You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG HÓA SINH

1. Thành phần cấu tạo của máu ? Phân biệt huyết thanh và huyết tương ?
- Máu gồm:
+ Huyết cầu: có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
+ Huyết tương: chủ yếu là nước và một số thành phần quan trọng cho cơ thể như đạm, mỡ, đường,
vitamin, muối khoáng
- Huyết thanh khác huyết tương ở chỗ: Huyết tương = Huyết thanh + các yếu tố đông máu.
2. Kể tên các xét nghiệm hóa sinh thường dùng cho từng loại mẫu máu ?
- Các xét nghiệm hóa sinh thường dung:
+ Ure máu. + Albumin.
+ Creatinin huyết thanh. + Đường huyết (Glucose).
+ AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT. + Mỡ máu.
+ ALP. + Xét nghiệm ion đồ
+ Bilirubin. + Xét nghiệm acid Uric
3. Điền thông tin trong bảng diễn giải

Total IgM
HBsAg Anti-HBs Diễn giải
anti-HBc anti-HBc

- - Chưa từng nhiễm bệnh

- + - + Đã từng nhiễm bệnh và vừa mới khỏi bệnh.


Đã từng nhiễm bệnh và đã khỏi bệnh từ rất
- + - -
lâu.
- - - + Đạt được miễn dịch nhờ tiêm vaccine.
Vừa mới bị nhiễm bệnh, đã khỏi bệnh, đạt
- + + +
được đáp ứng miễn dịch.
+ + + - Viên gan cấp, đang diễn ra.
+ + - - Viên gan mạn, đang diễn ra.
4. Quá trình nhiễm HBV cấp dựa trên tải lượng HBV DNA, men gan, phản ứng miễn dịch của
cơ thể ?
- Pha dung nạp miễn dịch: Hàm lượng HBV DNA tăng cao, chưa có đáp ứng miễn dịch nên không
phá hủy tb gan  men gan bình thường.
- Pha hoạt hóa miễn dịch: xảy ra đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ  phá hủy tế bào gan  men gan tăng
cao đồng thời hàm lượng HBV DNA giảm.
- Pha bất hoạt miễn dịch: hiệu quả đáp ứng miễn dịch đã đạt được lượng HBV DNA rất thấp (có
thể bằng 0), viêm gan giảm  men gan trở về mức bình thường.
- Pha tái hoạt miễn dịch: vì 1 vài lý do mà virus tăng sinh trở lại  hàm lượng HBV DNA tăng  tái
đáp ứng miễn dịch  tăng hủy hoại tb gan  men gan tăng. Sau khi đáp ứng miễn dịch kết thúc, các
giá trị trở về mức bình thường.
5. Kể tên 2 họ protein vận chuyển glucose và cơ chế vận chuyển? Cơ chế điều hòa hấp thu
glucose của insulin và GLUT-4?
- 2 họ protein vận chuyển Glucose: họ GLUT và họ SGLT
- Cơ chế vận chuyển:
+ GLUT:có 14 loại vận chuyển glucose từ GLUT-1 đến GLUT-14
 Sử dụng khuếch tán thuận lợi để đưa glucose qua màng tb xuôi gradient điện hóa
 Có thể vận chuyển cả galactose và fructose
 Biểu hiện trong nhiều loại tế bào, từ tế bào hồng cầu đến gan đến não
+ SGLT: vận chuyển sodium – glucose (Natri – glucose), gồm SLGT1 và SGLT2
 Tiêu tốn năng lượng để đồng vận chuyển Na+/glucose vào tế bào
 Vận chuyển glucose ngược chiều gradient điện hóa và Na+ xuôi chiều gradient nồng độ
