You are on page 1of 35

ĐDCKI.

PHẠM THỊ THÚY HỒNG


1. ĐỊNH NGHĨA
• Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý do
tăng phá hủy hồng cầu phôi thai, giảm chức
năng của các men chuyển hóa do gan sản xuất
và tăng chu trình ruột gan.
• Trong một số trường hợp, khi bilirubin gián
tiếp trong máu tăng quá cao có thể diễn tiến
nặng đến vàng da nhân, biến chứng này còn tùy
thuộc nhiều yếu tố: non tháng hay đủ tháng, trẻ
khỏe hay bệnh lý, bất đồng nhóm máu.
2. Yếu tố thuận lợi gây vàng da
Sơ sinh
• Cân nặng lúc sanh <
2.500 g.
• Không đủ năng
• Sanh non.
lượng.
• Giới tính: nam. • Chậm tiêu phân
• Giống nòi: Châu Á. su.
• Nhiễm trùng. • Kẹp rốn trễ.
• Bú sữa mẹ.
Bà mẹ
• Tiều đường.
• Cao huyết áp.
• Uống thuốc ngừa thai.
• Xuất huyết trong 3 tháng đầu.
• Lượng Zn thấp.
• Thuốc: Diazepam, Oxytocin.
• Vỡ ối sớm.
Cách sinh
Sanh hút. Sanh kềm.

Sanh ngôi mông


3. Đặc điểm vàng da ở trẻ sơ sinh
• Vàng da sinh lý:
– Thường gặp từ ngày thứ 3 – 5 sau sanh,
thường gặp trong tuần lễ đầu sau sanh.
– Da vàng nhưng phân, niêm mạc mắt, nước
tiểu bình thường.
– Khi trẻ đủ tháng Bilirubin trong máu tăng cao
vào ngày thứ 3 (khoảng 6 – 8 mg/dl tương
đương 100 – 120 milimol/l. Không vượt quá
12 mg/dl hay 150 milimol/l)
3. Đặc điểm vàng da ở trẻ sơ sinh
• Vàng da sinh lý:
– Đối với trẻ sinh non: Bilirubin tăng chậm
hơn, ngày thứ 5 tăng > 12 mg/dl không quá
15 mg/dl. Sau đó giảm dần.
3. Đặc điểm vàng da ở trẻ sơ sinh
• Đặc điểm vàng da bệnh lý:
– Vàng da xuất hiện trước 24 giờ sau sanh.
– Bilirubin máu tăng nhanh > 0,5 mg/dl/ giờ ( 8,5
Milimol/L/giờ).
– Vàng da kèm các dấu hiệu khác như li bì, nôn, bú
kém, nhiệt độ không ổn định, có cơ ngừng thở.
– Vàng da kéo dài > 8 ngày trẻ sinh đủ tháng và > 15
ngày trẻ sinh non tháng.
4. Công việc chẩn đoán
Hỏi
• Thời gian xuất hiện vàng da:
– Sớm (1-2 ngày): huyết tán (bất đồng nhóm
máu ABO, nhóm máu khác).
– Từ 3 - 10 ngày: phổ biến: có biến chứng
hoặc không biến chứng.
– Muộn (ngày 14 trở đi): vàng da sữa mẹ, vàng
da tăng bilirubin trực tiếp.
•Triệu chứng đi kèm: bỏ bú, co giật.
Khám
Đánh giá mức độ vàng da: Nguyên tắc
Kramer.

