You are on page 1of 51

VÀNG DA SƠ SINH

BSCK2. Nguyễn Thanh Thiện


TK.HSSS - BV Nhi Đồng 2
Mục tiêu học tập

• Trình bày được chuyển hoá bilirubin và cơ chế


vàng da ở trẻ sơ sinh

• Trình bày được chẩn đoán vàng da ở trẻ sơ sinh

• Trình bày được điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

• Trình bày được cách phòng ngừa và theo dõi vàng


da ở trẻ sơ sinh
Đại cương

• Sự gia tăng bilirubin/ máu → vàng da và vàng kết mạc mắt

• Mức độ vàng da tùy thuộc sắc da và nồng độ bilirubin/ máu,


khi bilirubin gia tăng → vàng da tiến triển từ đầu đến chân
• Bilirubin 2 – 3 mg/dl: vàng kết mạc mắt

• Bilirubin 4 – 5 mg/dl: vàng ở mặt

• Bilirubin15mg/dl: vàng đến rốn

• Bilirubin 20mg/dl: vàng đến chân

• Thường xuất hiện trong tuần đầu sau sinh: 60% ở trẻ đủ
tháng, 80% ở trẻ non tháng
• Vàng da có thể vô hại hoặc nguy hiểm tùy vào nguyên
nhân và mức độ vàng da
Đại cương
• Bilirubin tăng cao đến ngưỡng nào đó sẽ gây nguy hiểm
(bất kể nguyên nhân)

• Ngưỡng bilirubin gây nguy hiểm thay đổi tùy theo ngày
tuổi, mức độ non tháng và tình trạng bệnh lí (ngưỡng > 18
mg/dl đối với trẻ đủ tháng)

• Một số nguyên nhân (gây vàng da) nguy hiểm (bất kể mức
độ vàng da)

• Tổn thương não do bilirubin gián tiếp lắng đọng ở


nhân hạch nền và thân não → tổn thương não cấp
tính và mạn tính

• Vàng da nhân là chẩn đoán mô học (tử thiết)m


Đại cương

• Bình thường, bilirubin gắn kết với albumin và ở trong hệ


tuần hoàn

• Bilirubin có thể xuyên qua hàng rào máu não và gây


vàng da nhân trong một số tình huống sau

• Nồng độ bilirubin trong máu tăng đáng kể

• Nồng độ albumin trong máu giảm đáng kể

• Bilirubin không kết hợp với albumin do có chất khác cạnh


tranh như thuốc (sulfisoxazole, ceftriaxone, aspirin), acid
béo tự do, H+ (do nhịn đói, nhiễm trùng, tình trạng toan)
Chuyển hóa bilirubin

• Tại mô: Hb ly giải thành bilirubin gián tiếp


• Trong hệ tuần hoàn: bilirubin gián tiếp gắn
với albumin/máu và vận chuyển đến gan
• Tại gan: phức hợp bilirubin – albumin được
bắt giữ bởi tế bào gan. Dưới tác dụng của
men UGT, bilirubin gián tiếp gắn với acid
glucuronic thành bilirubin trực tiếp (tan
được trong nước). Bilirubin trực tiếp được
tiết qua mật đến tá tràng
• Tại đường tiêu hóa: bilirubin trực tiếp biến
thành stercobilinogen (90%) nhờ vi khuẩn
đường ruột và thải ra ngoài qua phân, một
ít biến thành urobilin (10%) thải qua nước
tiểu
• Ở sơ sinh, đường ruột thường không có vi
khuẩn. Trẻ sơ sinh có men β –
glucuronidase, chuyển bilirubin trực tiếp
thành bilirubin gián tiếp hấp thu từ ruột vào
hệ tuần hoàn, gọi là chu trình ruột gan
Cơ chế tăng bilirubin

• Tăng sản xuất

• Giảm bắt giữ vào gan

• Giảm liên hợp

• Giảm bài xuất

• Tắc mật

• Tăng chu trình ruột gan


Phân loại

• Vàng da sinh lí, vàng da bệnh lí

• Vàng da tăng bilirubin gián tiếp, vàng da tăng


bilirubin trực tiếp

• Vàng da theo cơ chế


Cơ chế Nguyên nhân
Tăng chu trình Sữa mẹ (vàng da sữa mẹ)
ruột gan Thuốc gây liệt ruột (magie sulfate, morphine)
Nhịn đói hoặc nguyên nhân khác gây ra giảm nhu động ruột
Bệnh Hirschsprung, teo ruột, hẹp ruột, tụy nhẫn, tắc ruột phân su, hẹp môn vị (ngoài giai
đoạn sơ sinh)
Nuốt máu mẹ