 Biểu hiện ở ruột non và ống thận gần
- Cơ chế điều hoà hấp thu glucose của insulin và GLUT-4:
+ Khi insulin đến gắn vào thụ thể của tế bào đích  phát tín hiệu hoạt hóa quá trình biểu hiện GLUT-
4 lên bề mặt tế bào  tăng số lượng GLUT-4 biểu hiện trên bề mặt tế bào  tăng cường vận chuyển
glucose vào tb.
+ Sau khi vào tế bào thì glucose sẽ đc chuyển thành glucose-6-phosphate và không chạy ngược trở
lại vào máu.
6. Sự khác biệt giữa đái tháo đường type 1 và type 2 theo nguyên nhân? Tiêu chuẩn chẩn đoán
đái tháo đường và tiền đái tháo đường?
- Đái tháo đường type 1: Thường do bệnh tự miễn, không có insulin, cần phải tiêm insulin
- Đái tháo đường type 2: Do quá trình ăn uống của cơ thể, có insulin nhưng bị trơ không hoạt động
nhiều nhưng có một ít, không cần tiêm insulin
- Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường:
+ Nồng độ glucose ở huyết thanh lúc đói: >= 7 mmol/l
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose: >= 11,1 mmol/l
+ HbA1c >= 6,5% (48 mmol/mol)
+ Có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất
kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
7. Giải thích nguyên nhân đái tháo đường type 1 và type 2 dựa vào cơ chế?
- Đái tháo đường type 1: Khi các tb beta bị tổn thương, không thể bào tiết insulin phục vụ cho quá
trình vận chuyển glucose vào tb, làm lượng đường trong máu tăng lên.
- Đái tháo đường type 2: Tụy bài tiết đủ insulin nhưng các tb lại bị kháng insulin tiết ra không đủ đáp
ứng việc vận chuyển glucose vào tb. Kết quả là đường trong máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ
đào thải qua nước tiểu, gây nên tình trạng đái tháo đường.
8. Giải thích 3 triệu chứng (tự chọn) của đái tháo đường?
- Mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém:
+ Glucose lưu thông trong cơ thể nhưng do thiếu insulin  glucose không chuyển hóa thành năng
lượng nuôi dưỡng cơ thể.
+ Mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu.
- Ăn nhiều nhưng sụt cân: Glucose trong máu tăng cao nhưng ko chuyển hóa thành năng lượng 
chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể.
- Đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước: cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận nhưng khi
lượng đường trong máu tăng cao, thận có thể không làm tốt công đoạn này, cơ thể vì thế sẽ tạo ra
nhiều nước tiểu hơn.
9. Các giai đoạn trong quá trinh di căn ung thư? Tiêu chuẩn của marker chấn đoán ung thư ?
Markers (AFP, PSA, CA 15-3, CA 125) chỉ điểm cho ung thư thường gặp nào?
- Các giai đoạn trong qúa trình di căn ung thư:
(1) phát tán và xâm lấn

