You are on page 1of 48

CÁCH PHA ORS

CÁCH CÂN ĐO CHO TRẺ EM

Ths. Bs. Vũ Thị Thùy Linh


A. CÁCH PHA ORS
Mục tiêu
• Pha được dung dịch oresol một cách thành thạo
• Bảo quản và sử dụng được dung dịch ORS.
• Biết cách pha chế một số dung dịch thay thế khác.
Sơ lược về ORS
• ORS: Oral rehydration solution – Oresol nghĩa là chất muối để
bù nước bằng đường uống
• Là dung dịch bao gồm các thành phần glucose, Na+, K+, Cl-
• ORS đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Qũy Nhi Đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF) chứng minh và công nhận là dung
dịch chính và bắt buộc phải có trong các hướng dẫn điều trị tiêu
chảy
• Nhờ sự ra đời của ORS mà tỷ lệ tử vong do tiêu chảy cấp ở trẻ
em dưới 5 tuổi giảm đáng kể trên toàn thế giới
Sơ lược về ORS
• Quá trình trao đổi nước qua liên bào ruột được điều hoà chủ
yếu bởi sự chênh lệch áp lực thẩm thấu gây nên bởi sự vận
chuyển các chất hoà tan, trong đó Na+ đóng vai trò quan
trọng.
• Na+ được vận chuyển từ lòng ruột vào tế bào theo 3 cơ chế
chính:
+ Trao đổi với 1 ion H+
+ Gắn với Clorid

+ Gắn với Glucose hoặc peptid trên các vật tải


• Khi Glucose vào cơ thể sẽ làm tăng sự hấp thu Na từ lòng
ruột vào máu gấp 3 lần. Cơ chế hấp thu từng cặp của Na và
Glucose là nguyên lý cơ bản của việc sử dụng glucose trong
dung dịch ORS. Natri đi vào khoảng gian bào làm tăng áp lực
thẩm thấu ở khu vực này => chênh lệch áp suất thẩm thấu
giữa lòng ruột và máu => kéo nước từ lòng ruột vào khoảng
gian bào và vào máu.
Các dạng ORS

ORS CHUẨN
• Thành phần của gói ORS
trước đây:
• Natrichlorid 3,5g;
• Glucose 20g;
• Natri bicarbonat : 2,9g
• Kaliclorid : 1,5g
• Tổng độ thẩm thấu
(311mOsm/l).
Các dạng ORS