Tăng sản xuất Ngoài hệ tuần hoàn: hematomas; petechiae; xuất huyết phổi, xuất huyết não, chảy máu ẩn
Đa hồng cầu do truyền máu mẹ - thai hoặc truyền máu thai – thai, chậm cắt rốn
Thuốc /Thiếu G6PD (acetaminophen, alcohol, antimalarials, aspirin, bupivacaine,
corticosteroids, diazepam, nitrofurantoin, oxytocin, penicillin, phenothiazine, sulfonamides)
Bất đồng nhóm máu mẹ - con (Rh, ABO)
Thiếu men trên hồng cầu (G6PD, pyruvate kinase)
Bệnh hồng cầu hình cầu, thalassemias (α, β–γ)

Giảm bài xuất do Thiếu men α1-Antitrypsin


tắc nghẽn đường Teo đường mật
mật Nang đường mật
Bệnh xơ nang
Hội chứng Dubin-Johnson, hội chứng Rotor
Nuôi ăn tĩnh mạch
U và dây chèn ép từ bên ngoài

Giảm bài xuất do Hội chứng Crigler-Najjar


tình trạng nội tiết Thuốc và nội tiết tố
– chuyển hóa Hội chứng Gilbert
Tăng MetHb
Suy tuyến yên và vô não, suy giáp
Hội chứng Lucey-Driscoll
Sinh non
Bệnh Tyrosinosis

Vừa tăng sản xuất Ngạt


vừa giảm bài xuất Giang mai, nhiễm TORCH, nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng huyết
Mẹ tiểu đường
Hội chứng suy hô hấp
Chẩn đoán

• Vàng da: bệnh sử + lâm sàng + xét nghiệm

• Loại vàng da: tăng bilirubin gián tiếp, trực tiếp, hỗn
hợp

• Nguyên nhân vàng da

• Mức độ vàng da: lâm sàng + xét nghiệm

• Vàng da có biến chứng


Bệnh sử

• Ngày bắt đầu xuất hiện vàng da, thời gian kéo dài

• Các triệu chứng kèm theo: lừ đừ, bú kém, gồng ưỡn, giảm trương
lực cơ, co giật, tăng trương lực cơ - chú ý phân, nước tiểu

• Tiền sử: nhiễm trùng ở mẹ (TORCH), mẹ tiểu đường, chú ý nhóm


máu mẹ (ABO,Rh), chuyển dạ kéo dài, sinh khó (bướu huyết
thanh, sanh forcep)

• Tiền sử gia đình: các rối loạn di truyền có thể gây vàng da thiếu
G6PD, thalassemia, bệnh hồng cầu hình cầu, tiền sử gia đình có
sinh con vàng da

• Tiền sử dùng thuốc gây vàng da (ceftriaxone, sulfonamides,


kháng sốt rét)
Khám lâm sàng

• Đánh giá toàn trạng và dấu hiệu sinh tồn, chú ý tri giác

• Khám da xem mức độ vàng da, tìm các bầm máu và chấm
xuất huyết, đánh giá tình trạng đa hồng cầu

• Khám đầu cổ tìm bướu huyết thanh ở đầu

• Khám phổi tìm ran nổ, ngáy, giảm phế âm

• Khám bụng xem bụng chướng, gan lách to hoặc bụng đề


kháng

• Khám thần kinh tìm dấu giảm trương lực cơ hoặc yếu cơ

• Chú ý bất thường hình thể (lưỡi to, mũi tẹt, mắt xếch, con to)
Khám lâm sàng

Quy tắc Krammer: đánh giá


mức độ vàng da lâm sàng

Sơ sinh đủ tháng Sơ sinh rất nhẹ cân


Bilirubin (mg/dl) Bilirubin (mg/dl)
Vùng
Trung bình Trung bình
Khoảng Khoảng
± SD ± SD
1 4.3 - 7.8 5.9 ± 0.3 4.1 - 7.5
2 5.4 - 12.2 8.9 ± 1.7 5.6 - 12.1 9.4 ± 1.9
3 8.1 - 16.5 11.8 ± 1.8 7.1 - 14.8 11.4 ± 2.3
4 11.1 - 18.3 15 ± 1.7 9.3 - 18.4 13.3 ± 2.1
5 > 15 > 10.5
Khám lâm sàng

