức? - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hà Nội.
17. Trong văn hóa tổ chức Hội, tính cộng đồng thể hiện điều gì? - Thể hiện
đậm nét tính cộng đồng trong văn hóa Việt, sự giao lưu, gắn kết, tương trợ
trong công việc, trong cuộc sống như gia đình, làng xóm,...
18. Chủ tịch đời thứ 3 của Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội là
ai? - Anh Chử Nhất Hợp.
19. Phương châm hoạt động của Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà
Nội là gì? - "Học tập hết mình vì lập thân lập nghiệp - Tình nguyện hết mình
vì sự sống người bệnh".
20. Danh hiệu cao quý nhất mà Hội trao tặng cho Hội viên là gì? - Chiến
sĩ áo đỏ.
21. Chi hội 07/4 hoạt động trên địa bàn quận, huyện nào? – Quận Thanh
Xuân.
22. Các nguyên tắc hoạt động Hội là gì? - Tự nguyện, tự quản; Tự trang
trải; Hiệp thương dân chủ; Đoàn kết thống nhất hành động.
23. Hình tròn trong biểu tượng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có ý
nghĩa gì? - Thể hiện ước mơ đến sự hoàn thiện, đoàn kết, thân ái.
24. Bài hát truyền thống của Hội Liên hiệp TNVN là bài hát nào? - Lên
đàng (Lời 1).
25. Tên gọi đầu tiên của Hội khi mới thành lập là gì? - CLB học sinh, sinh
viên hoạt động nhân đạo.
26. Khi thực hiện động tác chào trong nghi lễ " Năm ngón tay vung lên, tay
giơ cao, tầm ngang vai" thể hiện điều gì? - Thể hiện sức trẻ, ý chí vươn lên,
trung thành với Tổ quốc, tôn trọng lẽ phải.
27. Ngôi sao trong biểu trưng của Hội Liên hiệp TNVN có ý nghĩa là gì? -
Thể hiện định hướng chính trị, lý tưởng của Tổ quốc.
28. Xây dựng Văn hóa Hội là xây dựng những gì? - Xây dựng văn hóa
tuyên truyền; Xây dựng văn hóa người thủ lĩnh; Xây dựng quan hệ với đối
tác; Xây dựng các chuẩn mực, phong cách; Xây dựng hệ thống nhận diện và
hình ảnh.
29. Hội Thanh niên VĐHM Hà Nội trực thuộc đơn vị nào về mặt chuyên
môn? - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
30. Tính tiên phong trong văn hóa tổ chức Hội thể hiện điều gì? - Thể hiện
sự nỗ lực vượt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, trong lao động và hoạt
động, sự sáng tạo, tính cầu thị mong muốn được tiến bộ để trưởng thành.
31. Xây dựng hình ảnh tuyên truyền viên bao gồm những yếu tố nào? -
Kiến thức dồi dào; Kỹ năng thành thạo; Văn minh thanh lịch; Yêu Hội, nhiệt
huyết với phong trào.
32. Ngày truyền thống của Hội Liên hiệp TNVN là ngày bao nhiêu? - 15/10.
33. Người sáng lập và rèn luyện Hội Thanh niên VĐHM Hà Nội từ những
ngày đầu là ai? - GS. TSKH Đỗ Trung Phấn.
34. Tác giả biểu trưng của Hội LHTN Việt Nam là ai? - Lê Đàn.
35. "Phong cách ăn mặc, cách sử dụng ngôn ngữ, cách biểu lộ cảm xúc" là
đặc trưng nào trong Văn hóa tổ chức Hội? - Đặc trưng trung gian.
36. Viện huyết học - Truyền máu Trung ương trực thuộc Bộ Y tế vào thời
gian nào? - 08/3/2004.
37. Viện trưởng đầu tiên của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là
ai? - GS. BS Bạch Quốc Tuyên.
38. Tên tiếng Anh của Viện huyết học - Truyền máu Trung ương là gì? -
National Institute of Hematology and Blood Transfusion – NIHBT.
39. Nội dung “Các yếu tố, nền tảng được hình thành qua thời gian chọn lọc