Ors thẩm thấu thấp


• Thành phần ORS mới:
• Natrichlorid : 2,6g
• Glucose : 13,5g
• Natri bicarbonat : 2,9g
• Kaliclorid : 1,5g
• Tổng độ thẩm thấu
(245mOsm/l)
ORS nồng độ thẩm thấu thấp và cao
Thành phần ORS nồng độ thẩm thấu cao ORS nồng độ thẩm thấu thấp
(mmol/L) (mmol/L)
Glucose 111 75
Natri 90 75
Chloride 80 65
Kali 20 20
Citrate 10 10
Độ thẩm thấu 311 245
Chỉ định và chống chỉ định
 Chỉ định:
• Chỉ định phòng và điều trị mất nước, điện giải trong tiêu chảy
cấp
• Hỗ trợ điều trị bù nước – điện giải trong do nôn mửa, sốt cao,
nhất là với trẻ em
• Sốt xuất huyết
 Chống chỉ định
• Người bị rối loạn dung nạp glucose
• Người suy thận cấp
(do thành phần chứa đường và muối)
• Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc
Ưu điểm của ORS thẩm thấu thấp
• An toàn, hiệu quả trong điều trị và phòng mất nước bất kể
nguyên nhân gì
• Rút ngắn thời gian tiêu chảy
• Giảm nhu cầu truyền dịch ở các bệnh nhân tiêu chảy.
• Giảm số lượng phân bài tiết
• Giảm tình trạng nôn
• Không làm tăng Natri máu
Các bước pha dung dịch ORS
• Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch
• Kiểm tra hạn sử dụng, sau đó dùng kéo cắt gói ORS kiểm tra bên
trong có hiện tượng chảy nước hay vón cục không. Nếu có không
được sử dụng gói ORS này nữa
• Đổ bột trong gói vào một vật đựng sạch. Dùng bất cứ một vật đựng
nào có sẵn như một cái bình hay ấm tích
• Đong 1 lít nước sạch, tốt nhất là nước đun sôi để nguội (hoặc một
lương nước thích hợp có ghi trên gói ORS cho từng loại được sản
xuất)
• Đổ lượng nước trên vào bình chứa, khuấy kĩ đến khi hòa tan
 Ta sẽ có 1 dung dịch ORS
Lưu ý
• Phải dùng một lượng nước chính xác để pha gói ORS
• Phải pha với nước đun sôi để nguội, không pha với nước
khoáng (vì trong nước chứa các thành phần điện giải làm sai
lệch tỷ lệ), sữa, nước trái cây,… Tuyệt đối không cho thêm
đường
• Không tự ý chia nhỏ gói ORS khi pha
• Không để dung dịch đã pha quá 24h
• Không để ORS trong tủ lạnh hoặc đun sôi
Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống
ORS
• Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng thìa. Không
sử dụng bình bú
• Đối với trẻ nhỏ có thể sử dụng bơm tiêm (không có tiêm) hoặc
thìa để bơm hoặc đút từ từ ORS vào miệng. Trẻ lớn hơn 2 tuổi,
cứ 1 – 2 phút uống một thìa ORS. Trẻ lớn cho uống từng ngụm
bằng cốc
• Nôn thường xảy ra trong giờ đầu hoặc giờ thứ 2, đặc biệt nếu
trẻ uống quá nhanh ORS. Nếu nôn, chờ 10 phút. Sau đó tiếp
tục cho trẻ uống chậm hơn (2 – 3 phút một thìa)
• Tiếp tục cho trẻ bú bất kì khi nào trẻ muốn
Một số dung dịch thay thế ORS
 Nước cháo muối:
• Đổ 6 bát con nước sạch vào nồi (tương đương 1200ml nước)
• Cho vào nồi 1 nắm gạo (50g) và 1 nhúm muối (3,5g)
• Đun nhỏ lửa cho đến khi hạt gạo bung hết ra
• Để nguội, lọc lấy nước