Vùng 1 2 3 4 5

Bilirubin/máu
(mg/dl) 5-7 8 - 10 11 - 13 13 - 15 > 15

Bilirubin/máu
85 - 119 136-170 187-221 221-255 > 255
(mmol/l)

Tìm biến chứng vàng da nhân: li bì, mất


phản xạ bú, gồng ưỡn người.
Đánh giá mức độ vàng da: Nguyên tắc
Kramer.
5–7
mg/dl
● Tìm các yếu tố góp phần
vàng da nặng hơn:
8 – 10
- Non tháng.
mg/dl -Máu tụ, bướu huyết thanh.
-Da ửng đỏ do đa hồng cầu.
> 15 - Nhiễm trùng.
11 - 13 - Chướng bụng do chậm
tiêu phân su, tắc ruột.
13 -
15
Cận lâm sàng
• Vàng da nhẹ (vùng 1 - 2) xuất hiện từ ngày 3
- 10, không có biểu hiện thần kinh: không
cần xét nghiệm.
• Vàng da sớm vào ngày 1 - 2 hoặc vàng da
nặng (vùng 4 - 5), cần làm các xét nghiệm
giúp đánh giá độ nặng và nguyên nhân:
- Bilirubin máu: tăng Bilirubin gián tiếp.
- Các xét nghiệm khác:
+ Phết máu ngoại biên.
+ Nhóm máu ABO; Rh mẹ - con.
Độ nặng vàng da
Chẩn đoán nguyên nhân (thường
gặp)
• Bất đồng nhóm máu ABO:
– Nghĩ đến khi: mẹ nhóm máu O, con nhóm
máu A hoặc B.
– Chẩn đoán xác định: mẹ O, con A hoặc B +
Test Coombs trực tiếp (+).
• Nhiễm trùng: vàng da + ổ nhiễm trùng/biểu
hiện nhiễm trùng lâm sàng + xét nghiệm.
•Máu tụ: vàng da + bướu huyết thanh/bướu
huyết xương sọ/máu tụ nơi khác.
5. ĐIỀU TRỊ
Chiếu đèn
• Là phương pháp phổ biến, đơn giản và hiệu
quả nhất điều trị vàng da tăng Bilirubin gián
tiếp ở trẻ sơ sinh.
• Là liệu pháp dùng ánh sáng xanh hoặc trắng
để chuyển Bilirubin tự do thành
photobilirubin tan trong nước, không độc với
tế bào não và thải ra ngoài theo nước tiểu.
Chiếu đèn
Chỉ định
•Lâm sàng: vàng da sớm, vàng da lan rộng đến
tay, chân (vùng 3,4,5), hoặc
•Mức Bilirubin máu:
Bilirubin gián tiếp (mg%)
Cân nặng
(g)
5-6 7-9 10 - 12 12 - 15 15 – 20 > 20

< 1.000 Chiếu đèn Thay máu

1.000 - 1.500 Chiếu đèn Thay máu

1.000 - 2.000 Chiếu đèn Thay máu

Thay
> 2.000 Chiếu đèn
máu
Kỹ thuật chiếu đèn
• Bật lồng ấp, cài đặt các thông số
thích hợp, khi lồng ấp nóng đạt
mức yêu cầu mới đặt bệnh nhi vào:
• Che mắt bằng vải màu đen khi
chiếu đèn, mặc tã hoặc băng bộ
phận sinh dục bé trai, bộc lộ tối đa
vùng da tiếp xúc.
• Xoay trở bệnh nhân mỗi 2 giờ.
• Tăng nhu cầu dịch nhập.
Nguyên tắc chiếu đèn
• Chiếu đèn liên tục 24 – 48
giờ, chỉ ngừng khi cho bú.
• Vàng da nặng: nên chọn ánh
sáng xanh, nếu không có ánh
sáng xanh thì sử dụng ánh
sáng trắng với hệ thống đèn
hai mặt.
• Khoảng cách từ đèn đến trẻ là
30 – 50 cm.
• Tăng lượng dịch nhập 10-
20% nhu cầu.
Kỹ thuật chiếu đèn
• Theo dõi:
– Vị trí băng mắt,
– Thân nhiệt, dấu mất nước mỗi 4 giờ,
– Cân nặng, Bilirubin máu / mỗi ngày.
Tác dụng phụ khi chiếu đèn
• Tăng lượng nước mất không nhận thấy, kiệt
nước do đó cần tăng lượng nước nhập 20 – 30
%.
• Nổi mẩn đỏ tạm thời, phỏng da.
• Tiêu phân lỏng.
• Giảm tiểu cầu.
• Tán huyết.
Dinh dưỡng cho bệnh nhi khi chiếu
đèn
• Nuôi dưỡng:
– Trẻ chiếu đèn vẫn được bú mẹ, khi đưa trẻ
ra ngoài bú mẹ phải quấn ấm cho trẻ.
– Nếu không bú sữa mẹ được cho trẻ ăn qua
sonde theo y lệnh, lượng sữa cần cho trẻ
được tính như sau:
Dinh dưỡng cho bệnh nhi khi chiếu
đèn
Chăm sóc bệnh nhi khi chiếu đèn