và phát triển. Ví dụ: tâm lý, tình cảm, tình yêu với tổ chức của cán bộ, hội viên;
tình cảm, suy nghĩ của các đối tác bên ngoài; sự tin yêu, quý trọng....” Là đặc
trưng nào trong văn hóa tổ chức Hội? - Đặc trưng cốt lõi.
40. Trên địa bản Tp Hà Nội hiện có bao nhiêu điểm hiến máu cố định? - 5.
41. Bài hát truyền thống của Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội
do ai sáng tác? - Trần Đình Văn.
42. Tên viết tắt bằng tiếng Anh của Viện Huyết học - Truyền máu Trung
ương là gì? - NIHBT.
43. Viện trưởng hiện tại của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là
ai? - PGS.TS Nguyễn Hà Thanh
44. Tiền thân của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là gì? - Khoa
Huyết học - Truyền máu thuộc Bệnh viện Bạch Mai.
45. Trưởng ban Sự kiện – Đối ngoại của Hội Thanh niên VĐHM hiện tại
là ai? – Chị Trương Thảo Linh.
46. Chủ tịch hiện tại của Hội Liên hiệp TNVN là ai? - Anh Nguyễn Ngọc
Lương.
47. Chương trình hiến máu lớn của Hội được tổ chức sau dịp Tết nguyên
đán là gì? - Lễ Hội Xuân Hồng.
48. Ủy ban Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội khóa VI (2019 -
2024) gồm bao nhiêu anh chị? - 29.
49. Hội viên có bao nhiêu quyền? - 5 quyền.
50. Slogan của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là gì? - Vì sức
khỏe dòng máu Việt.
51. Biểu trưng của Hội LHTN Việt Nam có tông màu chủ đạo là gì? - Xanh
trắng.
52. Chương trình hiến máu cấp Chi hội của Chi hội 01/12 là? – Mưa cầu
vồng, Nhịp cầu nhân ái
53. Theo chương trình, nhiệm vụ Đại hội VI (nhiệm kỳ 2019 - 2024) của
Hội TNVĐHM Hà Nội, nội dung "Đẩy mạnh tinh thần tình nguyện, sẵn sàng
tham gia vận động hiến máu và hiến máu cứu người, đồng thời thi đua tiên phong
học tập, sáng tạo lập nghiệp" được gọi tắt là gì? - "Tôi tình nguyện - Tôi trưởng
thành".
54. Áp dụng động tác "Ngồi trên đất" trong hoạt động Hội, khi người điều
hành hô: "Đất ta", đội hình đáp lại như thế nào? - Ta ngồi.
55. Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Thành phố Hà Nội hiện tại là ai? – Anh
Nguyễn Đức Tiến
56. Điền vào chỗ chấm: "Quy tắc ứng xử trong hoạt động Hội nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên...." - "Kỷ cương - Trách nhiệm
- Nhiệt huyết - Thân thiện".
57. Sơ đồ tổ chức Hội TNVĐHM Hà Nội gồm những cấp nào? - 03 cấp:
Ủy ban Hội, Chi hội, Đội/CLB.
58. Ý nghĩa ngày 14/6 là gì? - Ngày Quốc tế Người hiến máu Tình
nguyện.
59. Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã trải qua bao nhiêu lần
đổi tên? - 4
60. Hội có bao nhiêu Chủ tịch danh dự? - 3
II. MÁU, AN TOÀN TRUYỀN MÁU, THALASSEMIA
1. Các cơ sở chứng minh hiến máu theo chỉ dẫn của bác sĩ là không có hại?
- Cơ sở sinh lí máu, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn.
2. Giai đoạn cửa sổ của bệnh viêm gan B, viêm gan C, giang mai lần lượt
là? - 4 tuần, 12 tuần, 4 - 8 tuần.
3." Thông thường, khi người Rh... được truyền máu Rh.. lần đầu tiên, tai
biến truyền máu... vì nồng độ kháng thể...đạt đến nồng độ gây ngưng kết”. Điền
vào chỗ chấm? - Dương, âm, chưa xảy ra, phải cần một thời gian để.
4. Thời gian bảo quản tối đa của máu toàn phần ở 2 - 6 độ C là bao lâu? -