• Mẹ nếm thử, sau đó cho trẻ uống từ từ từng thìa
• Dung dịch nước cháo muối không được sử dụng quá 6h
Một số dung dịch thay thế ORS
Nước dừa tươi:
• Lấy 1000ml nước dừa tươi (không dùng những quả già sẽ có vị
chua trẻ khó uống)
• Khuấy đều
• Sau đó cho trẻ uống từ từ
• Uống trong ngày
Một số dung dịch thay thế ORS
 Nước đường muối:
• Đong đủ 1000ml nước đun sôi để nguội vào bình
• Dùng thìa café cho vào bình 8 thìa đường và 1 thìa muối
• Khuấy đều
• Cho trẻ uống từ từ
• Dung dịch sử dụng trong 24h
B. CÁCH CÂN ĐO CHO TRẺ
Bước 1: Xác định tuổi của trẻ
+ Nếu trẻ trên 1 tuổi  ghi nhận số năm và số tháng tuổi trẻ đã
đạt được
+ Trẻ từ 3 tháng – 1 tuổi  ghi nhận số tháng tuổi trẻ đạt được
+ Nếu < 3 tháng  ghi nhận số tuần tuổi trẻ đạt được
Lưu ý: 13 tuần = 3 tháng
- Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Tháng tuổi
của trẻ sẽ được tính tròn tháng, nghĩa là trẻ chưa được 30 ngày
tuổi thì tính là 0 tháng
- Làm bệnh án: < 5 tuổi => tháng, ≥ 5 tuổi => năm
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ
Bước 3: Tiến hành cân, đo
• Cân: Dùng cân có độ chính xác đến 0,1 kg.
• Cởi bỏ quần áo của trẻ, trẻ lớn chỉ nên mặc đồ lót.
• Đọc và ghi nhận kết quả cân nặng, làm tròn đến 0,1 kg.
Chỉ số cân nặng theo tuổi
Z-Score Đánh giá
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng (nhẹ cân)
-2SD đến + 2SD Trẻ bình thường
> +2SD Trẻ thừa cân theo tuổi
Phương pháp đo chiều cao
• Đo chiều cao một cách đều đặn:
+ Theo mỗi 3 tháng cho đến 1 tuổi
+ Theo mỗi 6 tháng cho đến 4 tuổi
+ Theo hàng năm, tốt nhất là vào sinh nhật
• Các chỉ số chiều cao được đo một cách chính xác và được
đánh dấu vào biểu đồ tăng trưởng chiều cao của trẻ trong sổ
sức khỏe
Phương pháp đo chiều cao
• Đối với trẻ < 2 tuổi: đo chiều dài nằm
• Trẻ nằm sát với mặt thước. Để đầu trẻ sát
với tấm để đầu, mắt hướng lên trời, vai
chạm nền thước, cột sống thẳng
• Người phụ đo dùng 2 tay giữ 2 bên mang
tai để giữ đầu trẻ
• Người đo dùng một tay duỗi 2 đầu gối trẻ
và giữ chắc. Tay còn lại đưa tấm chặn
chân áp sát hai bàn chân trẻ
• Ghi nhận kết quả chính xác đến 0,1 cm
Đo chiều cao cho trẻ < 2 tuổi
Phương pháp đo chiều cao
• Đối với trẻ > 2 tuổi
+ Sử dụng thước đo chiều cao bằng gỗ, thân
thước thẳng đứng chia mức nhỏ nhất đến
milimet, có thước vuông góc gắn sẵn vào thân
thước di động dễ dàng theo trực dọc để áp sát
nhẹ vào đỉnh đầu
+ Trẻ đứng thẳng, hai gót chân, mông, xương
bả vai, chẩm theo một đường thẳng áp sát vào
mặt phẳng đứng của thước đo. Mắt nhìn thẳng
sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài tạo thành một
đường thẳng song song với mặt phẳng ngang
+ Kéo thước vuông chạm nhẹ vào đỉnh đầu.
Số đo được tính từ đỉnh đầu đến gót chân,
bằng cm với 1 số lẻ sau dấu phẩy
Đánh giá biểu đồ tăng trưởng chiều cao