• Cần chú ý các dấu hiệu bệnh lý

• Vàng da trong ngày đầu

• Bilirubin toàn phần > 18 mg/dl

• Bilirubin toàn phần tăng > 0,2 mg/dl/giờ hoặc > 5 mg/dl/ngày

• Bilirubin trực tiếp > 20% bilirubin toàn phần (gợi ý tắc mật sơ
sinh)

• Vàng da xuất hiện sau 2 tuần tuổi

• Lừ đừ, bứt rứt, suy hô hấp


Xét nghiệm

• Bilirubin, lấy máu xét nghiệm tránh ánh sáng


(bilirubin trong ống xét nghiệm sẽ nhanh chóng bị
oxy hóa bởi ánh sáng)

• Hct, phết máu, hồng cầu lưới, Coom’s test, nhóm


máu mẹ và con (ABO, Rh)

• Định lượng G6PD

• Tầm soát nhiễm trùng


Đánh giá các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ chính


• Mức Bilirubin ở vùng nguy cơ cao
• Vàng da trong 24 giờ đầu
• Bất đồng nhóm máu (test Coomb trực
tiếp (+)), các bệnh lý tán huyết đã biết
khác (thiếu G6PD), tăng nồng độ CO
trong khi thở ra
• Tuổi thai 35 - 36 tuần
• Có anh chị em từng bị vàng da chiếu
đèn
• Tụ máu đầu hoặc bầm da rõ
• Bú mẹ hoàn toàn, nhưng bú không
giỏi và sụt sân quá mức
• Chủng tộc Đông Nam Á
Đánh giá các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ phụ


• Mức bilirubin ở vùng nguy cơ
trung bình cao

• Tuổi thai 37 - 38 tuần

• Vàng da nhìn thấy được trước


xuất viện

• Có anh chị em từng bị vàng da

• Trẻ to con hoặc mẹ tiểu đường

• Tuổi mẹ ≥ 25 tuổi

• Giới nam
Đánh giá các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố giảm nhẹ

• Mức bilirubin trong vùng


nguy cơ thấp

• Tuổi thai ≥ 41 tuần

• Bú sữa công thức hoàn


toàn

• Chủng tộc da đen

• Xuất viện sau 72 giờ tuổi


Nguyên nhân gây vàng da
tăng bilirubin gián tiếp thường gặp

• Vàng da sinh lý

• Vàng da do bú mẹ

• Vàng da do sữa mẹ

• Vàng da bệnh lý do bệnh tán huyết


Vàng da sinh lý

• Gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh

• Nguyên nhân

• Đời sống hồng cầu ở trẻ sơ sinh ngắn → tăng sản xuất
bilirubin

• Thiếu men UGT → giảm liên hợp bilirubin

• Ít vi khuẩn đường ruột → tăng chu trình ruột gan

• Bilirubin tăng (đến 18 mg/dl) trong 3 – 4 ngày đầu (7


ngày ở trẻ châu Á) và giảm sau đó
Vàng da do bú mẹ

• Gặp trong 1/6 trường hợp trẻ bú mẹ, xảy ra trong


tuần lễ đầu sau sinh

• Bú mẹ làm tăng chu trình ruột gan do:

• Trẻ bú mẹ ít

• Trẻ bị mất nước hoặc năng lượng nhập ít

• Vi khuẩn đường ruột giảm


Vàng da do sữa mẹ

• Khác với vàng da do bú mẹ

• Gặp từ 5 – 7 ngày sau sinh và đỉnh cao lúc 2 tuần

• Do tăng nồng độ β-glucuronidase trong sữa mẹ →


tăng chu trình ruột gan
Vàng da bệnh lý

• Đặc điểm
• Xảy ra trong 24 giờ đầu, xuất hiện sau tuần đầu, hoặc kéo dài trên 2 tuần
• Bilirubin toàn phần tăng > 5 mg/dl/ngày
• Bilirubin toàn phần > 18 mg/dl
• Trẻ kèm theo các triệu chứng bệnh nặng

