You are on page 1of 21

BÀI GIẢNG

SINH LÝ CHUYỂN DẠ

BSCKII. HUỲNH THỊ BÍCH NGỌC


BỆNH VIỆN PHỤ SẢN – NHI ĐÀ NẴNG
Mục tiêu

 1. Các giai đoạn chuyển dạ


 2. Chẩn đoán chuyển dạ
 3. Các thay đổi của người mẹ, thai và
phần phụ trong chuyển dạ.
- KHÁI NIỆM
 Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần
phụ của thai được đẩy ra khỏi tử cung và đường sinh dục
của người mẹ
 Đẻ thường là cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường theo sinh
lý, thai nhi được đẻ qua đường âm đạo, không can thiệp gì
 Đẻ đủ tháng là cuộc chuyển dạ từ đầu tuần thứ 38 (259
ngày) đến cuối tuần thứ 41 (287 ngày)
 Đẻ non tháng khi tuổi thai từ 22 tuần (154 ngày) đến 37 tuần
 Thai già tháng khi tuổi thai quá 41 tuần (287 ngày)
 Sẩy thai là sự chấm dứt thai nghén trước khi thai có thể
sống được, thai dưới 22 tuần, nặng dưới 500g.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN DẠ

 Các giai đoạn của Chuyển dạ

 Giai đoạn xóa mở cổ tử cung – Giai đoạn I


 Giai đoạn sổ thai – Giai đoạn II
 Giai đoạn sổ rau – Giai đoạn III
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN DẠ

Nguyên nhân gây chuyển dạ


 Prostagladin
 Estrogen và Progesteron
 Vai trò của Oxytocin
 Các yếu tố khác:
- Sự căng giãn từ từ và quá mức của cơ
tử cung
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN DẠ
 Động lực của cuộc chuyển dạ

Cơn co tử cung và cơn co thành bụng là


động lực của cuộc chuyển dạ đẻ.

Khi chưa chuyển dạ tử cung đã có cơn


go nhẹ nhàng gọi là cơn co Hicks.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN DẠ

 Thời gian chuyển dạ

Ở người con so: 16-24h.


Ở người con rạ: 8-12h.
Quá 24h: chuyển dạ kéo dài
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN DẠ

 Tiêu chuẩn chẩn đoán chuyển dạ

- Đau bụng từng cơn, tăng dần


- Ra dịch nhầy hồng ở âm đạo
- Có sự thay đổi ở cổ tử cung
( Cổ tử cung xóa và mở)
- Đầu ối được thành lập
- Có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn go
CƠN CO TỬ CUNG
 Các chỉ số về cơn co tử cung
Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng kilo Pascal
(1mmHg = 0,133 kPa).
Đơn vị Montevideo (UM) bằng tích của biên độ cơn co tử cung trung
bình nhân với tần số cơn co ( Số cơn co tử cung trong 10 phút)

Cường độ cơn co tử cung là áp lực ở thời điểm cao nhất

Trương lực cơ bản: Là áp lực buồng tử cung ở ngoài cơn co, Bình
thường từ 8 – 10 mmHg

Hiệu lực cơn co tử cung là hiệu số giữa cường độ và trương lực cơ


bản

Độ dài của cơn co tử cung được tính bằng giây

Tần số cơn co tử cung là số cơn co trong 10 phút


CƠN CO TỬ CUNG
 Tác dụng của cơn co tử cung trong chuyển dạ

• Giúp cho đoạn dưới thành lập, cổ tử cung xóa


và mở
• Làm cho đầu ối được thành lập
• Giúp cho ngôi thai bình chỉnh
• Đẩy thai nhi ra khỏi đường sinh dục của người
mẹ qua các giai đoạn: Lọt, xuống, quay, sổ
• Đẩy nhau ra khỏi buồng tử cung
CƠN CO TỬ CUNG
 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơn co tử cung
 Yếu tố vật lý
+ Các kích thích tử cung qua thành bụng hoặc
nong cổ tử cung
+ Tư thế nằm ngửa tử cung co bóp nhiều hơn tư
thế nằm nghiêng
 Yếu tố hóa học
+ Các thuốc làm tăng co bóp tử cung: Oxytocin,
Ecgotamin,
+ Các thuốc làm giảm co bóp tử cung: Papaverin,
Spasmaverin, Atropin, Buscopan
 Yếu tố tâm lý
CƠN CO TỬ CUNG
 Đặc điểm cơn co tử cung

Cơn co tử cung xuất hiện một cách tự nhiên ngoài ý


muốn của sản phụ. Cơn co tử cung gây đau.

