You are on page 1of 58

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THIẾU

MÁU

Slide: số….
SỰ TẠO MÁU TRONG THỜI KỲ BÀO THAI?

• Gan: Sự tạo máu ở gan vào tuần lễ thứ 5 của thời kỳ


phôi thai.
• Tuỷ xương: Tuỷ xương tuy được hình thành vào tuần
lễ thứ 6 của thời kỳ phôi thai, nhưng phải sau tháng
thứ 4 - 5 của thời kỳ bào thai,
• Lách, hạch: Lách bắt đầu tham gia tạo máu từ tháng
thứ 3 - 4 của thời kỳ bào thai, lách sản sinh chủ yếu là
tế bào lympho và một phần hồng cầu.
• Hạch lympho và một phần tuyến ức cũng tham gia tạo
máu vào tháng thứ 5 - 6 của thời kỳ bào thai.

Slide: số….
SỰ TẠO MÁU SAU SINH?

• Tuỷ xương là cơ quan chủ yếu sản sinh ra các tế bào máu chính.
• Ở trẻ nhỏ, tất cả tuỷ xương đều hoạt động sinh tế bào máu.
• Ở trẻ lớn và người trưởng thành sự tạo máu chủ yếu ở các xương dẹt
như xương sườn, xương ức, xương sọ, xương bả vai, xương đòn, xương
cột sống và một phần ở đầu xương dài.
• Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân
gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu,
nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh. Hệ thống bạch huyết ở
trẻ em cũng dễ có phản ứng với các nguyên nhân gây bệnh.
• Khi bị thiếu máu, các cơ quan tạo máu cũng dễ bị tăng sinh, loạn sản. Do
đó trên lâm sàng thấy xuất hiện gan, lách, hạch to và các xét nghiệm máu
cho thấy có hiện tượng loạn sản của tổ chức này, tạo ra các tế bào máu
giống như trong thời kỳ bào thai.
Slide: số….
ĐẠI CƯƠNG
• Trong máu có ba loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi tế bào
máu đều có đời sống nhất định và thường xuyên được thay thế.
• Hồng cầu là tế bào màu đỏ, trong hồng cầu có chứa huyết sắc tố có chức
năng vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể.
• Khối lượng máu:
 Người lớn: 76.6ml/kg
 Trẻ em: 77.1ml/kg
 Trẻ sơ sinh: 84.7ml/kg
Slide: số….
KHÁI NIỆM
• Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu
trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng cầu thấp hơn giới
hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Theo WHO, thiếu máu khi
hemoglobin dưới giới hạn sau:
• Trẻ 6 tháng - 6 tuổi: Hb dưới 110 g/l.
• Trẻ 6 tuổi - 14 tuổi: Hb dưới 120 g/l (12g/dl)
• Trưởng thành: Nam: Hb dưới 130/1. Nữ: Hb dưới 120g/1. Nữ có thai: Hb
dưới 110 g/l.

Slide: số….
Tính phổ biến
Trẻ em % Phụ nữ % Trường %
thành

6-24 tháng 60,5% Có thai 52,3 nam 16,5

24-60 tháng 29.8 Không có 41,2


thai

Dưới 5 tuổi 45.3


Slide: số….
KHÁI NIỆM
• Thiếu máu là tình trạng giảm huyết sắc tố dưới mức bình thường,
biểu hiện dễ nhận thấy là da xanh, niêm mạc nhợt. Thiếu máu do
nhiều nguyên nhân như do dinh dưỡng, mất máu (xuất huyết, rong
kinh...), do tan máu...
• Tan máu là tình trạng hồng cầu vỡ quá nhanh, quá nhiều so với mức
sinh lí bình thường. Khi tan máu nhiều hoặc kéo dài, tuỷ xương
không sản xuất kịp hồng cầu mới để bù đắp, cơ thể sẽ bị thiếu máu.

Slide: số….
Phân loại

Slide: số….
Slide: số….
THIẾU MÁU THIẾU SẮT
• Theo TCYT TG, có khoảng 90% TE các nước đang pt bị
thiếu máu.
• Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến
nhất ở trẻ nhỏ. bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 6
tháng - 2 tuổi.

