You are on page 1of 7

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Cuộc thi “Tìm hiểu truyền thống vẻ vang của


Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Bình Định
giai đoạn 1930 - 2015”
----------------

Câu 1: Hãy nêu khát quát quá trình hình thành và phát triển của tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong 90 năm qua (26/3/1931 - 26/3/2021)?
1. Quan điểm của Đảng và Bác Hồ về vai trò của thanh niên đối với sự
nghiệp cách mạng và sự cần thiết của sự thành lập tổ chức cộng sản của người
trẻ tuổi.
2. Thời gian ban hành “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động”
và thực hiện
- Thực hiện Án nghị quyết tháng 10/1930, các cơ sở Đoàn đã được xây
dựng trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, hệ thống của Đoàn chưa
được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ hai tại Sài Gòn từ ngày 20 đến 26/3/1931, dưới sự chủ
trì của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã dành một phần
quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên.
- Tháng 3/1931, sau một quá trình chuẩn bị, được sự lãnh đạo và tổ chức
của Hội Việt Nam cách mạng Đông Dương Đảng Cộng sản Đông Dương; sự
lãnh đạo, trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo của Nguyễn Ái Quốc, tổ chức cơ sở Đoàn
ở nước ta với một nhóm nhỏ 8 thiếu niên do Bác Hồ trực tiếp chăm sóc dìu dắt,
sau 5 năm đã phát triển và trưởng thành vượt bậc.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn Thanh niên Lao động
Việt Nam (họp từ ngày 22 đến ngày 25/3/1961) đã quyết định lấy ngày
26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn. Từ đó, ngày 26/3 hàng năm trở thành Ngày
kỷ niệm, tôn vinh truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
4. Quá trình phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Từ 1931 - 1936: Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương.
- Từ 1936 - 1939: Đoàn Thanh niên dân chủ Đông Dương.
- Từ 1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương.
- Từ 1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam.
- Từ 1956 - 1970: Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.
- Từ 1970 - 1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh.
- Từ 1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
5. Các kỳ Đại hội của Đoàn
* Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần I: Đại hội được tổ chức tại xã Cao
Vân, Đại Từ, Thái Nguyên, thời gian từ ngày 07 đến ngày 14/02/1950. Hơn 400

1
đại biểu đã về dự. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 5 đồng chí, đồng chí Nguyễn
Lam được bầu làm Bí thư.
* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II: Đại hội tổ chức tại Thủ đô
Hà Nội, từ ngày 25/10 đến ngày 04/11/1956. Có 497 đại biểu về dự. Đại hội đã
bầu ra BCH gồm 30 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III: Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
từ ngày 23 đến ngày 25/3/1961. Có 677 đại biểu đã về dự. Đại hội đã bầu ra
BCH gồm 71 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam tiếp tục được bầu làm Bí thư.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV: Đại hội tổ chức tại Hội trường Ba
Đình, Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 22/11/1980. Có 623 đại biểu về dự. Đại hội
đã bầu ra BCH gồm 113 đồng chí, đồng chí Đặng Quốc Bảo được bầu làm Bí
thư.
* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ V: Đại hội tổ chức tại Thủ đô
Hà Nội từ ngày 27 đến ngày 30/11/1987. Có 750 đại biểu về dự. Đại hội đã bầu
ra BCH gồm 150 đồng chí, đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư.
* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VI: Đại hội tổ chức tại Hội
trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 18/10/1992. Có 797 đại
biểu về dự. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 91 đồng chí, đồng chí Hồ Đức Việt
được bầu làm Bí thư.
* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VII: Đại hội tổ chức tại Thủ đô
Hà Nội từ ngày 26 đến ngày 29/11/1997. Có 899 đại biểu về dự. Đại hội đã bầu
ra BCH gồm 125 đồng chí, đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư.
* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VIII: Đại hội tổ chức tại Thủ đô
Hà Nội từ ngày 08 đến ngày 11/12/2002. Có 898 đại biểu về dự. Đại hội đã bầu
ra BCH gồm 134 đồng chí, đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư.
* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ IX: Đại hội được tổ chức tại
Thủ đô Hà Nội từ ngày 17 đến ngày 21/12/2007. Có 1034 đại biểu về dự. Đại
hội đã bầu ra BCH gồm 145 đồng chí, đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm
Bí thư.
* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ X: Đại hội được tổ chức tại Thủ
đô Hà Nội từ ngày 11 đến ngày 14/12/2012. Có 999 đại biểu về dự. Đại hội đã
bầu ra BCH gồm 151 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh được bầu làm Bí
thư.
* Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ XI: Đại hội được tổ chức tại
Thủ đô Hà Nội từ ngày 10 đến ngày 13/12/2017. Có 999 đại biểu về dự. Đại hội
đã bầu ra BCH gồm 151 đồng chí, đồng chí Lê Quốc Phong được bầu làm Bí
thư.
Câu 2: Đoàn Thanh niên dân chủ An Bình - tiền thân của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định ra đời vào thời gian nào? Ở đâu? Do ai phụ
trách? Từ khi thành lập Đoàn Thanh niên dân chủ An Bình đã có những
hoạt động gì đóng góp cho cao trào cách mạng của tỉnh đến năm 1945?

