You are on page 1of 2

DƯỢC LỰC HỌC

Ngăn ngừa sự mắt nước và điện giải trong các bệnh tiêu chảy, giữ cân bằng nước và điện giải
trong cơ thể.

Đối với người bị bệnh tiêu chảy, chỉ định đầu tiên và quan trọng nhất là bù nước và các chất điện
giải. Nước và các chất điện giải bị mất do tiêu chảy có thể được bù lại bằng cách uống dung dịch
có chứa natri, kali và glucose hoặc carbohydrat. Bắt buộc cần phối hợp glucose với natri.

Duy trì hệ thống đồng vận chuyển glucose - natri trong niêm mạc ruột non là cơ sở của điều trị bù
nước và điện giải dạng uông. Glucose được hap thu tích cực ở ruột bình thường và kéo theo natri
được hấp thu theo tỷ lệ khoảng cân băng phân tử. Do vậy, sự hấp thu dung dịch muối đẳng
trương có glucose tốt hơn là không có glucose. Tuy vậy, dùng quá nhiều glucose hoặc saccarose
để dễ uống và tăng giá trị dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có thể làm tăng tiêu chảy, do tác dụng thâm
thấu của glucose chưa hấp thu còn trong ruột.

Bù kali trong tiêu chảy cấp đặc biệt quan trọng ở trẻ em, vì trẻ mất kali trong phân cao hơn người
lớn.

1. Chẩn đoán mất nước


Mất nước là tình trạng tương đối nguy hiểm đối với cơ thể, vì thế việc chẩn đoán để đưa ra hướng xử
trí trong trường hợp mất nước rất quan trọng. Dựa vào một số triệu chứng xuất hiện trên cơ thể hoặc
các kết quả xét nghiệm có thể chẩn đoán liệu bạn có đang trong tình trạng mất nước hay không?

1.1. Chẩn đoán mất nước qua các triệu chứng


Ở mức độ mất nước nhẹ, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

 Khát nước
 Môi khô hoặc dính
 Tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm
 Da khô, lạnh
 Đau đầu
 Đôi khi có thể xuất hiện tình trạng chuột rút

Các triệu chứng của mất nước nghiêm trọng bao gồm:

 Không đi tiểu hoặc đi tiểu rất ít, nước tiểu màu vàng đậm
 Da khô, lạnh
 Chóng mặt, tim đập nhanh
 Thở nhanh
 Mắt trũng, buồn ngủ, biểu hiện mệt mỏi, dễ bị kích thích
 Huyết áp tụt, có thể dẫn đến ngất.

Đối với mất nước ở trẻ em, các triệu chứng của mất nước có thể khác với người trưởng thành:

 Môi và lưỡi khô


 Trẻ khóc không ra nước mắt
 Tã trẻ không bị ướt trong khoảng 2 đến 3 giờ
 Mắt và má trũng
 Có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ
 Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng trẻ có thể ngủ li bì, phản xạ uống nước kém hoặc không
uống được, khi véo da, nếp véo mất đi rất chậm...

1.2. Chẩn đoán mất nước bằng các xét nghiệm


Trước khi tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng thực thể để loại trừ nguyên nhân
đến từ các bệnh khác. Sau đó sẽ tiến hành đo nhịp tim và huyết áp vì nhịp tim nhanh kết hợp với huyết
áp giảm cũng có thể là biểu hiện của việc mất nước.

Một số xét nghiệm có thể giúp xác định tình trạng mất nước:

 Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra hàm lượng chất điện giải đặc biệt là Kali và Natri
trong máu. Hàm lượng chất điện giải giảm chính là biểu hiện của mất nước. Ngoài ra xét nghiệm
máu cũng có thể xác định hàm lượngcreatinin trong máu qua đó đánh giá được mức độ hoạt động
của thận. Một trong các nguyên nhân khiến thận hoạt động không bình thường chính là mất nước
 Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra hàm lượng chất điện giải trong nước
tiểu qua đó giúp các bác sĩ chẩn đoán được bạn có bị mất nước hay không? Và mất nước ở mức độ
nào? Bên cạnh đó màu sắc của nước tiểu cũng có thể cho biết tình trạng mất nước của cơ
thể. Nước tiểu sẫm màu là cơ sở để chẩn đoán mất nước.

- Dược lý học, Đào Văn Phan, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 302; 335-

  334; 350 - 354;391 - 396.

- Hóa sinh, Tạ Thành Văn, Nhà xuất bản Y học, 2020, trang 324-347; 371-372; 385-390; 396-401.

- Basic and Clinical Pharmacology 14th Edition, Bertram G. Katzung, McGraw-Hill

Education, 2017, page 507; 1017; 1020 - 1034.

You might also like