Slide: số….
Chuyển hóa sắt trong cơ thể
 Fe là thành phần quan trọng của huyết sắc tố (Hemoglobin-Hb)
 Fe ít 0,0005%P (3,5-4g)
 Sơ sinh 250mg Fe
 2 dạng: sắt hem và sắt không hem
 Fe hem: chứa trong Hb và enzyme, 65-75% lượng sắt hem ở HST (1g HST có
3,4mg Fe)
 Fe không hem: sắt vận chuyển và sắt dự trữ

Slide: số….
Nhu cầu sắt

• Tùy thuộc sự phát triển cơ thể và sự mất sắt, trung bình


1mg/ngày
• Bào thai: 250-300mg đề tổng hợp Hem và 150mg dự trữ
• Bú mẹ nhu cầu cao: 0,7mg/ngày
• Dậy thì nhu cầu cao hơn, thời kỳ kinh bé gái
2,4-2,8mg/ngày

Slide: số….
Hấp thu sắt
• Vị trí?
• Thiếu máu được hấp thu tại?
• Fe (3+)  Fe (2+) nhờ Pepsin
• Hấp thu sắt tăng lên khi?
• Yếu tố giảm hấp thu sắt?
• Fe sữa mẹ và Fe sữa bò ngang nhau nhưng sắt trong sữa mẹ hấp
thu tốt (49%) hơn sữa bò (10%)

Slide: số….
• Fe (3+) Fe(2+)
Hcl. Vitamin C, Pepsin

Slide: số….
VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG CƠ THỂ
• Sắt có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc
tố) - là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể.
• Hem - một trong hai thành phần chính của hemoglobin (hem và
globin) được cấu tạo từ protoporphyrin và ion sắt hóa trị hai
(Fe2+).
• Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số men oxy hóa
khử trong các tế bào và có trong myoglobin (là sắc tố hô hấp của
cơ).
Slide: số….
VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG CƠ THỂ
• Do vậy thiếu hụt sắt trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự tổng hợp hemoglobin và gây thiếu
máu do thiếu sắt. Ngoài ra thiếu sắt cũng làm ảnh hưởng
đến hoạt động chuyển hóa của tế bào do thiếu hụt các
men có chứa sắt.
• Ngược lại sự quá tải săt trong cơ thể cũng gây những
hậu quả nghiêm trọng do ứ đọng sắt ở các mô gây rối
loạn chức năng các mô và cơ quan đó.
Slide: số….
CHUYỂN HOÁ SẮT TRONG CƠ THỂ

• Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin, cần thiết cho sự
sống.
• Lượng sắt trong cơ thể rất ít: ở trẻ sơ sinh có khoảng 250 mg sắt,
ở cơ thể trưởng thành có 3,5 - 4,0 g sắt.
• Thức ăn là nguổn cung cấp sắt cho cơ thể. Sắt được hấp thu ở
toàn bộ đường tiêu hoá, đặc biệt là ở tá tràng và đoạn đầu của ruột
non.

Slide: số….
NHU CẦU SẮT TRONG CƠ THỂ

• Nhu cầu hấp thu sắt thay đổi tuỳ theo sự phát triển cơ thể:

• Trẻ 3 - 12 tháng: 0,7 mg/ngày.

• Trẻ 1 - 2 tuổi : 1 mg/ngày.

• Tuổi lớn hơn, giai đoạn dây thì: 1,8 - 2,4 mg/ngày.

• Sắt thải trừ ít theo phân, nước tiểu, mồ hôi, bong tế bào ở da,
niêm mạc, móng, chu kì kinh.

Slide: số….
NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

Cung cấp sắt thiếu


•Chế độ ăn thiếu sắt: Thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, Trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ, sinh
đôi (lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít). Có thể gặp ở trẻ mới đẻ
đặc biệt ở trẻ đẻ non, trẻ được nuôi bằng sữa bò, bột sữa (vì trong sữa có rất ít sắt), ở
trẻ này thường có suy dinh dưỡng đi kèm, thiếu thức ăn nguổn gốc động vật. Ăn kiêng ở
trẻ vị thành niên.
•Do hấp thu sắt kém: gặp ở trẻ em ỉa chảy kéo dài giảm độ toan của dạ dày (vì độ toan
của dạ dày giúp giải phóng sắt khỏi hợp chất hữu cơ, chuyển Fe+++ -> Fe++ dễ hấp
thu hơn.