(2) xâm nhập vào mạch máu, đường đi của hệ bạch huyết

(3) lưu hành trong hệ thống tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết

(4) thoát mạch

(5) thuộc địa hóa

- Tiêu chuẩn của marker chẩn đoán ung thư:


+ Đặc hiệu tổ chức, khác với phân tử do tế bào lành (bình thường) tổng hợp ra
+ Đặc hiệu cơ quan, chỉ điểm được cơ quan bị ung thư
+ Dễ lấy, bảo quản các bệnh phẩm như huyết tương, nước tiểu
+ Có độ nhạy cao và phản ánh được tiến triển của khối u
+ Phát hiện được ở nồng độ thấp do đó có khả năng phát hiện sớm (chẩn đoán sớm) được bệnh
- Markers (AFP, PSA, CA 15-3, CA 125) chỉ điểm cho ung thư thường gặp:
Markers Ung thư thường gặp

K gan nguyên phát


AFP (Alpha- Feto Protein)
K tinh hoàn, K nguyên bào

PSA (Prostate-specific antigen) K tiền liệt tuyến


K vú
CA 15-3 (Carbohydrate antigen 15-3)
Phổi, Nội mạc tử cung,Dạ dày ruột
K buồng trứng
CA 125 (Carbohydrate antigen 125)
Vú, Đại tràng,Tử cung, cổ tử cung, Phổi, Tụy tạng
10. Vẽ sơ đồ biểu diễn 4 kỹ thuật ELISA?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
11. Giống và khác nhau giữa ELISA và Western blot?
ELISA Western blot
Phát hiện miễn dịch
Sự hình thành phức hợp kháng thể-protein
Giống nhau
Phân tích Protein
Các kỹ thuật tốn thời gian
là một xét nghiệm hấp thụ miễn dịch là một kỹ thuật phân tích được sử
Định nghĩa được sử dụng để phát hiện kháng thể dụng để tách và xác định protein từ
hoặc kháng nguyên trong mẫu. hỗn hợp.
Khác Độ nhạy Cao Trung bình  cao
nhau Yêu cầu
Khối lượng mẫu nhỏ Khối lượng mẫu lớn hơn
mẫu
Chi phí Vừa phải Tốn kém
Điện di gel Ko cần Bắt buộc
Xét nghiệm sàng lọc ban đầu HIV và Xét nghiệm khẳng định HIV và
Ứng dụng
các bệnh khác phân tích protein
12. Trình bày ngắn gọn tác nhân và cơ chế gây bệnh COVID-19?
- Tác nhân: Virus SARS-CoV-2
- Cơ chế gây bệnh: + Virus xâm nhập vào tế bào của người thông qua thụ thể ACE2 của tế bào chủ
cơ thể người (đặc biệt tế bào phế nang ở phổi)  Virus nhanh chóng nhân đôi  Khi đạt số lượng
virus lớn, chúng sẽ phá vỡ tế bào và thoát ra ngoài lây lan cho các tế bào lân cận  Viêm phổi nặng
suy hô hấp.
+ Ngoài ra, tế bào bị nhiễm virus  Hệ miễn dịch phát hiện và tiến hành xử lí tiêu diệt tác nhân xâm
nhập  Tế bào bình thường và tế bào nhiễm virus bị tiêu diệt  Gây viêm phổi nặng, suy hô hấp.
(Không chỉ vậy, miễn là tế bào có thụ thể ACE2 thì virus sẽ tấn công vào những tế bào đó  Xuất
hiện một số triệu chứng khác ngoài các bệnh lí liên quan đến phổi)
13. Phân biết test nhanh kháng nguyên và RT-PCR chẩn đoán COVID-19? Ưu, nhược điểm và
đối tượng sử dụng?
Test nhanh kháng nguyên RT-PCR
Nguyên Nhận diện kháng nguyên của virus Xác định sự có mặt của RNA của virus trong
tắc cơ thể
- Thời gian trả kết quả nhanh từ 15-30 phút. - Độ chính xác cao với độ nhạy của RT-PCR
- Chi phí thấp. là 99% và độ đặc hiệu là 100%
- Kỹ thuật xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện. - Ít có khả năng mang lại âm tính giả hơn so
Ưu với các phương thức thử nghiệm khác