2
- Khái quát về phong trào cách mạng của thanh niên trước khi Đoàn Thanh
niên dân chủ An Bình ra đời (1930 - 1939).
- Thời gian thành lập: năm 1938.
- Địa điểm thành lập: gò Hương Sơn (Bình An, Bình Khê), một trong những
căn cứ chống Pháp quan trọng của nghĩa quân Mai Xuân Thưởng trong phong
trào Cần Vương 1885 - 1887.
- Người phụ trách: đồng chí Nguyễn Thành Mẫn, đảng viên làng Đại An
(Nhơn Mỹ, An Nhơn) phụ trách.
- Ý nghĩa của việc thành lập Đoàn thanh niên dân chủ An Bình: thể hiện sự
quan tâm của Đảng bộ Bình Định đối với tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên
địa phương. Tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên qua thực tiễn đấu tranh
cách mạng đã từng bước khẳng định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn
Thanh niên Cứu quốc Việt Nam trong cao trào vận động tiến lên cuộc cách
mạng tháng Tám năm 1945.
- Sau khi thành lập, Đoàn Thanh niên dân chủ An Bình đã có nhiều hoạt
động gì đóng góp cho cao trào cách mạng của tỉnh. Tiêu biểu:
+ Hình thức hoạt động trong giai đoạn mới thành lập, Đoàn Thanh niên dân
chủ An Bình lấy tên công khai là hội bóng đá An Bình để tránh sự theo dõi và
khủng bố của địch; tích cực tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, vận động thanh
thiếu, học sinh tổ chức các cuộc cắm trại, tham quan các danh thắng và di tích
lịch sử; lập các nhóm đọc sách báo tiến bộ, tổ chức các trận giao hữu bóng đá
thanh niên các địa phương... Thông qua hoạt động, thanh niên luôn đi đầu trong
các cuộc đấu tranh của nhân dân ở hầu khắp các huyện đòi tự do, dân sinh, dân
chủ, cải cách xã hội nông thôn.
+ Đoàn Thanh niên dân chủ An Bình làm nòng thành cuộc mittinh kỷ niệm
ngày 1/5 do Tỉnh ủy phát động vào tháng 4/1939.
+ Đoàn Thanh niên dân chủ An Bình lãnh đạo phong trào thanh niên trong
giai đoạn 1939 - 1945.
Câu 3: Từ khi thành lập đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình
Định đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Nêu rõ thời gian, địa điểm diễn ra Đại hội?
Ai làm Bí thư?
Từ khi thành lập cho tới nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua
các kỳ Đại hội như sau:
* Giai đoạn 1945 - 1975
1. Tháng 3/1946, Đại hội Đại biểu thanh niên cứu quốc tỉnh Bình Định lần
thứ nhất khai mạc tại Thành Bình Định (huyện An Nhơn) bầu BCH thanh niên
cứu quốc tỉnh do đồng chí Võ Cang (trưởng ban thanh vận kiêm Bí thư đảng
đoàn) giữ chức Bí thư.
2.  Đại hội đại biểu Thanh niên cứu quốc tỉnh Bình Định lần thứ hai được
tổ chức tại Trung Lương (Hoài Nhơn) vào tháng 6/1947. Đại hội đã bầu Ban