Slide: số….
NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

Hấp thu sắt kém


•Hội chứng kém hấp thu; Dị dạng ở dạ dày - ruột.

•Mất sắt quá nhiều: do chảy máu từ từ, mạn tính như bị giun móc,
loét dạ dày - tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam,...
•Nhu cầu sắt cao: giai đoạn trẻ lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dây thì,
tuổi hành kinh mà cung cấp sắt không tăng.

Slide: số….
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THIẾU MÁU DO THIẾU
SẮT

• Triệu chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên có thể xảy
ra sớm từ tháng thứ 2 - 3 ở trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi.
• Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt từ từ.
• Mệt mỏi, ít hoạt động.
• Trẻ kém ăn, ngừng phát triển cân nặng, hay bị rối loạn tiêu hoá, dễ mắc
các bệnh nhiễm khuẩn.
• Các triệu chứng teo niêm mạc và gai lưỡi, khó nuốt, móng bẹt dễ gãy ít
gặp ở trẻ em.

Slide: số….
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THIẾU MÁU DO THIẾU
SẮT

• Hay gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

• Biểu hiện tim mạch nếu thiếu máu kéo dài

Slide: số….
TRIỆU CHỨNG XÉT NGHIỆM THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

• Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hồng
cầu nhỏ.
• Huyết sắc tố giảm nhiều hơn số lượng hổng cầu.
• Sắt huyết thanh giảm < 10 p.mol/l (bình thường 11 - 28 p.mol/l).
• Định lượng ferritin: nằm trong giới hạn bình thường ( 24 – 336
microgram/l)

Slide: số….
Ý nghĩa chỉ số ferritin trong máu?
• Xét nghiệm ferritin để đo lượng ferritin trong máu.
• Ferritin là một protein tế bào máu có chứa sắt. 
• Xét nghiệm ferritin sẽ giúp bác sĩ hiểu lượng sắt cơ thể được lưu
trữ được bao nhiêu.
• Nếu mức độ ferritin trong máu thấp hơn bình thường, nó cho
thấy dự trữ sắt của cơ thể thấp và có thiếu sắt.
• Nếu kiểm tra ferritin cho thấy cao hơn mức bình thường, nó có
thể chỉ ra rằng có một điều kiện gây ra cho cơ thể để lưu trữ quá
nhiều chất sắt. Nó cũng có thể chỉ điểm đến bệnh gan, viêm
khớp dạng thấp, tình trạng viêm khác hoặc cường giáp. Một số
loại ung thư cũng có thể gây ra mức độ ferritin trong máu cao.
Slide: số….
Chẩn đoán xác định

 Lâm sàng:
- xảy ra ở trẻ em 6 tháng đến 3 tuổi, tiền sử thiếu dinh
dưỡng or để non
- Da xanh, niêm mạc nhợt
- Trẻ mệt mỏi, ngừng phát triển cân nặng
 CLS
Slide: số….
Điều trị
* Điều trị thiếu sắt
•Bổ sung sắt bằng chế phẩm Fe 2+ như: Sunfat sắt (100mg chứa
20mg Fe), Gluconat sắt (100mg chứa 11mg Fe)
•Liều: 4-6mg Fe nguyên tố/kg/ngày
•Chia 2-3 lần. Uống giữa 2 bữa ăn
•Thời gian: 8-12 tuần
•Tác dụng phụ: giảm liều
•Rối loạn tiêu hóa nặng, giảm hấp thu không uống được: tiêm bắp.
Tiêm tĩnh mạch
 Thường dùng sắt Dextran 1ml (50mg Fe)

Slide: số….
Điều trị hỗ trợ
• Chỉ định truyền máu khi: thiếu máu nặng, Hb<5g/dl
• Cần nâng nhanh Hb trong trường hợp: phẫu thuật,
nhiễm trùng nặng
• Tăng hấp thu sắt: cho vitamin 0,1g cho 3-5 viên/ngày