+ Biểu đồ có phân chia các giá trị theo percentile (bách phân vị) hoặc
độ lệch chuẩn SD
- Percentile: Quần thể bình thường có chiều cao từ 3er percentile đến
97er percentile
- Độ lệch chuẩn SD: 95% quần thể bình thường có chiều cao từ -2SD
đến +2SD
+ Trên biểu đồ luôn có 3 đường biểu diễn: -2SD (3er percentile), trung
bình, +2SD (97er percentile), đôi khi có đường phụ +1SD và -1SD
+ Tốc độ phát triển chiều cao bình thường được giới hạn bởi -2SD (3er
percentile) đến +2SD (97er percentile)
Chỉ số chiều cao (chiều dài) theo tuổi
Z-Score Đánh giá
< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ
nặng
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ
vừa
-2SD đến +2SD Trẻ bình thường
Đánh giá biểu đồ tăng trưởng chiều cao
• Tiến trình tăng trưởng chiều cao bình thường:
+ 0 – 2 tuổi: Tăng trưởng nhanh chóng (25 cm trong năm đầu, 12 cm
trong năm thứ 2)
(Phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng và hormone tăng trưởng GH)
+ 2 tuổi – tiền dậy thì: tốc độ tăng trưởng khá đều 5cm/năm (phụ thuộc
chủ yếu vào hormone GH hơn là yếu tố dinh dưỡng)
+ Giai đoạn dậy thì: Tăng trưởng vượt bậc với đỉnh tăng trưởng khoảng
11,5 tuổi ở trẻ gái, 13 tuổi ở trẻ trai)
+ Khi tốc độ tăng trưởng < 0,5cm/năm đạt chiều cao chính thức (16 tuổi
ở trẻ gái và 18 tuổi ở trẻ trai)
(Có nhiều yếu tố ảnh hưởng hormone sinh dục, GH và dinh dưỡng)
Các yếu tố gợi ý nguyên nhân
• Chiều cao “đích” của trẻ em bình thường phụ thuộc nhiều vào yếu tố di
truyền, được xác định theo chiều cao của bố mẹ:
+ Chiều cao “đích” của trẻ gái = (chiều cao bố + chiều cao mẹ - 13)/2 ± 8,5cm
+ Chiều cao “đích” của trẻ trai = (chiều cao bố + chiều cao mẹ + 13)/2 ± 8,5cm
 Cân nặng và chiều cao lúc sinh: đối chiếu với biểu đồ phát triển của thai nhi
để xác định có/không chậm phát triển trong tử cung
 Dinh dưỡng: chế độ ăn của trẻ không hợp lí hoặc suy dinh dưỡng, chế độ ăn
nghèo đạm và calorie
 Tiền sử mắc bệnh lí mạn tính: tiêu hóa (hội chứng kém hấp thu), Tim bẩm
sinh, thận, rối loạn chuyển hóa, nội tiết,…
 Yếu tố kinh tế - xã hội của gia đình: số con, điều kiện sống, trình độ văn hóa
bố mẹ
 Yếu tố tâm lí: ngược đãi, bố mẹ li hôn,….
Biểu đồ tăng trưởng
• Biểu đồ chậm tăng trưởng chiều cao từ từ:
- Đường biểu diễn luôn ở dưới chiều cao bình thường. Sơ sinh có
chiều dài hơi giảm < -1SD, chậm tăng trưởng nặng dần theo tuổi
< -2SD có khi < -4SD
 Gợi ý các nguyên nhân bẩm sinh như thiếu hormone tăng trưởng
• Gãy biểu đồ tăng trưởng thứ phát:
- Trẻ tăng trưởng bình thường cho đến khi có sự giảm đột ngột
Tầm soát thiếu GH mắc phải, bệnh lí thực thể như tim bẩm sinh, u
não
• Biểu đồ tăng trương có đỉnh tăng trưởng xuất hiện và kết thúc
sớm. Trẻ có chiều cao chính thức thấp hơn bình thường 10 -15 cm
 Gợi ý dậy thì sớm
Chỉ số BMI theo tuổi với Z-Score
Z-Score Đánh giá
< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ
nặng
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ
vừa
-2SD đến +2SD Trẻ bình thường
> +2SD Trẻ thừa cân
> +3SD Trẻ béo phì
Chỉ số BMI theo tuổi với Percentile
Percentile Đánh giá
5th – 85th Trẻ bình thường
85th – 95th Trẻ thừa cân
> 95th Trẻ béo phì
Phương pháp đo vòng đầu
• Dùng thước dây có vạch chia đến 0,1cm
• Đặt thước dây qua trên 2 cung mày, 2 bên phía trên vành tai,
sau qua ụ chẩm
• Khi mới sinh, vòng đầu của trẻ sơ sinh đủ tháng là 34cm
• Vòng đầu tăng 1cm/tháng trong năm đầu, cuối năm thứ nhất
đạt 46cm
• Năm thứ 2 và thứ 3, vòng đầu tăng chậm dần, 2cm/năm sau đó
còn 0,5 – 1 cm/năm
• Đến 6 tuổi, vòng đầu bằng người lớn 54 – 55 cm, không tăng
nữa
• Tăng trưởng vòng đầu bình thường: -2SD đến +2SD
• Tật đầu nhỏ: vòng đầu < -3SD (5th percentile)
• Đầu to: vòng đầu > 95th percentile
Đo kích thước thóp
• Thóp trước đóng lúc 12 – 18 tháng. Thóp sau
đóng lúc 1 – 3 tháng
• Thóp đóng chậm trong còi xương, suy giáp,
não úng thủy,…
• Kích thước của thóp là trung bình cộng của
đường kính dọc và ngang (cm)
Đo vòng ngực
• Dùng thước dây có vạch chia đến 0,1 cm
• Luồn thước dây qua ngực, phía trước là đỉnh vú, phía sau là 2
điểm dưới xương bả vai
• Vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 2 – 2,5 cm (30cm). Đến 6 tháng
vòng ngực đuổi kịp vòng đầu. Sau 1 tuổi vòng ngực lớn hơn
vòng đầu 2 - 3cm. Đến tuổi dậy thì vòng ngực phát triển xa
vòng đầu
Đo vòng cánh tay
• Dùng thước Shakir có vạch chia đến 0,1 cm
• Đo chiều dài từ khớp vai đến khuỷu, lấy trung điểm đoạn này
• Dùng thước dây vòng qua trung điểm này để đo vòng cánh tay
+ Màu xanh lá cây: vòng cánh tay ≥ 13,5 cm
+ Màu vàng: vòng cánh tay 12,5 – 13,5 cm
+ Màu đỏ: vòng cánh tay ≤ 12,5 cm (suy dinh dưỡng nặng)
Đo vòng cánh tay

SDD nặng SDD vừa DD bình thường DD tốt


VCT

13,5 cm 15 cm
12,5 cm

You might also like