42 ngày.
5. Khoảng cách giữa 2 lần hiến máu toàn phần, hai lần hiến tiểu cầu, 2 lần
hiến huyết tương lần lượt là? - 84 ngày, 21 ngày, 14 ngày.
6. Nhiệt độ bảo quản huyết tương trong thời gian 1 năm là bao nhiêu? - (-
25) độ
7. Nguyên tắc quy định một nhóm máu là nhóm máu hiếm là gì? - Tỉ lệ
dân số có nhóm máu dưới 0,1%.
8. Tỉ lệ người có nhóm máu Rh+ ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc là khoảng
bao nhiêu? - 60 - 85%.
9. Tại sao tiểu cầu khồng bị ảnh hưởng nhiều khi bị mất máu? - Vì tiểu cầu
cư trú ở nhiều tổ chức (mô).
10. Trong túi lấy máu có một ít chất lỏng, đó là gì? - Chất chống đông và
chất bảo quản.
11. Mỗi năm trên thế giới tiếp nhận khoảng bao nhiêu đơn vị máu? - 140
triệu đơn vị.
12. Điền vào chỗ trống: “Máu là .... lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của
cơ thể. Máu gồm .... với các chức năng khác nhau liên quan đến chức năng sống
của cơ thể.” - Một tổ chức lỏng/ nhiều thành phần.
13. Thành phần nào hồi phục nhanh nhất sau hiến máu? - Huyết tương.
14. Mỗi ngày sẽ có khoảng bao nhiêu ml được thay thế? - 40-80ml.
15. Điền vào chỗ trống: "Khả năng sinh máu của tủy xương là rất lớn, có
thể gấp.... so với nhu cầu bình thường của cơ thể khi cần." - 4 đến 10 lần.
16. Máu được sinh ra ở đâu? - Tủy xương.
17. Tại sao túi đựng máu lại có nhiều ngăn? - Vì để tách lấy các thành
phần khác nhau của máu để sử dụng lượng máu hiến đạt hiệu quả cao nhất.
18. Hiện tượng sau khi hiến máu xuất hiện vết bầm tím hơi đau và sưng tại
chỗ lấy máu là do? - Vỡ ven.
19. Huyết tương có màu sắc thay đổi phụ thuộc? - Theo thời gian.
20. Có bao nhiêu hệ nhóm máu chính? - 2.
21. Mỗi ngày có bao nhiêu lượng hồng cầu được thay thế? - 200-400 tỷ.
22. Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống các bệnh lây truyền qua
đường truyền máu là gì? - Vận động người hiến máu không lấy tiền để hiến
máu "tự sàng lọc".
23. Tỷ lệ nhóm máu Rh- tại Việt Nam là bao nhiêu? 0,04-0,07%.
24. Điền vào chỗ trống: “Theo quy chế truyền máu 2007, mỗi lần hiến dưới
9ml máu/kg, không hiến quá ……. là không ảnh hưởng tới sức khỏe. Như vậy,
một người 45kg có khoảng trên 3500ml máu và có thể hiến ………. máu mà
không ảnh hưởng tới sức khỏe.” - 500ml/ngày, 350ml.
25. Sau khi hiến máu, nếu phát hiện chảy máu tại chỗ nên làm gì? - Giơ
cao tay, lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hay băng dính, sau đó thay miếng
bông và băng dính khác.
26. Tổng lượng máu trong cơ thể người bằng bao nhiêu phần trọng lượng
của cơ thể? - 1/13.
27. Mạch của người bình thường là bao nhiêu thì có thể tham gia hiến máu?
- 60-90 nhịp/ phút.
28. Nhóm máu A (Rh-) có thể nhận máu nhiều lần từ những nhóm máu
nào? A (Rh-), O (Rh-).
29. Thành phần nào dưới đây chứa huyết sắc tố làm cho máu có màu đỏ? -
Hồng cầu.
30. Cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc thậm
chí gây tử vong nếu mất một lượng máu là bao nhiêu? - > 1/3 tổng lượng máu.
31. Nồng độ huyết sắc tố trong máu là bao nhiêu thì được tham gia hiến
máu? - 120g/lít.
32. Điền vào chỗ trống: "Máu và chế phẩm của máu là..., chỉ có thể lấy