• Nguyên nhân
• Thiếu máu tán huyết miễn dịch hoặc không miễn dịch
• Thiếu G6PD
• Tái hấp thu bầm máu
• Nhiễm trùng huyết
• Suy giáp
Bệnh não cấp do bilirubin

• Giai đoạn sớm


• Ngủ (đánh thức được), khóc thét
• ↓ trương lực cơ nhẹ - trung bình
• Giai đoạn trung gian
• Sốt, li bì, bú kém (hoặc kích thích, rung giật cơ, bú mạnh), khóc
thét chói tai (khó dỗ)
• ↑ trương lực cơ nhẹ - trung bình, tư thế cong ưỡn ra sau khi kích
thích
• Giai đoạn tiến triển
• Khóc không dỗ được hoặc khóc yếu, không khóc; ngưng thở, bỏ
bú, sốt, co giật, lơ mơ → hôn mê
• ↑ trương lực cơ với tư thế cong ưỡn ra sau, chân đạp xe, tay co rút
Yếu tố nguy cơ bệnh não do bilirubin

• Non tháng
• Giảm albumin máu
• Hạ đường huyết
• Toan máu
• Nhiễm trùng huyết
• Sanh ngạt
Bệnh não mạn do bilirubin (vàng da nhân)

• Tổn thương não vĩnh viễn,


không hồi phục

• Bất thường ngoại tháp:


múa vờn

• Liệt kiểu nhìn lên

• Bất thường thính lực: Điếc


thần kinh

• Chậm phát triển trí tuệ


Vàng da tăng bilirubin trực tiếp

• Xuất hiện trễ (sau 15 ngày tuổi)

• Da vàng chanh, xanh lá cây

• Tiểu vàng sậm, phân bạc màu

• Gan to (ứ mật)

• Rối loạn tiêu hóa, chậm lên cân

• Bilirubin toàn phần > 5 mg/dl: bilirubin trực tiếp > 20%

• Bilirubin toàn phần < 5 mg/dl: bilirubin trực tiếp > 1 mg/dl

• Cần siêu âm tầm soát teo đường mật


Nguyên nhân vàng da tăng bilirubin trực tiếp

Tăng Bilirubin
trực tiếp

Bệnh Tắc nghẽn


Viêm gan
chuyển hoá đường mật

Nhiễm Viêm gan Galactosemia,


không dung Trong gan Ngoài gan
trùng do virus:
Rubella, nạp Fructose,
CMV, Tyrosinose,
Coxackie, Mucoviscidose,
Herpes, thiếu α1
HBV Aititrypsine
Điều trị

Nguyên tắc điều trị

• Vàng da tăng bilirubin gián tiếp

• Điều trị bệnh nền và điều chỉnh yếu tố nguy cơ

• Điều trị tăng bilirumin máu: chiếu đèn, thay máu

• Vàng da tăng bilirubin trực tiếp:

• Điều trị hỗ trợ

• Điều trị nguyên nhân


Vàng da sinh lý

• Hồi phục trong vòng 1 tuần

• Uống sữa thường xuyên

→ tăng cử động ruột, tăng số lần đi cầu, giảm chu trình ruột
gan

→ giảm tần suất và mức độ nặng của tăng bilirubin máu


Vàng da bú mẹ

• Tăng số lần bú

• Nếu bilirubin > 18 mg/dl (trẻ đủ tháng): tạm ngưng


bú mẹ (±), chiếu đèn nếu bilirubin tăng cao

• Chỉ nên ngưng bú mẹ 1 – 2 ngày, khuyến khích mẹ


vắt sữa (bảo vệ nguồn sữa, mẹ sẵn sàng cho con
bú lại ngay khi bilirubin giảm)

• Không nên cho trẻ sử dụng nước hoặc đường (vì


làm gián đoạn việc sản xuất sữa ở mẹ)
Điều trị bệnh nền và các yếu tố nguy cơ

• Kháng sinh nếu có nhiễm trùng

• Truyền dịch hoặc cho ăn để tránh hạ đường huyết

• Bù toan nếu có toan máu

• Điều trị đa hồng cầu (trích máu, truyền dịch)