• Đo nhiệt độ: tối thiểu ngày 2 lần.


• Theo dõi trương lực cơ: nếu tăng có nguy cơ
vàng da nhân não
• Các dấu hiệu suy hô hấp: nhịp thở, tím tái,
rút lõm lồng ngực.
• Kiểm tra màu sắc phân, nước tiểu.
• Mức độ vàng da tăng hay giảm.
• Lượng sữa trẻ bú được, cân nặng.
Chăm sóc bệnh nhi khi chiếu đèn
• Vệ sinh thân thể.
• Lấy máu thử Bilirubin.
• Thực hiện y lệnh
Thay máu
Chỉ định
•Lâm sàng: vàng da sậm đến lòng bàn tay, bàn
chân (< 1 tuần) + bắt đầu có biểu hiện thần
kinh, hoặc
• Mức Bilirubin gián tiếp máu cao > 20 mg% +
bắt đầu có biểu hiện thần kinh (li bì, bú kém).
Nếu không thể thay
máu vì
• Quá chỉ định: đang suy hô hấp nặng hoặc
sốc.
• Không đặt được catheter tĩnh mạch rốn.
• Không có máu thích hợp và máu tươi (< 7
ngày)
• Người nhà không chấp nhận
→ Biện pháp điều trị thay thế: chiếu đèn hai
mặt liên tục.
Điều trị hỗ trợ
 Cung cấp đủ dịch (tăng 10-20% nhu cầu).
 Chống co giật bằng Phenobarbital.
 Cho bú mẹ hoặc cho ăn qua ống thông dạ dày
sớm.
 Trẻ non tháng có chậm tiêu phân su: thụt
tháo nhẹ bằng NaCl 0,9%.
 Nếu do nguyên nhân nhiễm trùng: kháng
sinh thích hợp.
 Vật lý trị liệu nếu vàng da nhân qua giai đoạn
nguy hiểm.
6. Theo dõi
Trong thời gian nằm viện
oMức độ vàng da, biểu hiện thần kinh mỗi 4-6
giờ nếu vàng da nặng, mỗi 24 giờ trong trường
hợp vàng da nhẹ.
oLượng xuất - nhập, cân nặng mỗi ngày.
oKhông nhất thiết phải đo Bilirubin máu mỗi
ngày trừ trường hợp vàng da đáp ứng kém với
điều trị (mức độ vàng da không giảm, có biểu
hiện thần kinh).
6. Theo dõi
Tái khám mỗi tháng để đánh giá phát triển
tâm thần vận động và có kế hoạch phục hồi
chức năng kịp thời.
6. Theo dõi
• Theo dõi màu sắc da, phân và nước tiểu.
• Theo dõi nhịp thở và nhiệt độ trẻ.
• Theo dõi tinh thần.
• Theo dõi phát hiện dấu hiêu tan máu.
• Vệ sinh thân thể cho trẻ, cung cấp đầy đủ
dinh dưỡng.
• Thực hiện y lệnh.
Dự phòng vàng da ở trẻ sơ sinh
• Khi mang thai:
– Bà mẹ quản lý thai nghén tốt để tránh sinh non,
tránh suy dinh dưỡng bào thai.
– Điều trị bệnh lý khi bà mẹ mang thai.
• Khi trẻ vừa mới sanh ra: tránh để trẻ thiếu oxy
máu, hạ đường huyết, tránh để trẻ bị đói.
• Cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh.
• Chủng ngừa đầy đủ theo lịch ở trẻ.

You might also like