được từ người. Hằng ngày, có rất nhiều bệnh nhân cần... và được cứu chữa nhờ
truyền máu." - Một loại thuốc điều trị đặc biệt/ truyền máu.
33. Thực phẩm gây ức chế quá trình tạo máu? - Đồ chua.
34. Tại sao người tham gia hiến máu tình nguyện khi cần truyền máu (có
giấy chứng nhận, bệnh viện đó là công lập) vẫn mất tiền trong khi trên giấy chứng
nhận viết rõ là “bồi hoàn lại lượng máu mà mình đã hiến hoàn toàn miễn phí”? -
Đó là chi phí cho việc xử lý, bảo quản, chi phí vận chuyển… và cả tiền phí
cho việc truyền máu.
35. Nếu bố và mẹ đều bị bệnh thalassemia mức độ nhẹ thì sinh con ra khả
năng con sinh ra mang gen bệnh là bao nhiêu? - 50%.
36. Ở VN, tỷ lệ mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh là bao nhiêu?
- 2-4%.
37. Ở VN, dân tộc nào có tỷ lệ người mang gen bệnh Thalassemia là cao
nhất? - Stiêng.
38. Thalassemia là bệnh lý của tế bào nào? - Hồng cầu.
39. Có bao nhiêu nhóm bệnh Thalassemia? Đó là những nhóm bệnh nào?
- 2/ Alpha Thalassemia và Beta Thalassemia.
40. Một người có thể mắc bệnh Thalassemia bằng con đường nào? - Di
truyền.
41. Điền vào chỗ trống: " Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là nhóm bệnh
máu di truyền - bẩm sinh có đặc điểm là gây tan máu….. dẫn đến thiếu máu mãn
tính". - Nhiều và thường xuyên.
42. Giấy chứng nhận tham gia hiến máu của người tham gia hiến máu có
tác dụng bồi hoàn lượng máu đã hiến tại các bệnh viện công lập trên cả nước đối
với đối tượng nào? - Người tham gia hiến máu.
43. Gen bệnh Thalassemia nằm trên nhiễm sắc thể nào? - 1 và 16.
44. Ở nước ta, tỷ lệ mang gen bệnh Thalassemia của dân tộc Mường là bao
nhiêu? - Khoàng 22%.
45. Hệ nhóm máu ABO do ai phát minh? - Karl LendSteiner.
46. Theo Hiệp hội Truyền máu Hoa Kỳ thì: "Cứ 10 người khỏe mạnh
thì ...người có nguy cơ cần được truyền máu". - 8.
47. Điều kiện quan trọng nhất khi tham gia hiến máu tình nguyện là gì? -
Hoàn toàn tự nguyện.
48. Chức năng của bạch cầu là gì? - Phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây
bệnh.
49. Trong cơ thể người khỏa mạnh, lượng máu trung bình khoảng bao nhiêu?
- 70ml/kg.
50. Thành phần chính của huyết tương là gì? - Nước.
51. Sau khi hiến máu, nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ thì nên làm gì? - Hai
ngày đầu sau hiến máu, chườm lạnh tại chỗ, những ngày sau chườm nóng 2-
4 lần/1 ngày.
52. Có bao nhiêu bệnh truyền nhiễm qua đường máu bắt buộc cần làm xét
nghiệm trước khi tham gia hiến máu? - 5
53. Thành phần nào của máu không bị ảnh hưởng nhiều sau khi mất máu?
- Bạch cầu và tiểu cầu.
54. Biểu hiện thường gặp của bệnh nhân Thalassemia là gì? - Thể trạng
thấp nhỏ, chậm phát triển, trán dô, mũi tẹt, mắt xếch.
55. Tại sao người có nhóm máu Rh- không thể nhận máu từ người có nhóm
máu Rh+ (trừ lần đầu tiên truyền máu)? - Vì cơ thể sinh ra kháng thể chống lại
Rh+.
56. Các xét nghiệm cơ bản được thực hiện với người hiến máu trước khi
tham gia hiến máu là gì? - Huyết sắc tố, huyết tương, viêm gan B.
57. Thiếu máu là do đâu? - Do giảm huyết sắc tố dưới mức bình thường.
58. Thalassemia có bao nhiêu mức độ bệnh? - 5.
