You are on page 1of 3

Tôi không có dư máu. Tôi có thể bị thiếu máu?

Lượng máu trong cơ thể con


người khoảng 70 mL/kg cân nặng, trung bình một người trưởng thành nặng 50
kg có khoảng 3500 mL máu. Bạn có hiến máu từ 250 mL - 450 mL tùy trọng lượng
cơ thể. Tủy xương của bạn sẽ tái tạo lại lượng máu mất trong vòng vài giờ. Vì
vậy bạn không lo bị thiếu máu sau khi hiến máu.

Tôi có bị nhiễm bệnh sau khi hiến máu? Bạn sẽ không mắc bất kỳ bệnh nào khi
hiến máu vì kim tiêm là vô trùng và chỉ dùng một lần cho mỗi người hiến máu.

Tôi cảm thấy sợ hiến máu bởi vì kim to và nó rất đau: Hiện tượng này xảy ra ở lần cho
đầu tiên. Khi kim được đưa vào tĩnh mạch bạn cãm giác như bị véo nhẹ. Thủ thuật rất
đơn giản và bạn sẽ không cảm thấy đau.

Tôi không đủ sức khoẻ để hiến máu: bạn có thể hiến máu, bác sĩ sẽ kiểm tra mạch,
huyết áp và khám sơ bộ trước khi bạn hiến máu.

Sau khi hiến máu liệu tôi sẽ tăng cân: hiến máu chắc chắn sẽ không làm bạn tăng cân.
Một số ít trường hợp, nhất là nữ sau khi hiến máu có khuynh hướng lên cân. Vì sau khi
cho máu sự tái tạo máu làm cho cơ thể phấn chấn, ăn ngon, ngủ ngon. Bạn nên có chế
độ ăn uống vừa phải, ít ngọt, ít béo, tập thể dục, thể thao đều đặn thì thể trọng và thể
hình sẽ cân đối theo ý muốn.

Tôi đã từng hiến máu, tôi có thể tiếp tục hiến máu được không? Nếu bạn thực sự
khoẻ mạnh, bạn có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần. Thời gian nhắc lại đối với nam là
03 tháng (04 lần/năm), nữ là 04 tháng (03 lần/1 năm).

Có máu nhân tạo không? Có nhưng còn dang thử nghiệm lâm sàng, chưa hoàn toàn
thay thế máu người và giá thành rất đắt. Máu vẫn phải lấy từ người.

Tại sao khi tham gia hiến máu lại cần phải có chứng minh thư?

Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu.
Theo quy định, đây là một thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm
bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.

Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?

Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó
đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế.
Về khoa học thì máu có nhiều thà nh phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất
định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày,
huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Cơ sở khoa học cho thấy,
nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức
khỏe.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu,
các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình
thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Về cơ sở thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn
hoàn toàn tốt. Trên thế giớ i có ngườ i hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, ngườ i
hiến máu nhiều lần nhât́ đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.

Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua
đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong
một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo
máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.

Tại sao lại có nhiều người cần phải được truyền máu?

Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì:
- Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá ...
- Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu
khó đông...
Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch,
ghép
tạng...

Theo đó, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện
mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu.
Tại sao hiến máu tự nguyện mà người bệnh lại phải trả tiền để được truyền
máu
Một đơn vị máu tươi không thể lấy rồi truyền trực tiếp ngay cho người bệnh
mà cần rất nhiều khâu đi kèm và kéo theo đó là chi phí. Không tính chi phí xây
dựng cơ sở hạ tầng,Vì một đơn vị máu hiến cần một bộ 4 bịch chứa máu/người
hiến (với chi phí ít nhất 20 USD); Chi phí xét nghiệm phân tử sàng lọc HIV ít nhất
là 1,2 triệu đồng/đơn vị máu để giúp rút ngắn thời gian cửa sổ từ 24-30 ngày
xuống còn 7 ngày để tăng an toàn truyền máu; Các chi phí xét nghiệm viêm gan
B, viêm gan C, HPV...
Bên cạnh đó, máu sẽ được bảo quản, lưu trữ với trang thiết bị chuyên dụng, mỗi
loại chế phẩm máu sẽ được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và thiết bị khác nhau.
Ngoài ra, còn các chi phí như vận chuyển, hóa chất, sinh phẩm dùng để xét nghiệm hòa
hợp trước khi truyền máu...
Ngoài ra còn các chi phí liên quan đến vận động hiến máu là một khoản rất lớn;
chi phí quà, suất ăn, đi lại cho người hiến với tổng gần 250.000 đồng. Nếu cộng
vào tất cả thì 1 bịch máu đến tay bệnh nhân lên tới hơn 2 triệu đồng, nhưng
hiện BHYT và người bệnh chỉ phải trả khoảng 700.000 đồng.
Vì thế, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì người bệnh vẫn phải trả một phần
chi phí cho truyền máu. Đối với những bệnh có bảo hiểm y tế, bảo hiểm sẽ chi
trả theo bảo hiểm, còn đối với những bệnh nhân thuộc diện nghèo và trẻ em
dưới 6 tuổi sẽ được nhà nước chi trả toàn bộ.

You might also like