3
chấp hành Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc tỉnh Bình Định khóa 2 do đồng chí
Đinh Công Đoàn giữ chức Bí thư.
3. Tháng 7/1947, được Tỉnh ủy nhất trí và Ty thanh niên TDTT hỗ trợ tài
chính, Tỉnh đoàn thanh niên Việt Nam triệu tập đại hội mang tên Sông Lô tại
Trung Lương (Bồng Sơn, Hoài Nhơn). Đại hội đã bầu ra ban chấp hành khóa I
của TNVN tỉnh Bình Định do giáo sư Ngô Chanh giữ chức Tỉnh đoàn trưởng.
4. Tháng 3/1949, Đại hội đại biểu thanh niên cứu quốc tỉnh lần III khai mạc
tại An Thường (Hoài Ân). Đại hội bầu cử BCH do đồng chí Võ Cang giữ chức Bí
thư.
5. Tháng 11/1949, Đoàn thanh niên Việt Nam tổ chức đại hội lần thứ II tại
An Thường (Hoài Ân), lấy tên là đại hội Tây Kết. Đại hội bầu cử ban chấp hành
Đoàn thanh niên Việt Nam do anh Võ Đắc (sinh viên luật) giữ chức Tỉnh đoàn
trưởng.
6. Tháng 2/1950, Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cứu quốc tỉnh lần thứ
IV họp tại Cát Hanh, Phù Cát. Đại hội bầu BCH mới do đồng chí Võ Cang giữ
chức Bí thư.
7. Tháng 3/1950, Đại hội lần III của Đoàn thanh niên cứu quốc tỉnh khai
mạc tại Đại An, Nhơn Phúc, An Nhơn. Đại hội đã bầu BCH Đoàn TNVN tỉnh
do anh Văn Thưởng giữ chức Tỉnh đoàn trưởng.
8. Tháng 3/1965, Đại hội Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng khóa I
được tổ chức tại thôn Nghĩa Điền (Ân Nghĩa - Hoài Ân). Đại hội đã bầu BCH do
đồng chí Hoàng Thanh Vân giữ chức Bí thư.
9. Ngày 19/5/1969, Đại hội Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng khóa II
được tổ chức tại Đồi Chè (căn cứ Cát Sơn, Phù Cát). Đại hội đã bầu BCH do
đồng chí Lê Văn Đấu giữ chức Bí thư.
10. Tháng 3/1973, Đại hội Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng khóa III
được tổ chức tại thôn Gia Trị, xã Ân Đức (vùng giải phóng ở Hoài Ân). Đại hội
đã bầu BCH do đồng chí Hoàng Quang Đạo giữ chức Bí thư.
* Giai đoạn 1975 - 1989 (sát nhập 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi,
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nghĩa Bình)
1. Từ ngày 25 - 28/7/1977, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nghĩa
Bình lần thứ I được tổ chức tại thị xã Quy Nhơn. Đại hội đã bầu BCH do đồng
chí Lê Văn giữ chức Bí thư.
2. Từ ngày 09 - 12/6/1980, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nghĩa
Bình lần thứ II được tổ chức tại thị xã Quy Nhơn. Đại hội đã bầu BCH do đồng
chí Nguyễn Duy Quý giữ chức Bí thư.
3. Từ ngày 18 - 21/5/1983, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nghĩa
Bình lần thứ III được tổ chức tại thị xã Quy Nhơn. Đại hội đã bầu BCH do đồng
chí Hoàng Quang Đạo giữ chức Bí thư.
4. Trong tháng 9/1987, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nghĩa Bình
lần thứ IV được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn và bầu BCH. Tới tháng
11/1987, BCH Tỉnh đoàn họp và bầu đồng chí Dương Thanh Bình giữ chức Bí
thư.
4
* Giai đoạn 1989 - nay (tỉnh Bình Định được tái lập)
1. Từ ngày 06 - 08/8/1992, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình
Định lần thứ VIII được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn. Đại hội đã bầu BCH và
bầu đồng chí Trần Kim Hùng làm Phó Bí thư. Ngày 07/10/1992, Trung ương
Đoàn chỉ định đồng chí Nguyễn Minh Lân vào BCH Tỉnh đoàn và giữ chức Bí
thư tỉnh đoàn. Tới năm 1996, đồng chí Trần Kim Hùng được chỉ định làm Bí thư
thay cho đồng chí Nguyễn Minh Lân được điều động về công tác tại Trung
ương.
2. Từ ngày 05 - 07/10/1997, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình
Định lần thứ IX được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn. Đại hội đã bầu BCH và
bầu đồng chí Trần Kim Hùng tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
3. Từ ngày 25 - 27/9/2002, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình
Định lần thứ X được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn. Đại hội đã bầu BCH và
bầu đồng chí Huỳnh Thanh Xuân giữ chức Bí thư.
4. Trong 2 ngày 11 và 12/5/2007, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
Bình Định lần thứ XI được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn. Đại hội đã bầu
BCH và bầu đồng chí Phạm Vĩnh Thái giữ chức Bí thư.
5. Trong 2 ngày 27 và 28/9/2012, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
Bình Định lần thứ XII được tổ chức tại Hội trường Trung tâm hoạt động thanh
thiếu nhi tỉnh (thành phố Quy Nhơn). Đại hội đã bầu BCH và bầu đồng chí
Nguyễn Thanh Bình giữ chức Bí thư.
6. Từ ngày 27 - 29/9/2017, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình
Định lần thứ XIII được tổ chức tại Hội trường Trung tâm hoạt động thanh thiếu
nhi tỉnh (thành phố Quy Nhơn). Đại hội đã bầu BCH và bầu đồng chí Nguyễn
Xuân Vĩnh giữ chức Bí thư.
Câu 4: Phân tích những kết quả nổi bật của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Bình Định giai đoạn 1945 -
2015?
Đánh giá tổng quan về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn
thanh niên tỉnh đối với sự phát triển của đất nước và của tỉnh.
* Giai đoạn 1945 - 1975
- Từ 1945 - 1954, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng bộ, tổ
chức Đoàn thanh niên trong giai đoạn này phát triển rộng khắp và phát huy ngày
càng cao vai trò nòng cốt, xung kích trên mọi mặt trận chiến đấu và công tác.
- Giai đoạn 1945 - 1946, tham gia tốt phong trào chống giặc đói, giặc dốt
và phong trào thanh niên quân sự hóa.
- Giai đoạn 1947 - 1949, giáo dục, vận động đoàn viên và thanh niên tòng
quân giết giặc, cứu nước và bảo vệ tỉnh Bình Định hoàn toàn tự do, xây dựng
căn cứ địa và hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam Trung bộ và
phong trào toàn dân đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo lương thực trường kỳ kháng
chiến.