59. Đời sống của hồng cầu là bao lâu? - 90-120 ngày.
60. Máu gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào? - 2/ các
tế bào máu và huyết tương.
III. CÂU HỎI TIẾNG ANH
1. This event serves to raise awareness of the need for safe blood and blood
products and thank blood donors for their life-saving gifts of blood. What day is
this event held every year? - June 14th
2. “The area inside one of your elbows will be cleaned with an antiseptic
solution before a trained health worker inserts a sterile needle, connected to a
blood collection bag, into your vein.” Which process is this? - While giving
blood.
3. “Rh” stands for which blood group system? - Rhesus.
4. Which blood type is the most common in Vietnam? - O+.
5. Your blood can be either Rh positive (+) if you have the ………., or Rh
negative (-) if you do not. - protein.
6. Which cells of the body do not contain a nucleus? - Red blood cells.
7. This is the day that Vietnamese people have an occasion to show their
appreciation for their doctors who are devoted to using all of their knowledge and
strength to treat and care for their patients. What that day is? - Vietnamese
Doctors’ Day.
8. What does “vết thâm tím” mean in English? - Bruise
9. "Kháng sinh” trong tiếng anh là gì? - Antibiotics.
10. Choose the word that complete the paragraph: " In a plasma-only
donation, the liquid portion of the donor's blood is separated from the cells. Blood
is drawn from one arm and send through a high-tech machine that collects...........
The donor's.......and.........are then returned to the donor along with some saline."
- plasma, red blood cells, platelets.
11. What dose “Syphilis” mean in Vietnamese? - Giang mai.
12. Medical examination (khám sức khỏe) is similar to _____ . - Medical
check up.
13. What is "Quà hiện vật" in English? - Gifts in kind.
14. How often can you donate platelets? - About once every 21 days.
15. The entire donation process approximately ....….. one hour, with about
10 minutes of that time being the actual blood donation. - Takes.
IV. CÂU HỎI XÃ HỘI.
1. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương viết tắt là? - APEC.
2. Đại dương nào giáp các châu Á, Mỹ, Đại Dương? – Thái Bình Dương
3. Quốc gia nào có diện tích lớn nhất Đông Nam Á?- Indonesia.
4. Đại hội thể thao Đông nam Á lần thứ 32 được tổ chức tại Quốc gia nào?
- Campuchia.
5. Linh vật của Seagame 32 là gì? – hai chú thỏ.
6. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là? –
Phạm Minh Chính.
7. Việt Nam chính thức gia nhập WHO năm bao nhiêu? - 1950.
8. Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của WTO? - 150.
9. Triều Nguyễn có bao nhiêu vua? – 13 Vua
10. Pin được phát minh ra vào năm nào? – Năm 1800
11. Viết số tiếp theo của dãy số: 2, 6, 12, 20, 30, 42, ... - 56.
12. Trạng Lường là ai? - Lương Thế Vinh
13. Nhà văn Nguyễn Tuân đóng vai gì trong phim “Chị Dậu”? – Chánh tổng
14. Tỉnh nào không có núi cũng không có biển? – Hưng Yên.
15. Con sông nào bắt nguồn từ Việt Nam chảy sang Trung Quốc? - Sông Kỳ Cùng
V. BĂNG REO – KHẨU HIỆU:
1. Lí thuyết cơ bản về băng reo – khẩu hiệu