điểm - Cho ra kết quả định lượng nồng độ vi rút tại
thời điểm xét nghiệm -> hỗ trợ tốt cho bác sĩ
trong việc tiên lượng tiến triển bệnh cũng như
đánh giá hiệu quả điều trị
- Độ nhạy kém nên tỷ lệ dương tính - âm tính - Thời gian trả kết quả lâu, thông thường, kéo
giả tương đối cao -> dễ bỏ lọt các ca nhiễm dài trong khoảng 1 đến 7 ngày.
bệnh và gây lan dịch âm thầm trong cộng - Đòi hỏi cao về kỹ thuật của người lấy mẫu,
đồng. kỹ thuật viên xét nghiệm và thiết bị, máy móc
Nhược
- Kết quả dương tính của phương pháp này hiện đại.
điểm
cần phải khẳng định lại bằng phương pháp - Giá thành cao
sinh học phân Realtime PCR.
- Độ ẩm và nhiệt độ nơi xét nghiệm có thể ảnh
hưởng đến kết quả.
- Đối tượng tiếp xúc trực tiếp ca nhiễm Covid- - Người nghi nhiễm SARS-CoV-2 (có dấu
Đối
19 nhưng chưa được xét nghiệm RT-PCR hiệu, triệu chứng)
tượng
trong thời gian ngắn
sử - Người đến khám bệnh hoặc cần xử lý các - Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân
dụng thủ thuật, phẫu thuật khẩn cấp tại các bệnh Covid-19 (F1)
viện - Những người nhập cảnh từ các nước có dịch
- Người thường xuyên di chuyển liên tỉnh: tài (cách ly tập trung)
xế, giao hàng, lao động - Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị
- Người lao động làm tại môi trường đông - Theo chỉ định của bác sĩ/ cán bộ điều tra/ cơ
đúc, kín gió quan y tế
14. Quy trình xét nghiệm mẫu gộp sàng lọc COVID-19?
- Sau khi lấy mẫu của từng người, nhân viên y tế bắt đầu gộp mẫu.
+ Nếu gộp dung dịch mẫu thì sẽ cho 3 - 5 mẫu dung dịch vào một ống chứa 3ml môi trường vận
chuyển.
+ Nếu gộp que thì sẽ cho 3 - 5 que bệnh phẩm vào một ống chứa môi trường vận chuyển.
- Song song gộp mẫu sẽ lên danh sách các đối tượng trong mẫu gộp và mã hóa riêng cho từng mẫu
gộp.
- Đóng gói, bảo quản và vận chuyển cẩn thận các mẫu đã gộp.
- Thực hiện bảo quản mẫu gộp tại phòng xét nghiệm cho đến khi sử dụng.
- Tiến hành xét nghiệm các mẫu gộp theo kỹ thuật RT-PCR và trả kết quả.
15. Những liên kết chính của carbohdrate, lipid, protein? Phân loại carbohdrate, lipid, protein?
Liên kết chính Phân loại
Carbohdrate Liên kết glycosid - Monosaccarid
- Oligosaccarid
- Polysaccarid
Lipid Liên kết cacboxyl với hydroxyl - Lipid thuần: glycerid, sterid, cerid.
của glycerol trong liên kết este - Lipid tạp: Glycerophospholipid, Sphingolipid
Protein Liên kết peptit - Theo cấu tạo:
+ Protein thuần (protein đơn giản)
+ Protein tạp (protein liên hợp)
16. Phân biệt DNA – RNA?
DNA RNA
- Có 2 mạch (mạch đôi) - Có 1 mạch
- Loại đường: Deoxyrebose - Loại đường: Ribose
- Có các bazo nito: Adenine, Cytosine, Guanine, - Có các bazo nito: Adenine, Cytosine, Guanine,
Thymine Uracil
17. Phân loại enzyme và phản ứng xúc tác?
Phân loại enzyme Phản ứng xúc tác
- Oxydoreductase AH2 + B → A + BH2
- Transferase AB + CD ⇔ AC + BD
- Hydrolase AB + H2O ⇔ AOH + BH
- Lyase AB ⇔ A + B
- Isomerase ABC ⇔ ACB
- Ligase A + B → AB
18. Sơ đồ ngắn gọn chuyển hóa carbohydrate từ thức ăn đến ATP?