5
- Giai đoạn 1950 - 1954, giáo dục, kêu gọi, động viên thanh niên tòng quân
cứu nước, thanh niên hăng hái xung phong nhập ngũ hoặc đi thanh niên xung
phong phục vụ hỏa tuyến, phục vụ các chiến dịch Tây Nguyên.
- Trong giai đoạn 1955 - 1960, đoàn viên và thanh niên vẫn nêu cao tinh
thần yêu nước, trung thành với mục tiêu lý tưởng cao cả của Đảng, của Đoàn,
xung kích trong các phong trào cách mạng của quần chúng, từ đấu tranh trực
diện, công khai hợp pháp đến nửa hợp pháp và bất hợp pháp tiến lên vũ trang tự
vệ, du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh vũ trang, từng bước khôi phục và giành lại quyền làm chủ.
- Trong giai đoạn 1961 - 1965, tuổi trẻ Bình Định trên khắp 3 vùng chiến
lược vẫn giữ vững và phát huy ngày càng cao vai trò nòng cốt xung kích, đi đầu
trên mọi trận tuyến, mọi lĩnh vực hoạt động và công tác, là đội hậu bị chiến đấu
và cánh tay đắc lực của Đảng.
- Trong giai đoạn 1965 - 1968, hoà trong phong trào cách mạng sục sôi của
quần chúng, cùng Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh đánh bại liên tiếp 2 cuộc phản
công chiến lược của Mỹ - ngụy, tiến lên cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm
1968, góp phần cùng quân dân miền Nam và cả nước đánh bại chiến lược chiến
tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.
- Trong giai đoạn 1969 - 1972, từ trong khói lửa chiến tranh khốc liệt, tổ
chức Đoàn và phong trào thanh thiếu niên ngày càng trưởng thành về mọi mặt,
dày dạn kinh nghiệm đấu tranh cả quân sự, chính trị, binh vận, cả bất hợp pháp
và hợp pháp trên cả 3 vùng chiến lược, góp phần “đánh cho ngụy nhào” trong
thời kỳ đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri, tiến tới giải phóng hoàn toàn quê
hương và toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.
- Từ giai đoạn 1973 - 1975, góp phần cùng quân, dân toàn tỉnh và cả nước
lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, thực
hiện trọn vẹn mục tiêu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, “Bắc Nam sum
họp” theo đường lối chiến lược của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Giai đoạn 1975 - 2015
- Từ tháng 03 - 10/1975,
Tỉnh đoàn Bình Định và các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tập hợp gần 50.000 lượt
đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tập thể; qua đó vừa giáo dục quan
điểm, lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp vô sản, vừa tổ chức cho đoàn
viên, thanh thiếu niên tham gia các hoạt động cách mạng như: xóa bỏ văn hóa
đồi trụy, xây dựng nền văn hóa cách mạng, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động
phá hoại của chúng, bảo vệ trật tự trị an, tham gia lao động sản xuất, khắc phục
hậu quả chiến tranh, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân...
- Từ tháng 11/1975 - 6/1989, tuổi trẻ là lực lượng xung kích trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, nhanh chóng thích ứng với tình hình nhiệm vụ cách
mạng mới và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo trật tự trị an cho
quê hương.