Slide: số….
PHÒNG BỆNH THIẾU MÁU THIẾU SẮT

• Cần phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt từ sớm, ngay


từ khi trẻ ở thời kỳ bào thai.
• Những trẻ có nguy cơ như các trẻ đẻ non, sinh đôi,
trẻ dưới 3 tuổi, trẻ bị thiếu sữa mẹ.
• Thời gian có thai, cho mẹ ăn chế độ ăn giàu sắt,
các bà mẹ có thai bị thiếu máu thiếu sắt điều trị
bằng các chế phẩm sắt.

Slide: số….
PHÒNG BỆNH THIẾU MÁU THIẾU SẮT

• Giáo dục dinh dưỡng cho người mẹ nuôi con, bảo


đảm cho trẻ được bú sữa mẹ, bổ sung nước hoa
quả từ tháng thứ 2 - 3, cho ăn bổ sung thức ăn
thực vât và động vât.
• Với thức ăn có bổ sung sắt hoặc cho điều trị dự
phòng bằng chế phẩm sắt 20 mg/ngày từ tháng
thứ 2.
• Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như bệnh
giun sán, ỉa chảy, bệnh gây chảy máu mạn tính.
Slide: số….
THIẾU MÁU TAN MÁU
• Thiếu máu tan máu là loại thiếu máu do hồng cầu
vỡ quá nhanh và nhiều so với mức vỡ hồng cầu
sinh lý.
• Thiếu máu tan máu tự miễn là thiếu máu do cơ thể
tự sinh ra kháng thể kháng lại trực tiếp với kháng
nguyên hồng cầu.

Slide: số….
THIẾU MÁU HUYẾT TÁN TỰ MIỄN TIÊN PHÁT:
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
THALASSEMIA
1. Tuổi: mọi lứa tuổi,
2. Tần suất bệnh
• Tại Việt Nam, tỷ lệ mang gen bệnh ở người Kinh vào khoảng 2
- 4%, các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, tỷ lệ này rất cao:
Khoảng 22% đối với dân tộc Mường, Tày,Thái và trên 40% ở
dân tộc Êđê, Stiêng...
3. Tiên lượng
• Dưới 2 tuổi hay trên 12 tuổi tiên lượng kém.
• Trẻ lớn dễ bị mãn tính. Tỉ lệ tử vong bệnh mãn tính 10%.
Slide: số….
CƠ CHẾ
• Thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố. Huyết
sắc tố bình thường gồm hai chuỗi globin alpha và hai
chuỗi globin beta với tỉ lệ 1/1. Khi thiếu một trong hai loại
chuỗi trên sẽ làm thiếu huyết sắc tố từ đó làm thay đổi đặc
tính của hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ (gọi là tan máu).
• Quá trình tan máu (vỡ hồng cầu) diễn ra liên tục trong
suốt cuộc đời người bệnh Thalassemia, gây ra hai hậu
quả chính là thiếu máu mạn tính và ứ đọng sắt trong cơ
thể .
Slide: số….
CƠ CHẾ
• Bệnh được chia làm hai nhóm chính là Alpha
Thalassemia và Beta Thalassemia. Khi gen alpha
bị tổn thương sẽ dẫn đến thiếu chuỗi alpha globin
và gây bệnh Alpha Thalassemia, gen beta bị tổn
thương dẫn đến thiếu chuỗi beta globin và gây
bệnh Beta Thalassemia.

Slide: số….
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN BỆNH

Mức độ nhẹ (người mang gen)


•Người mang gen bệnh thường không có biểu hiện gì
đặc biệt về mặt lâm sàng.
•Chỉ vào những thời kỳ khi cơ thể có nhu cầu tăng về
máu như phụ nữ khi mang thai, kinh nguyệt nhiều...,
lúc đó mới thấy biểu hiện mệt mỏi, da xanh, nếu làm
xét nghiệm sẽ thấy lượng huyết sắc tố giảm.