19. Sơ đồ chu trình Cori (lactic acid)?

20. Quá trình cung cấp năng lượng cho não ở người bị đói?
- Đói kéo dài  tăng thủy phân acid béo  acid béo chuyển thành thể ketone tại gan  vận chuyển
qua máu đến não để cấp năng lượng
- Đói kéo dài  tăng thủy phân protein  tăng tạo alanine và glutamine  2 chất này chuyển thành
pyruvate và alpha-ketoglutarate ở gan rồi chuyển
21. Enzyme lipase nhạy cảm hormon bị kích thích / ức chế bởi các hormon nào? Tại sao vận
động viên thể thao có nguy cơ đột tử do tim mạch?
- Enzyme Lipase nhạy cảm với: + Insuli + Glucagon
+ Adrenal + Noradrenalin
- Vận động mạnh  tăng adrenaline  Tăng hoạt tính lipase  Triglixeride bị phân huỷ nhiều 
tạo mảng xơ vữa hoặc tắc nghẽn (đặc biệt là mạch vành) + cường độ cao  tim hđ mạnh  ko cung
cấp đủ máu cho tim  nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
22. Tại sao bệnh nhân đái tháo đường dễ bị mỡ máu cao?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
23. Giải thích tình trạng hôn mê do đái tháo đường?
- Do nhiễm toan ceton:thiếu hụt insulin, tăng tiết các hormon có tác dụng đối kháng với insulin
(glucagon, cortisol) và enzyme lipase => ly giải mô mỡ, phóng thích các acid béo tự do => Nhiều
Acetyl CoA => Chuyển hoá sang thể cetone (do dư Acetyl CoA) => pH máu thấp => Nhiễm toan
xetone. => Hôn mê (Type 1)
- Do hạ đường huyết đột ngột:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
- Do tăng áp lực thẩm thấu: do thiếu hụt insulin  tăng phân hủy glycogen ở gan, giảm sử dụng
glucose của tổ chức  nồng độ đường huyết tăng lên  tăng bài niệu do thẩm thấu mất nước. Khi
mất nước nhiều hơn so với mất muối dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu máu  hôn mê. (Type 2)
24. Nhận định kết quả và giải thích? Dự đoán kết quả xét nghiệm men gan GPT, GOT ở 2 người
trên (loại trừ tất cả các nguyên nhân khác)? Có 2 người đến thăm khám có các chỉ số xét nghiệm
virus HBV như sau:
- Người 1: HBsAg (-), Anti-HBsAg (+), anti-HBc IgM (-)
+ HBsAg (-) => Không có kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B
+ anti HBs (+) => Có kháng thể kháng virus viêm gan B
+ anti HBc IgM (-) =>Ko có kháng thể của HBc loại igm
=> Có thể từng nhiễm bệnh qua và khỏi bệnh hoặc là đã tiêm vaccine trong quá khứ.
=> Dự đoán xét nghiệm men gan GPT, GOT bình thường
- Người 2: HBsAg (+), Anti-HBsAg (-), anti-HBc IgM (+)
+ HbsAg (+) => Có kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B
+ anti HBs (-) => Ko có kháng thể kháng virus viêm gan B
+ anti HBc IgM (+) => có kháng thể của HBc loại IgM
=> Có thể đang trong quá trình giai đoạn đầu của viêm gan cấp tính nên cơ thể chưa sản sinh kháng
thể anti Hbs.
=> Xét nghiệm men gan GPT, GOT tăng cao.
25. Phân biệt quy trình sinh miễn dịch của vaccine phòng ngừa COVID-19 dạng virus vector
DNA và mRNA ?
- Vaccine dạng virus vector DNA đem gắn DNA mã hoá kháng nguyên của virus vào DNA plasmid
(dạng vòng) của vi khuẩn. Khi plasmid này vào tb, chúng đc phiên mã và dịch mã tạo nên kháng
nguyên của virus và được biểu hiện trên bề mặt tb => Kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh
kháng thể chống lại kháng nguyên.
- Vaccine dạng virus mRNA có RNA (mã hoá cho kháng nguyên của virus) được đóng gói trong
một “bọc lipid”. Khi RNA vào tế bào, chúng tự nhân đôi và được phiên mã, dịch mã tạo nên kháng
nguyên virus và đc biểu hiện trên bề mặt tb => Kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh kháng thể
chống lại kháng nguyên.

You might also like