6
+ Trong giai đoạn (11/1975 - 6/1980), trước bộn bề khó khăn của đất nước,
tuổi trẻ tỉnh Bình Định đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh
và hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “Ba xung kích làm chủ tập thể” do Trung
ương Đoàn phát động.
+ Trong giai đoạn (6/1980 - 12/1986), cùng với tiếp tục thực hiện cuộc vận
động “Ba xung kích làm chủ tập thể”, tuổi trẻ phát huy vai trò xung kích trong
các phong trào làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động và tăng cường
nhận khoán các công trình thanh niên.
+ Trong giai đoạn (12/1986 - 6/1989), tuổi trẻ tỉnh Bình Định bước đầu
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng lần thứ VI, từng bước làm
quen dần với tính tự chủ, tự quản trong mọi hoạt động.
- Từ 1989 - 2015, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Bình
Định chuyển mạnh theo hướng tự chủ hơn, thực chất hơn; phù hợp với đặc điểm
và lợi ích của tuổi trẻ cũng như tình hình thực tế của địa phương trong giai đoạn
cách mạng mới. Trên lĩnh vực giáo dục chính trị tư tưởng là sự khởi xướng
phong trào “Chi đoàn ba tốt”, “Học sinh ba rèn luyện”, “Sinh viên năm tốt” và
các diễn đàn “Khi tôi 18”, “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, “Tuổi trẻ với biển đảo quê
hương” và “Xây dựng cột cờ Tổ quốc”... Trên lĩnh vực kinh tế là sự khởi xướng
phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, các diễn đàn “Thanh niên giỏi nghề nông”
và “Thanh niên sáng tạo khởi nghiệp”; trong học sinh, sinh viên là phong trào
“Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”… Trên lĩnh vực xã hội, bên cạnh
việc đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn” đã có từ
trước, xuất hiện thêm phong trào mới “Thanh niên tình nguyện” với các mô hình
“Tiếp sức mùa thi” và “Mùa hè xanh” thu hút hàng triệu lượt thanh niên, sinh
viên tham gia.
Tóm lại: Trong suốt chặng đường 1945 - 2015, công tác đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi tỉnh Bình Định luôn gắn mình với sự nghiệp cách mạng của
đất nước, quê hương; vượt qua mọi chông gai, thử thách, xung kích trên mọi mặt
trận và đạt được những bước tiến đáng tự hào.

You might also like