• Bù albumin nếu hạ albumin máu

• Phẫu thuật nếu có tắc đường tiêu hóa

• Kích thích đi cầu để giảm chu trình ruột gan


Chiếu đèn

• Là điều trị chuẩn, đa số sử dụng ánh sáng huỳnh quang


trắng, ánh sáng xanh hiệu quả nhất

• Chuyển bilirubin gián tiếp thành dạng đồng phân ánh


sáng (có thể tan trong nước) → thải nhanh ra ngoài qua
gan và thận → giảm bilirubin máu và ngăn ngừa vàng da
nhân

• Không chỉ định cho trường hợp tăng bilirubin trực tiếp

• Khi chiếu đèn, vàng da có thể biến mất (dù bilirubin máu
còn cao) → không dùng sắc da để đánh giá độ nặng của
vàng da, nên kiểm tra bilirubin máu
Chiếu đèn

• Loại đèn chiếu


(bước sóng,
cường độ ánh
sáng)

• Diện tích da
bộc lộ

• Khoảng cách
từ đèn đến da
Chỉ định chiếu đèn

• Sơ sinh nguy cơ thấp


(tuổi thai ≥ 38 tuần và
không có yếu tố nguy
cơ)

• 24 giờ tuổi: bilirubin


> 12 mg/dl

• 48 giờ tuổi: bilirubin


> 15 mg/dl

• 72 giờ tuổi: bilirubin


> 18 mg/dl
Chỉ định chiếu đèn

• Sơ sinh nguy cơ cao


(tuổi thai 35 – 37 6/7
tuần kèm yếu tố
nguy cơ)

• 24 giờ tuổi: bilirubin


>8 mg/dl

• 48 giờ tuổi: bilirubin


>11 mg/dl

• 72 giờ tuổi: bilirubin


>13.5 mg/dl
Chỉ định chiếu đèn

• Sơ sinh nguy cơ trung


bình (tuổi thai ≥ 38 tuần
kèm yếu tố nguy cơ
hoặc tuổi thai 35 – 37
6/7 tuần và không có
yếu tố nguy cơ)
• 24 giờ tuổi: bilirubin
>10 mg/dl

• 48 giờ tuổi: bilirubin


>13 mg/dl

• 72 giờ tuổi: bilirubin


>15 mg/dl
Chỉ định chiếu đèn

• Sơ sinh non tháng < 35 tuần

• Tuổi thai < 28 tuần: bilirubin > 5 mg/dl

• Tuổi thai 28 – 29 tuần: bilirubin 6 – 8 mg/dl

• Tuổi thai 30 – 31 tuần: bilirubin 8 – 10 mg/dl

• Tuổi thai 32 – 33 tuần: bilirubin 10 – 12 mg/dl

• Tuổi thai > 34 tuần: bilirubin 12 – 14 mg/dl


Chiếu đèn

• Tác dụng phụ


• Da đồng
• Nguy cơ ung thư, u tế bào hắc tố
• Tổn thương võng mạc ?

→ Không chiếu đèn khi chưa tới ngưỡng

• Ngưng chiếu đèn


• Bilirubin 12 - 14 mg/dl
• Bilirubin < ngưỡng chiếu đèn (1 - 2 mg/dl)
Thay máu

• Nhanh chóng lấy bilirubin ra khỏi hệ tuần hoàn

• Chỉ định khi tăng bilirubin máu nặng hoặc có các dấu
hiệu của tổn thương não (bất chấp mức bilirubin)

• Lượng máu thay: 160 – 180 ml/kg cân nặng, trong


vòng 2 – 4 giờ

• Sau thay máu, bilirubin giảm khoảng gần 50%, có thể


tăng lại sau đó

• Nếu bilirubin vẫn còn cao, có thể lặp lại thay máu
Chỉ định thay máu

• Sơ sinh nguy cơ thấp


(tuổi thai ≥ 38 tuần và
không có yếu tố nguy
cơ)
• 24 giờ tuổi: bilirubin >
19 mg/dl

• 48 giờ tuổi: bilirubin >


22 mg/dl

• 72 giờ tuổi: bilirubin


>24 mg/dl

• > 72 giờ tuổi: bilirubin ≥


25 mg/dl
Chỉ định thay máu

• Sơ sinh nguy cơ trung


bình (tuổi thai ≥ 38
tuần kèm yếu tố nguy
cơ hoặc tuổi thai 35 –
37 6/7 tuần và không
có yếu tố nguy cơ)
• 24 giờ tuổi: bilirubin
>16.5 mg/dl