Điểm xuất phát của cơn co tử cung nằm ở một trong


hai sừng của tử cung. Thông thường ở sừng phải tử
cung

Cơn co tử cung có tính chu kỳ và đều đặn, mau dần


lên, dài dần ra, cường độ tăng dần lên.
CƠN CO TỬ CUNG
 Các phương pháp nghiên cứu cơn co tử cung

- Bằng tay

- Phương pháp theo dõi tự động liên tục cơn co tử


cung và nhịp tim thai bằng monitoring sản khoa
CƠN CO THÀNH BỤNG

 Trong giai đoạn hai của cuộc chuyển dạ


đẻ, cơn co thành bụng phối hợp với cơn
co tử cung đẩy thai ra ngoài. Cơ hoành
được đẩy xuống thấp trong ổ bụng, các cơ
thành bụng co lại làm giảm thể tích ổ
bụng, áp lực của ổ bụng tăng lên ép vào
đáy tử cung góp phần đẩy thai xuống
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÍA MẸ VÀ THAI,
PHẦN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ

 Thay đổi về phía người mẹ


1.Thành lập đoạn dưới: đoạn dưới tử cung thành lập do eo tử cung giãn rộng,
kéo dài và to ra. Từ 0,5-1cm, khi đoạn dưới được thành lập hoàn toàn cao đến
10cm.
2.Sự xóa mở cổ tử cung
Giai đoạn đầu (Ia): từ khi xóa đến khi mở được 4cm 8-10 giờ.
Giai đoạn sau (Ib): từ 4cm đến mở hết khoảng 4-6 giờ, tốc độ trung bình mở
1cm/giờ.
Sự xóa mở cổ tử cung nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: đầu ối, tình
trạng cổ tử cung, Cơn co tử cung
Ở người con so, cổ tử cung xóa hết rồi mới mở và đoạn dưới tử cung thành lập
từ các tháng cuối của thai nghén.
Ở người con rạ, cổ tử cung vừa xóa, vừa mở và đoạn dưới tử cung chỉ thành lập
khi mới bắt đầu chuyển dạ.
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÍA MẸ VÀ THAI,
PHẦN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ
 Thay đổi về phía mẹ (tt)
3.Thay đổi ở đáy chậu và tầng sinh môn
Do áp lực của cơn co tử cung ngôi thai xuống dần
trong tiểu khung. Áp lực của ngôi thai đẩy dần mỏm
xương cụt ra phía sau, đường kính mỏm cụt - hạ vệ
thay đổi từ 9.5cm thành 11cm bằng với đường kính
mỏm cùng – hạ vệ.
Tầng sinh môn trước phồng to lên, vùng hậu môn –
âm hộ dài ra gấp đôi (từ 3-4cm, giãn ra 12-15cm).
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÍA MẸ VÀ THAI,
PHẦN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ

 Thay đổi về phía thai

 Hiện tượng chồng xương sọ


 Thành lập bướu thanh huyết
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÍA MẸ VÀ THAI,
PHẦN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ
 Thay đổi ở phần phụ của thai

Tạo thành túi ối hay đầu ối.


Tác dụng của đầu ối:
+ Giúp cho cổ tử cung xóa và mở trong chuyển dạ đẻ do đầu ối ép vào cổ
tử cung.
+ Bảo vệ thai nhi với các sang chấn bên ngoài
+ Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo vào buồng ối
Các hình thái ối vỡ:
+ Vỡ ối đúng lúc là vỡ ối khi cổ tử cung mở hết
+ Vỡ ối sớm là vỡ ối xảy ra khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa
mở hết
+ Vỡ ối non là vỡ ối xảy ra khi chưa có chuyển dạ
Rau bong và sổ rau: sau khi sổ thai, cơn co tử cung tiếp tục xuất hiện sau
một giai đoạn nghỉ ngơi sinh lý làm cho rau thai và màng rau bong ra,
xuống dần trong đường sinh dục người mẹ và sổ ra ngoài.
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÍA MẸ VÀ THAI,
PHẦN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ

 Một số thay đổi khác

Về phía người mẹ:

Thay đổi về hô hấp


Thay đổi về huyết động
Thay đổi về chuyển hóa
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÍA MẸ VÀ THAI,
PHẦN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ
 Một số thay đổi khác ( tt)

Sự đáp ứng của thai: tim thai thay đổi trong


cơn co tử cung. Tim thai hơi nhanh lên khi tử
cung mới co bóp , sau đó chậm lại trong cơn
co tử cung. Ngoài cơn co tử cung, tim thai dần
dần trở lại bình thường.
CẢM ƠN

You might also like