Slide: số….
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN BỆNH

Mức độ trung bình


•Biểu hiện thiếu máu xuất hiện muộn hơn so với mức độ nặng, khoảng
4 - 6 tuổi trẻ mới cần phải truyền máu.
•Thiếu máu mức độ vừa hoặc nhẹ (nồng độ huyết sắc tố từ 60g/l đến
100g/l).Tuy nhiên, nếu không điều trị đầy đủ và kịp thời, người bệnh
cũng sẽ bị các biến chứng như lách to, gan to, sỏi mật, sạm da.
Đến độ tuổi trung niên sẽ có biểu hiện đái tháo đường, suy tim, xơ gan.
Nếu người bệnh được truyền máu và thải sắt đầy đủ thì có thể phát
triển bình thường và không bị các biến chứng

Slide: số….
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN BỆNH

Mức độ thiếu máu nặng


•Có thể từ ngay sau khi ra đời, thường biểu hiện rõ ràng nhất
khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi và ngày càng nặng hơn.
• Những biểu hiện thường gặp:
– Trẻ xanh xao;
– Da và củng mạc mắt vàng;
– Thường chậm phát triển thể chất;
– Có thể bị sốt, tiêu chảy hay các rối loạn tiêu hóa khác.

Slide: số….
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN BỆNH
Mức độ thiếu máu nặng
•Nếu được truyền máu đầy đủ, trẻ có thể vẫn phát triển bình thường đến
khoảng 10 tuổi.
•Sau 10 tuổi, trẻ có biểu hiện của biến chứng do tăng sinh hồng cầu và do ứ
đọng sắt quá nhiều trong cơ thể như:
– Biến dạng xương: hộp sọ to, bướu trán, bướu đỉnh, hai gò má cao, mũi tẹt, răng cửa
hàm trên vẩu, loãng xương là trẻ rất dễ bị gãy xương;
– Da sạm xỉn, củng mạc mắt vàng
– Lách to, gan to
– Sỏi mật;
– Dậy thì muộn: nữ đến 15 tuổi chưa có kinh nguyệt...;
– Chậm phát triển thể lực.
– Ngoài 20 tuổi, bệnh nhân thường có thêm các biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim,
đái tháo đường, xơ gan...
Slide: số….
Slide: số….
CƠ CHẾ DI TRUYỀN CỦA BỆNH THIẾU MÁU TAN MÁU

Slide: số….
Slide: số….
Slide: số….
CẬN LÂM SÀNG
• Máu ngoại biên:
• Hb giảm.
• SLBạch cầu: bình thường hoặc giảm.
• SL tiểu cầu bình thường
• Hồng cầu lưới tăng, có HC lưới ra máu ngoại vi.
• Bilirubin toàn phần và gián tiếp tăng.
• Nước tiểu:
• Urobilinogen dương tính, Hb niệu có thể dương tính
nếu tan máu trong mạch.
Slide: số….
THIẾU MÁU TAN MÁU THỂ CẤP

• Ít xảy ra ở trẻ <1 năm.


• Bệnh đột ngột.
• Thiếu máu.
• Vàng da, củng mạc mắt vàng.
• Lách to nhanh hoặc không to.
• Có thể đái Hb niệu.

Slide: số….
THIẾU MÁU TAN MÁU THỂ MẠN

• Bệnh kéo dài, cơn tan máu tiếp tục, tái diễn nhiều
tháng, nhiều năm.
• Hội chứng thiếu máu
• Lách to.
• Gan to
• Bộ mặt huyết tán

Slide: số….
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
• Điều trị thiếu máu: Truyền hồng cầu khi bệnh nhân có
thiếu máu (huyết sắc tố <80g/l). Để phòng và xử trí các tác
dụng không mong muốn có thể xảy ra do truyền máu, người
bệnh cần phải được theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện.
• Truyền HC khi Hb< 80g/l (8g/dl)
• Lượng truyền hồng cầu: 15ml/kg/đợt. 3-4 tuần/đợt
• Truyền 100ml hc ứ 50g Fe
• Điều trị ứ sắt: Thải sắt bằng thuốc tiêm hoặc uống. Nên bắt
đầu thải sắt khi trẻ được 3 tuổi hoặc sau khi đã truyền 20
đơn vị máu, điều trị thải sắt cả đời.