• 48 giờ tuổi: bilirubin >


19 mg/dl

• ≥72 giờ tuổi: bilirubin >


21 mg/dl
Chỉ định thay máu

• Sơ sinh nguy cơ cao


(tuổi thai 35 – 37 6/7
tuần kèm yếu tố nguy
cơ)

• 24 giờ tuổi: bilirubin


> 15 mg/dl

• 48 giờ tuổi: bilirubin


> 17 mg/dl

• ≥ 72 giờ tuổi:
bilirubin > 18.5 mg/dl
Chỉ định thay máu

• Sơ sinh non tháng < 35 tuần

• Tuổi thai < 28 tuần: bilirubin 11 - 14 mg/dl

• Tuổi thai 28 – 29 tuần: bilirubin 12 - 14 mg/dl

• Tuổi thai 30 – 31 tuần: bilirubin 13 - 16 mg/dl

• Tuổi thai 32 – 33 tuần: bilirubin 15 - 18 mg/dl

• Tuổi thai > 34 tuần: bilirubin 17 - 19 mg/dl


Theo dõi

Tuổi thai ≥ 38 tuần và không có yếu tố nguy cơ

Xét nghiệm bilirubin trước xuất viện

Đánh giá vùng nguy cơ

Cao Trung bình - cao Trung bình - thấp Thấp

Đánh giá mức Theo dõi Nếu xuất viện Nếu xuất viện
bilirubin cần trong 2 ngày, < 72h, theo < 72h, theo
chiếu đèn xem xét kiểm dõi trong 2 - 3 dõi các vấn
trong 4 - 24h tra bilirubin ngày đề khác
Theo dõi

Tuổi thai ≥ 38 tuần kèm yếu tố nguy cơ hoặc


Tuổi thai 35 – 37 6/7 tuần và không có yếu tố nguy cơ

Xét nghiệm bilirubin trước xuất viện

Đánh giá vùng nguy cơ

Cao Trung bình - cao Trung bình - thấp Thấp

Đánh giá mức Đánh giá mức Nếu xuất viện Nếu xuất viện
bilirubin cần bilirubin cần < 72h, theo < 72h, theo
chiếu đèn chiếu đèn dõi trong 2 dõi trong 2 - 3
trong 4 - 24h trong 24h ngày ngày
Theo dõi

Tuổi thai 35 – 37 6/7 tuần kèm yếu tố nguy cơ

Xét nghiệm bilirubin trước xuất viện

Đánh giá vùng nguy cơ

Cao Trung bình - cao Trung bình - thấp Thấp

Đánh giá mức Đánh giá mức Nếu xuất viện < Nếu xuất viện
bilirubin cần bilirubin cần 72h, theo dõi trong < 72h, theo
chiếu đèn chiếu đèn 2 ngày, xem xét dõi trong 2
trong 4 - 8h trong 4 - 24h kiểm tra bilirubin ngày
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
(Vàng da tăng bilirubin gián tiếp)
• Phòng ngừa cấp 0: quản lý thai tốt (tránh sinh non); chú ý yếu tố gia
đình có trẻ vàng da, bệnh di truyền (thalassemie, bệnh lý hồng cầu
hình cầu), nhóm máu (ABO, Rhesus…), xét nghiệm tầm soát thiếu
G6PD và tránh sử dụng thuốc bừa bãi; tránh tình trạng trẻ nhiễm
trùng, hạ đường huyết, toan chuyển hóa
• Phòng ngừa cấp 1: thăm khám kỹ, phát hiện sớm tình trạng vàng da,
hướng dẫn người nhà cách phát hiện tình trạng vàng da, khi nào cần
đưa trẻ đến bệnh viện
• Phòng ngừa cấp 2: điều trị tích cực tình trạng vàng da (chiếu đèn,
thay máu, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ) nhằm tránh đưa đến biến
chứng bệnh não do bilirubin
• Phòng ngừa cấp 3: phối hợp gia đình và nhân viên phục hồi chức
năng, tập vật lí trị liệu, khắc phục di chứng vàng da nhân

You might also like