You are on page 1of 4

II.

CƠN CO TỬ CUNG KHI CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG

Khi bắt đầu chuyển dạ


Khi cổ tử cung mở hết
(CTC mở 2 cm)
Thời gian (giây) 15-20 30-40
Cường độ (mmHg) 30-35 60-70
Tần số (cơn co/10 phút) 3 4-6
Hoạt độ (montevideo) 85-120 235-250
Trương lực cơ tử cung
8 10-12
(mmHg)

III. RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG KHI CHUYỂN DẠ


1. CO BÓP CỦA TỬ CUNG TĂNG
Khi có sự tăng co bóp cơ tử cung quá mức bình thường: thời gian co dài hơn, cường độ cơn co mạnh hơn,
khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn. Trong khi đó, trương lực cơ bản của tử cung vẫn bình thường giữa các
cơn co.
a) Nguyên nhân
- Bất tương xứng giữa thai nhi và khung chậu
- Khối u tiền đạo
- Cổ tử cung khó mở hoặc không mở
- Tử cung kém phát triển, tử cung xơ hóa, dị dạng tử cung
- Đoạn dưới tử cung kém phát triển
- Sử dụng thuốc tăng co tử cung không đúng chỉ định
- Các nguyên nhân về thần kinh, thay đổi tâm sinh lý của người mẹ: tinh thần không ổn định, lo lắng…
- Các nguyên nhân về phía thai và phần phụ của thai: thai to toàn bộ hoặc từng phần, ngôi thai, kiểu thế
thai bất thường, ối vỡ sớm làm giảm thể tích buồng tử cung….
b) Triệu chứng lâm sàng
- Cơ năng: sản phụ kêu la, đau nhiều, có khi đau liên tục không có khoảng nghỉ giữa các cơn co.
-Thực thể: có thể dễ dàng chuẩn đoán được tình trạng co bóp tử cugn bằng cách đặt tay lên bụng sản phụ.
- Monitoring sản khoa: các trị số đều tăng cao so với các trị số trung bình của cơn co tử cung ở từng giai
đoạn chuyển dạ kèm theo tình trạng suy thai ở các mức độ khác nhau.
c) Hậu quả
- Chuyển dạ kéo dài do cổ tử cung khó xóa, mở
- Tuần hoàn mẹ - rau – thai bị suy giảm, gây suy thai
- Vỡ tử cung
d) Xử trí
- Giúp sản phụ bình tĩnh bằng liệu pháp tâm lý
- Mổ lấy thai nếu khung chậu hẹp hoặc bất tương xứng đầu - chậu
- Thông tiểu, thụt phân
- Dùng các thuốc giảm co bóp tử cung, dừng ngay mọi sự lạm dụng thuốc tăng co bóp tử cung nếu đang
được sử dụng
- Nếu cần, hồi sức cho sản phụ bằng cách thở oxy và truyền glucose với vitamin C
- Nếu điều trị nội khoa tích cực mà cơn co tử cung không giảm hoặc tình trạng suy thai ngày càng trầm
trọng thì buộc phải chỉ định mổ lấy thai.
2. TĂNG TRƯƠNG LỰC CƠ BẢN CỦA TỬ CUNG
Trong chuyển dạ cổ tử cung mở 2 cm, trương lực cơ bản là 8 mmHg. Khi cổ tử cung mở hết, trương lực
cơ bản là 10 mmHg, khi rặn đẻ là 12 mmHg.
Nếu trương lực cơ bản tăng sẽ khó phân biệt tử cung lúc co, lúc nghỉ, làm giảm hiệu suất cơn co tử cung,
rối loạn, thậm chí kéo dài sự xóa, mở cổ tử cung, ảnh hưởng đến tuần hoàn rau - thai. Nếu trương lực tử
cung bằng cường độ cơn co thì tử cung co cứng, có thể nguy hiểm cho thai.
a) Nguyên nhân