1.1 - Khái niệm


Băng reo: Là những câu xướng - đáp ngắn gọn, có ý nghĩa, làm theo những
cử chỉ phù hợp với mục đích khơi dậy bầu không khí sống động, hỗ trợ cho các
hoạt động sinh hoạt tập thể.
Khẩu hiệu: Là hình thức xướng - đáp có nội dung, ý nghĩa như băng reo
nhưng chỉ có một câu ngắn gọn.
Có nhiều cách phân loại băng reo, khẩu hiệu. Trong cuốn cẩm nang này sẽ
đề cập đến 03 loại phổ biến nhất trong sinh hoạt tập thể Hội Máu: Băng reo –
khẩu hiệu chào mừng, làm quen, khen tặng, chia tay; Băng reo hô đáp tập thể;
Băng reo ca dao, dân ca.

1.2 - Ý nghĩa
- Kích thích tinh thần hăng hái, vui say;
- Cổ vũ một chiến dịch, một phong trào đang thực hiện, khởi xướng;
- Nâng cao tinh thần đoàn kết;
- Chào mừng, hoan hô, tán dương;
- Giúp tập trung, thay đổi bầu không khí.

2. Những băng reo - khẩu hiệu thường xuyên sử dụng

2.1 - Băng reo – khẩu hiệu chào mừng, khen tặng, chia tay
2.1.1. Một số động tác vỗ tay
(1) Vỗ tay xin chào
Áp dụng: Dùng để chào mừng hoặc tạm biệt, chia tay.
Khẩu lệnh: “Vỗ tay - xin chào”
Thực hiện: Vỗ tay theo nhịp 1-2-3 1-2-3 1-2-3-4-5-6-7 (03 lần)
Đặt hai tay chéo nhau trước ngực, sau đó đưa hai tay lên cao tạo hình chữ V
và đồng thanh hô: “Xin chào”.
Trong một số trường hợp cụ thể, có thể thay thế “Xin chào” bằng khẩu hiệu:
Hà Nội xin chào, Hội Máu xin chào,…

(2) Vỗ tay xin cảm ơn


Áp dụng: Dùng để khen tặng, cảm ơn.
Khẩu lệnh: “Vỗ tay - xin cảm ơn”
Thực hiện: Tương tự vỗ tay xin chào, đồng thanh hô “Xin cảm ơn!”.

(3) Vỗ tay đoàn kết


Áp dụng: Dùng để lên tinh thần hoặc yêu cầu tập trung.
Khẩu lệnh: “Vỗ tay - đoàn kết”
Thực hiện: Vỗ tay theo nhịp 1-2-3 1-2-3 1-2-3-4-5-6-7 (03 lần)
Đưa tay phải từ ngực trái lên cao qua đầu và đồng thanh hô: “Đoàn kết”
Lưu ý: Có thể thay thế “Đoàn kết” bằng khẩu hiệu: Sẵn sàng, Tiên phong,
Sáng tạo, Oh yeah,…

2.1.2. Aloha (Xin chào)


Áp dụng: Dùng để chào mừng.
Khẩu lệnh: “Alo-Ha”
Thực hiện:
Lượt 1: Chiều dưới lên trên
Động tác 1: Hai tay để bắt chéo trước hông (A)
Động tác 2: Hai tay dang rộng, lòng bàn tay hướng ra phía trước (LO)
Động tác 3: Hai tay bắt chéo giơ lên đầu, lòng bàn tay hướng về phía trước
tay trái trên tay phải (HA)
Lượt 2: Chiều ngược lại, động tác giữ nguyên.

2.1.3. Một số băng reo cổ vũ


(1) Hay là
Khẩu lệnh: “Hay là…”
Tập thể đồng thanh: “Hay là hay quá! Hay là hay ghê! Hay không chỗ nào
chê. Hay Hay Hay!” (Vỗ tay)
Có thể thay “Hay” bằng những tính từ có một âm tiết khác như: Xinh, Vui,
Tươi, Duyên…

(2) Rất tốt


Khẩu lệnh: “Rất tốt”
Tập thể đồng thanh, vừa hô vừa vỗ tay:
“Rất tốt... Rất tốt... Yeah
Rất tốt... Rất tốt... Yeah
Rất tốt... Rất tốt... Yeah yeah yeah”
Có thể thay “Tốt” bằng từ có một âm tiết khác như: Hay, Yêu, Tuyệt…

(3) Ồ hay
Khẩu lệnh: “Ồ hay”
Tập thể đồng thanh đáp:
“Ồ hay ôi rất là hay,
Ô hay ôi quá trời hay,
Hay Hay Hay” (Vỗ tay)

(4) Tốt lắm


Khẩu lệnh: “Tốt lắm” hoặc “(Anh chị) tốt lắm”
Tập thể cùng thực hiện:
Động tác 1: Vỗ tay 1-2-3, hô “Tốt”
Động tác 2: Vỗ tay 1-2-3, hô “Lắm”
Động tác 3: Vỗ tay 1-2-3, hô “(Anh chị) tốt lắm”
Có thể thay thế “Anh chị” bằng đối tượng cụ thể được khen tặng, cổ vũ.

