You are on page 1of 4

Translator: Vi Phan

Reviewer: Nhu PHAM

Nước có mặt ở khắp mọi nơi,

từ đất ẩm và đỉnh băng,

đến các tế bào trong cơ thể chúng ta.

Dựa vào các yếu tố như vị trí,

hàm lượng mỡ,

tuổi tác,

và giới tính,

một cơ thể bình thường


có khoảng 55 - 60% là nước.

Khi mới sinh ra, trẻ em thậm chí


còn chứa nhiều nước hơn.

75% là nước, chúng có cấu tạo


giống như cá.

Hàm lượng nước trong cơ thể trẻ


giảm xuống còn 65% khi chúng lên một.

Vậy nước đóng vai trò gì


trong cơ thể chúng ta,

và ta thực sự cần uống bao nhiêu nước


để luôn khỏe mạnh?

Phân tử H2O trong cơ thể bôi trơn


và làm đệm đỡ cho các khớp,

điều hòa nhiệt độ,

và nuôi dưỡng bộ não


cũng như tủy sống.

Nước không chỉ có trong máu.

Não và tim của một người lớn


gồm 3/4 là nước,

tương đương với lượng ẩm


trong một quả chuối.

Phổi thì giống táo hơn,


với 83% là nước.

Thậm chí, trônng khô khan như xương,


cũng có đến 31% là nước.

Về cơ bản, nếu đã
được cấu tạo từ nước,
và bao bọc trong nước,

tại sao ta vẫn cần


uống nước nhiều đến vậy?

Mỗi ngày, ta mất từ 2 đến 3 lít nước,


thông qua mồ hôi,

tiểu tiện,

đại tiện,

thậm chí là thở.

Vì những chức năng này


rất cần thiết để tồn tại,

chúng ta cần bù lại


lượng nước đã mất.

Chúng ta cần duy trì


lượng nước cân bằng

tránh mất hoặc dư thừa nước,

vì cả hai đều có thể gây tác động


nghiêm trọng tới cơ thể.

Ngay khi phát hiện tình trạng thiếu nước,

các thụ thể cảm giác


vùng dưới đồi của não

sẽ gửi tín hiệu giải phóng hoóc-môn


chống bài niệu.

Khi đến thận,


chúng sẽ tạo ra aquaporin,

những kênh đặc biệt cho phép máu


hấp thụ và giữ lại nhiều nước hơn,

dẫn đến tình trạng


nước tiểu đặc và tối màu.

Sự thiếu nước trầm trọng có thể


gây thiếu hụt năng lượng,

tâm trạng không tốt,


da khô,

giảm huyết áp,


và các dấu hiệu suy giảm nhận thức.

Bộ não thiếu nước làm việc vất vả hơn


để hoàn thành cùng khối lượng công việc

so với bộ não thông thường,


thậm chí, có thể tạm thời co lại
do thiếu nước.

Sự dư thừa nước

xảy ra khi ta uống quá nhiều nước


trong thời gian ngắn.

Các vận động viên thường là


nạn nhân của tình trạng này,

do rất khó để kiểm soát lượng nước

khi cơ thể hoạt động ở cường độ cao.

Nếu bộ não thiếu nước kích thích


sản xuất hormone chống bài niệu,

thì não ngập úng trì hoãn, thậm chí ngừng,


giải phóng hormone vào máu.

Chất điện giải Natri loãng đi,

khiến các tế bào phồng lên.

Ở những ca nặng,

khi thận không thể bắt kịp


với lượng nước tiểu loãng,

tình trạng nhiễm độc nước sẽ xảy ra,

có thể gây đau đầu,

nôn mửa,

thậm chí, co giật hoặc tử vong


trong một số trường hợp.

Nhưng điều này rất hiếm hoi.

Trong cuộc sống thường ngày,

khá dễ dàng để duy trì


một cơ thể đủ nước

với ai may mắn


tiếp cận được nguồn nước sạch.

Suốt thời gian dài, người ta khuyên


nên uống khoảng 8 cốc nước/ ngày.

Định lượng này đã được điều chỉnh.

Ngày nay, người ta cho rằng


lượng nước cần uống mỗi ngày

phụ thuộc phần lớn vào


trọng lượng cơ thể và môi trường.

Nam giới nên uống


2.5 - 3.7 lít nước mỗi ngày,

và nữ giới khoảng 2 - 2.7,

con số này có thể cao hoặc thấp hơn


nếu ta khỏe mạnh,

năng động,

có tuổi,

hay nóng bức.

Nếu nước là thức giải khát


lành mạnh nhất,

các đồ uống khác


dù chứa ca-phê-in như cà-phê hay trà,

cũng có thể bổ sung nước cho cơ thể.

Nước trong thức ăn chiếm khoảng 1/5


lượng H20 ta hấp thụ mỗi ngày.

Các loại rau quả như dâu tây,

dưa chuột,

thậm chí, bông cải xanh


có hơn 90% là nước.

Chúng có thể cung cấp đồng thời nước,


dưỡng chất và chất xơ.

Uống đủ nước đem lại


những lợi ích lâu dài.

Nghiên cứu chỉ ra rằng uống đủ nước


giúp giảm nguy cơ đột quỵ,

kiểm soát bệnh tiểu đường,

và giảm nguy cơ
mắc một số bệnh ung thư.

Nhìn chung, việc uống đủ nước tạo ra


một khác biệt lớn

trong cách bạn cảm nhận,

suy nghĩ,

và hoạt động mỗi ngày.

You might also like