- Rau bong non, nhất là ở thể nặng (hội chứng Couvelaire)
- Thai đa ối, đa thai, thai to làm tử cung bị căng quá mức
- Đôi khi có thể gặp ở người con so lớn tuổi, tử cung kém phát triển hay thần kinh mẹ không ổn định…
b) Triệu chứng lâm sang
- Cơ năng: sản phụ đau nhiều, vật vã, kêu la liên tục, có khi hốt hoảng lo sợ
- Thực thể: tử cung căng cứng liên tục, không có giai đoạn nghỉ ngơi sinh lý
- Thăm âm đạo: thấy đầu ối phồng căng như muốn vỡ ra bất cứ lúc nào, khó xác định ngôi thai
- Monitoring sản khoa: tình trạng tăng trương lực tử cung xen lẫn tình trạng suy thai ở các mức độ khác
nhau.
c) Hậu quả
- Chuyển dạ kéo dài do cổ tử cung khó xóa, mở
- Tuần hoàn mẹ - rau – thai bị suy giảm, gây suy thai hoặc chết thai
d) Xử trí
- Giảm đau, an thần cho mẹ bằng liệu pháp tâm lý, bằng các loại thuốc
- Điều trị theo nguyên nhân (nếu tìm được) là tốt nhất: bấm ối sớm ở những trường hợp rau bong non, đa
ối hoặc đa thai để làm giảm áp lực tử cung
- Có thể dung thuốc giảm co bóp tử cung
- Trong trường hợp thai to hoặc điều trị nội khoa thất bại, chỉ định mổ lấy thai.
3. CO BÓP TỬ CUNG GIẢM
Cơn co tử cung giảm thể hiện thời gian của mỗi cơn co ngắn, khoảng cách giữa hai cơn co thưa và yếu,
kèm theo giảm trương lực cơ.
a) Nguyên nhân
- Nguyên phát:
+ Sản phụ có bệnh lý nặng: bệnh tim, lao, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
+ Sản phụ béo phì
+ Tử cung nhỏ, dị dạng, u xơ tử cung
- Thứ phát:
+ Tử cung bị căng quá mức trong đa ối, đa thai, thai to
+ Ối vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối
+ Lạm dụng thuốc giảm co vào giai đoạn đầu chuyển dạ
+ Cuộc chuyển dạ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi
b) Triệu chứng lâm sang
- Cơ năng: sản phụ cảm thấy cơn đau thưa dần rồi mất hẳn
- Thực thể: đặt tay lên bụng sản phụ không thấy cơn co hoặc co rất yếu, nghe tim thai có thể thấy tình
trạng suy thai nếu chuyển dạ kéo dài, ối đã vỡ lâu.
- Monitoring sản khoa: các trị số đều giảm nhiều so với các trị số trung bình của cơn co tử cung ở từng
giai đoạn chuyển dạ kèm theo tình trạng suy thai ở các mức độ khác nhau.
c) Hậu quả
- Chuyển dạ kéo dài do cổ tử cung khó xóa, mở
- Nếu ối vỡ sớm dễ bị nhiễm khuẩn ối
- Tuần hoàn mẹ - rau – thai bị suy giảm, gây suy thai
- Đờ tử cung gây chảy máu
d) Xử trí
- Kháng sinh (nếu ối vỡ trên 6 giờ)
- Tăng co (nếu ối vỡ trên 12 giờ): truyền Oxytocin 5 đơn vị hòa trong 500ml dung dịch Glucoza 5%, tăng
giảm số giọt tùy theo tình trạng cơn co
- Bấm ối (nếu tử cung co bóp kém do căng quá mức)
- Nếu do thai to, do ối vỡ sớm, chuyển dạ lâu ngôi không lọt: mổ lấy thai ngay
- Ở những bà mẹ bị bệnh lý nặng: tùy theo tình trạng của mẹ cân nhắc kỹ càng để mổ lấy thai.

You might also like