You are on page 1of 3

Theo đề nghị của Quốc tế Cộng sản và với tư cách là phái viên của tổ chức này,

Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành
một đảng. Từ ngày 6-1 đến đầu tháng 2-1930, Hội nghị họp tại Cửu Long, Hồng Công
(Trung Quốc), với sự tham dự của các đại biểu Ðông Dương Cộng sản Ðảng và An
Nam Cộng sản Ðảng, đã nhất trí hợp nhất hai tổ chức cộng sản này, thành lập Ðảng
Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình
tóm tắt, Ðiều lệ vắn tắt của Ðảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị chủ trương
xây dựng các tổ chức Công hội, Nông hội, Hội phản đế và Hội cứu tế. Ngày 3-2-1930
trở thành Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam.

2.4. Quốc tế cộng sản đã đào tạo cho Việt Nam nhiều cán bộ xuất sắc nắm giữ các trọng trách
cao trong Đảng và quốc tế Quốc tế Cộng sản đã đào tạo và bồi dưỡng cho cách mạng Việt Nam
nhiều cán bộ ưu tú trở thành những lãnh tụ chân chính của cách mạng Việt Nam. Thông qua việc
phân công và đào tạo trong công tác thực tiễn và qua các trường lớp của Quốc tế Cộng sản
(Trường Quốc tế Lênin, Trường Lao động cộng sản Phương Đông) nhiều chiến sỹ cộng sản Việt
Nam đã trưởng thành trở thành các lãnh tụ chính trị xuất sắc của Đảng ta: Hồ Chí Minh, Trần
Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, v.v.. Nhờ được đào tạo cơ bản và có
hệ thống mà Đảng ta có bước trưởng thành vững chắc về lý luận. Một số chiến sỹ cộng sản Việt
Nam đã trở thành những "giáo sư đỏ" tham gia vào việc đào tạo cán bộ cho Quốc tế Cộng sản.
Trong 10 năm đầu thành lập Đảng, các chức vụ chủ chốt trong Đảng như Tổng Bí thư, Bí thư các
xứ uỷ, Tỉnh uỷ hầu hết là do cán bộ được đào luyện từ Quốc tế Cộng sản đảm đương. Chính vì
vậy các chủ trương của Quốc tế Cộng sản được thực hiện có hiệu quả ở Đông Dương. Nhờ đó
cho dù lịch sử có những biến động, những thay đổi ở mỗi giai đoạn cụ thể khác nhau tác động
đến sự cần thiết phải có sự điều chỉnh về sách lược mà Đảng ta đề ra ngay từ thời kỳ xây dựng
Đảng là đúng đắn và chính xác. Điều đó có được chỉ có thể cắt nghĩa do sự trưởng thành của cán
bộ đảng viên Việt Nam được đào tạo trong Quốc tế Cộng sản. Nhiều đồng chí đã được giao các
trọng trách cao trong Quốc tế Cộng sản. Nhiều đồng chí trở thành cán bộ giảng dạy lý luận của
Quốc tế Cộng sản. Theo số liệu mới nhất, chỉ trong thời gian 10 năm tồn tại của Trường Lao
động cộng sản Phương Đông (1921-1931), Quốc tế Cộng sản đã đào tạo cho Đảng ta gần 100
cán bộ mà đại đa số các đồng chí này khi về nước nắm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt của
Đảng, lãnh đạo phong trào cách mạng từ cấp Trung ương đến các Xứ uỷ, Thành uỷ, Tỉnh uỷ. 2.5.
Quốc tế cộng sản đã chỉ đạo, uốn nắn và biểu dương kịp thời đối với Đảng ta trong quá trình lãnh
đạo cách mạng Trong thời kỳ tồn tại của mình, Quốc tế Cộng sản thường xuyên chỉ đạo, uốn nắn
kịp thời những vấn đề thuộc về đường lối, những vấn đề chiến lược và chỉ đạo chiến lược dễ dẫn
đến "tả " hoặc hữu khuynh trong thực hiện - một điều khó tránh khỏi với một Đảng còn non trẻ.
Quốc tế Cộng sản đã đúng đắn khi phê bình sự công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản và
có chỉ thị cho Đảng về sự cần thiết phải hợp nhất Đảng theo đúng nguyên tắc của Quốc tế Cộng
sản. Quốc tế Cộng sản cũng phê bình những biểu hiện "tả" khuynh trong Xô viết Nghệ An và Xô
viết Hà Tĩnh cùng với một vài biểu hiện hữu khuynh, cầu an, dao động sau thất bại của phong
trào. Với thái độ Bôn-sê-vích và tính nhân đạo cộng sản, thái độ phê bình và chỉ trích của Quốc
tế Cộng sản là có tình có lý. Quốc tế Cộng sản vẫn biểu dương mặt tốt và thấy rõ cả những sai
lầm khó tránh khỏi của một đảng còn trẻ tuổi. Thái độ này giúp cho những người cộng sản Việt
Nam đứng vững và vượt qua khó khăn trong những năm khủng bố trắng của thực dân Pháp. Nhờ
có Quốc tế Cộng sản những người cộng sản Việt Nam có điều kiện tập hợp và kiểm điểm, đánh
giá lại phong trào thời gian qua, xây dựng Chương trình hành động năm 1932, Quốc tế Cộng sản
chủ trương và chỉ đạo mở nhiều cuộc thảo luận về các vấn đề cách mạng Đông Dương trong
