You are on page 1of 5

Chuyển biến của sốt xuất huyết

Trong một số ít trường hợp, sốt xuất huyết có thể rất nghiêm trọng và đe dọa
đến tính mạng. Những người có tiền sử mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ
mắc bệnh sốt xuất huyết nặng hơn nếu họ bị nhiễm lại. Các dấu hiệu sốt xuất
huyết nặng có thể bao gồm:

 Đau bụng trầm trọng


 Bụng sưng lên
 Nôn mửa ra máu
 Chảy máu nướu hoặc chảy máu dưới da
 Khó thở hoặc thở nhanh
 Ớn lạnh khắp người
 Mạch yếu nhưng nhanh
 Buồn ngủ hoặc mất ý thức

XU HƯỚNG MẮC BỆNH:


Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần
đây. Bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ,
khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đông
Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước
năm 1970, chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này tăng lên gấp hơn 4
lần vào năm 1995. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng
50 đến 100 triệu người mắc bệnh. Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia
tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo
động. Sau đây là một vài con số thống kê khác :
Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết. Việc điều trị
bao gồm việc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể tự chăm sóc mình
ở nhà dựa vào một số lời khuyên sau đây:

 Dùng thuốc paracetamol để giảm cơn đau và hạ sốt – không dùng aspirin


hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.
 Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước – nếu bạn đang ở nước
ngoài, chỉ nên uống nước đóng chai để bảo đảm an toàn. Bổ sung dung dịch
oserol để bù nước và điện giải.
 Bạn cần nghỉ ngơi nhiều, ăn món ăn dễ tiêu hóa (súp, cháo) và tránh ăn
thức ăn khó tiêu.
 Dùng nhiều trái cây tươi và nước ép để bổ sung vitamin C, bởi vì đây là
chất có vai trò quan trọng trong việc hồi phục cơ thể khi mắc bệnh sốt xuất
huyết. Loại vitamin này hỗ trợ trong việc sửa chữa, tăng trưởng và phát triển các
mô bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin C còn nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch
bằng cách tăng cường kháng thể và sản xuất tế bào bạch cầu.
 Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn trong khoảng một tuần. Nếu không,
hãy tìm đến bác sĩ nếu triệu chứng của không cải thiện.

Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:


Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh
mạch.
Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.
Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy
máu quan trọng.
 
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 – 24 giờ):
Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.
Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.
Tất cả bệnh nhân độ III.
 
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):
Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng
điều trị bù dịch.
Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành
bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính…).
Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.
Tất cả bệnh nhân Độ IV.

Phòng bệnh sốt xuất huyết


 Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể chứa loăng quăng, bọ gậy
như: bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ
sinh, thùng, xô, chậu, các dụng cụ khác như lon, chai, lọ,… để muỗi
không vào đẻ trứng.
 Thực hiện thường xuyên các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng
cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước
vừa và nhỏ như bát kê chân chạn, lọ hoa, khay nước của tủ lạnh hay điều
hòa, máng thoát nước, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh; lật úp các
dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối, dầu
hoặc hóa chất diệt lăng quăng/bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, các ổ
nước đọng.
 Loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho
muỗi đẻ trứng như chai, lọ, hũ, mảnh chai, chum vại vỡ, vỏ dừa, mảnh lu
vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
 Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
 Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng,
chống dịch.
 Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự
ý điều trị tại nhà
Cre: hellobacsi.com, www.vinmec.com, www.benhnhietdoi.vn, vnvc.vn

You might also like