(5) Vui là vui là vui


Khẩu lệnh: “Vui là vui là vui”
Tập thể đồng thanh đáp:
Vui vui vui chúng mình vui nhiều
Vui vui vui chúng mình vui quá.
Có thể thay “Vui” bằng tính từ có một âm tiết khác như: Yêu, Thương,
Duyên, Quê,…
2.1.4. Mời ăn cơm
Ở mỗi cơ sở Hội có cách mời cơm khác nhau. Trước khi mời cơm, người
phụ trách thường bắt nhịp cho tập thể hát một số ca khúc truyền thống, sau đó hát
bài “Về ăn cơm”. Trong cuốn cẩm nang này, chúng ta chỉ đề cập cách mời cơm
cơ bản nhất được áp dụng tại Hội.
Khẩu lệnh: “Mời cả nhà ăn cơm!”
Tập thể đồng thanh đáp:
“Mời cả nhà ăn cơm.... Ngon!
Cảm ơn hậu cần... Ngon!
Cái gì cũng ngon.... Hết!”i

2.2 - Băng reo hô đáp tập thể

(1) Hội Máu Hà Nội


Khẩu lệnh: “Hội Máu Hà Nội”
Đáp: “Đoàn kết - Sẵn sàng - Tiên phong - Sáng tạo - Quyết tâm”.
Đồng thời, đưa tay phải từ ngực trái lên cao qua đầu (01 lần).

(2) Gia đình Hội Máu


Khẩu lệnh: “Gia đình Hội Máu”
Tập thể nắm tay nhau, đáp:
“Anh em mình là một gia đình,
Một gia đình là phải hết mình,
Phải hết mình là phải chân tình,
Lúc chân tình nhớ cả gia đình - Hội Máu”
Khi hô “Hội Máu” vẫn nắm tay nhau và đưa lên cao.

(3) Tôi yêu Hội Máu


Khẩu lệnh: “Tôi yêu Hội Máu”
Tập thể thực hiện:
Vỗ tay theo nhịp 1-2-3, giơ hay tay trước ngực, lòng bàn tay hướng về phía
trước, hô “Tôi yêu Hội Máu” (05 lần).
(4) Chiến sỹ vận động hiến máu
Khẩu lệnh: “Chiến sỹ vận động hiến máu”
Tập thể đáp: “Vượt nắng, thắng mưa, say sưa vận động hiến máu”
Đồng thời, đưa tay phải từ ngực trái lên cao qua đầu, hô “Quyết tâm!”.

(5) Trại sinh Ba sẵn sàng


Khẩu lệnh: “Trại sinh Ba sẵn sàng” (lần 1)
Tập thể trại sinh đáp: “Vững kiến thức - Giỏi kĩ năng - Chinh phục thử thách
- Vượt qua chính mình - Vươn tới đỉnh cao”.
Khẩu lệnh: “Trại sinh Ba sẵn sàng” (lần 2)
Tập thể trại sinh đáp: “Đoàn kết tốt - Kỉ luật thép - Tác phong nhanh - Ứng
xử khéo - Trách nhiệm cao - Quyết tâm!”.
Đồng thời, đưa tay phải từ ngực trái lên cao qua đầu (01 lần).
(6) Anh em Hội Máu
Khẩu lệnh: “Anh em Hội Máu!”
Tập thể đáp: “Hội là nhà - Chúng ta là anh em. Oh yeah!”
Đồng thời, đưa tay phải từ ngực trái lên cao qua đầu (01 lần).

(7) Máu ở đâu?


Quản ca và tập thể lần lượt hô và đáp:
- Máu ở đâu là máu ở đâu?
- Máu ở đây là máu ở đây.
- Máu thế nào là máu thế nào?
- Máu thế này là máu thế này.
- Hết máu rồi thì phải làm sao?
- Hết máu rồi thì bơm máu vào.
1 2 3 … Oh yeah!
VI. MÚA HÁT TẬP THỂ:
Một số bài hát, nhảy thường dùng trong sinh hoạt tập thể:
1. Hãy đến với con người Việt Nam tôi
2. Vào đời
3. Anh em ta về
4. Thanh niên làm theo lời Bác
5. Nối vòng tay lớn
6. Việt Nam ơi
7. Tiến lên Việt Nam ơi
VII. NGHI THỨC HỘI:
1. Điểm số báo cáo từng phân Hội hoặc toàn Chi hội
2. Tập hợp đội hình hàng ngang, hàng dọc
3. Ngồi trên đất, ngồi trên gót
4. Quay trái, phải, quay đằng sau
5. Tiến, lùi, sang trái, sang phải
6. Thực hiện nghi lễ Chào cờ
7. Thực hiện: Đọc lời hứa Hội viên

TM. BAN TỔ CHỨC

You might also like