Quốc tế Cộng sản những năm từ 1931-1934 để chuẩn bị cho các văn kiện chính trị và hồi phục
Đảng ở Đại hội I. Nhờ có Quốc tế Cộng sản, Đảng ta kịp thời chuyển hướng sang thời kỳ Mặt
trận dân chủ và sáng tạo ra một hình thức Mặt trận thích hợp ở Đông Dương - Mặt trận dân chủ
Đông Dương mà không sa vào hình thức mặt trận nhân dân chống đế quốc nói chung. Sự tiếp thu
đường lối mặt trận của Đảng ta trong và sau Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản năm 1935 đã
đánh dấu sự vượt qua tư tưởng giai cấp chống giai cấp để chuyển sang sự kết hợp giai cấp - dân
tộc trong cách mạng Việt Nam. Quốc tế Cộng sản đánh giá cao và biểu dương kịp thời cách
mạng Đông Dương trên toàn thế giới, giúp cho các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới có
thể học tập từ kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam. Cao trào 1930-1931 được Quốc
tế Cộng sản xem như là "những hình thức chủ yếu" của phong trào cách mạng dân tộc, đã "giáng
một đòn trực diện" vào hệ thống đế quốc chủ nghĩa, coi Xô viết Nghệ Tĩnh là "thành tích đặc biệt
to lớn". Quốc tế Cộng sản lưu ý các đảng cộng sản đặc biệt là Đảng Cộng sản pháp trong lĩnh
vực công tác thuộc địa cần phải học tập nhiều ở các đồng chí Đông Dương. Chính vì vậy từ một
phân bộ dự bị trực thuộc Đảng Cộng sản Pháp, tháng 4/1931 Quốc tế Cộng sản đã quyết định
công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ phận dự trị trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Hàng chục bài báo được đăng trên Tạp chí Quốc tế Cộng sản đưa tin về tình hình và diễn tiến
của phong trào cách mạng Đông Dương nhằm biểu dương phong trào, đúc rút kinh nghiệm hoạt
động và kêu gọi sự đồng tình giúp đỡ của cộng đồng cộng sản quốc tế với Việt Nam. Quốc tế
Cộng sản chỉ rõ "phải triệt để tìm mọi phương kế thực hiện việc giúp đỡ những người cộng sản
Đông Dương chăm lo việc gây dựng lại cơ sở cho Đảng Cộng sản Đông Dương", chỉ cho những
người cộng sản Đông Dương hiểu rõ đường lối của Quốc tế Cộng sản cùng những phương pháp
hoạt động khôn khéo để tập hợp lại thợ thuyền làm đội tiền phong cho cách mạng Đông Dương.
Sự hy sinh của Tổng Bí thư Trần Phú được Quốc tế Cộng sản đánh giá là một tổn thất to lớn
không gì bù đắp được của giai cấp vô sản Đông Dương mà còn là một tổn thất nặng nề của
phong trào cộng sản quốc tế. Chính sự ủng hộ mạnh mẽ, sự đồng tình biểu dương Đảng Cộng
sản Đông Dương của Quốc tế Cộng sản mà nhiều đảng, nhiều phong trào trên thế giới biết đến
Đông Dương, Việt Nam, kính trọng hoạt động của Đảng ta và Nguyễn ái Quốc. Quốc tế Cộng
sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đội tiền phong của giai cấp vô sản
Đông Dương đi theo đường lối của Quốc tế Cộng sản, trực tiếp lãnh đạo thợ thuyền, dân cày và
lao động nghèo khổ xứ Đông Dương, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Đó là biểu
hiện của Đảng Bôn-sê-vích. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ
phận chính thức của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội VII và bầu đồng chí Lê Hồng Phong là uỷ viên
chính thức va là một trong hai uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản là người các nước thuộc
địa.

Thứ nhất, việc Quốc tế Cộng sản xác định đúng vấn đề dân tộc - thuộc địa đã định
hướng sáng tỏ cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Thứ hai, Quốc tế Cộng sản đã giúp đỡ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để
truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam, từ đó thành lập được Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Việt Nam.
Thứ ba, Quốc tế Cộng sản đã tạo môi trường, điều kiện cho Nguyễn ái Quốc học
tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, khảo sát thực tế để xây dựng và hoàn thiện lý
luận về con đường Cách mạng Việt Nam

Thứ tư, Quốc tế Cộng sản đã đào tạo cho Việt Nam nhiều cán bộ xuất sắc nắm giữ
các trọng trách cao trong Đảng và Quốc tế

Thứ năm, Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo, uốn nắn và biểu dương kịp thời đối với
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng

You might also like