Slide: số….
• THẢI SẮT:
1. Loại tiêm: Desferal ống 500mg (TB), 25-30mg/kg/đợt
2. Uống: chế phẩm Kelfer 0,25 hoặc 0,5g. Liều dùng: 25-
75mg/kg, uông 2/3 lần
3. Điều trị hỗ trợ:
- Acid folic 5mg/kg/ ngày
- Vitamin E: 400 đơn vị, 1 viên/ngày. Có tác dụng chống oxy
hóa, bảo vệ tế bào
- Vitamin C: uống sau 2 tuấn thải sắt.

Slide: số….
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
• Cắt lách: Chỉ khi truyền máu ít hiệu quả hoặc lách to quá
gây đau ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
• Ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy): Áp dụng với bệnh
nhân bị bệnh mức độ nặng, là phương pháp tiên tiến nhất
hiện nay có thể chữa khỏi bệnh. Tại Việt Nam, một số bệnh
viện lớn đầu ngành có thể thực hiện điều trị bằng phương
pháp này như Viện Huyết học - Truyền máu TW, Viện Nhi
TW, BV Truyền máu - Huyết học TP HCM. Hạn chế của
phương pháp này khó tìm được người cho tế bào gốc phù
hợp.

Slide: số….
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
• Khoảng cách giữa các lần điều trị dài hay ngắn là
tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Với mức độ
nặng, bệnh nhân cần được điều trị định kỳ hàng
tháng.

Slide: số….
CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU

Slide: số….
Máu toàn phần
• Là máu tĩnh mạch lấy với dung
dịch chống đông
• Chứa tất cả các thành phần của
máu
• Chỉ định: mất máu khối lượng
lớn > 30% V máu
• Sau 24h, tiểu cầu và 1 số yto
đông máu (V, VIII) giảm.
• Bảo quản: 35 ngày ở 2-6 độ C
Slide: số….
Hồng cầu khối

• Là thành phần thu được bằng cách loại bỏ


huyết tương từ máu toàn phần
• Chỉ định: Giảm Hgb. Mỗi đơn vị khối hồng
cầu chuẩn có khả năng làm tăng nồng
độ hemoglobin (Hb) lên thêm 10 g/lít
hoặc tăng hematocrit lên thêm 3%. Cơ
thể được cung cấp đầy đủ oxygen khi
lượng Hb = 70 g/lít. Không chỉ định
truyền khối HC khi lượng Hb = 100 g/lít.

Slide: số….
Hồng cầu rửa
• Là HC được rửa trong dung dịch
đẳng trương
• Loại bỏ hầu hết huyết tương, BC,
TC
• Chỉ định: Tan máu miễn dịch có
hoạt hóa bổ thể (gặp ko nhiều), BN
mẫn cảm với huyết tương
• Phải đc truyền trong 24h vì nguy
cơ nhiễm VK trong qtr rửa

Slide: số….
Hồng cầu đông lạnh

• Là khối HC để đông lạnh trong


vòng 7 ngày sau khi lấy máu
• Không có protein, BC, TC
• Giá thành rất cao vì có thêm chất
bảo vệ HC, giữ đc trong 10 năm
• Chỉ định: BN nhóm máu hiếm hoặc
BN ghép cơ quan (làm giảm nguy
cơ tx với kháng nguyên

Slide: số….
Khối tiểu cầu

• Được lấy từ máu toàn


phần mới lấy
• Bảo quản: 5 ngày ở 20 –
24 độ C, lắc liên tục
bằng máy
• Chỉ định: BN giảm TC,
nguy cơ xuất huyết
Slide: số….
Huyết tương
• Là huyết tương tách từ máu toàn phần
• Có các yếu tố đông máu và tạo máu
• Bảo quản: 5 năm ở -18 độ C
• Chỉ định: rối loạn đông máu do thiếu
nhiều yếu tố đông máu
• Huyết tương giàu TC giúp kích thích
knang hồi phục tự nhiên, phục hồi TB
tổn thương, đtri đau hiệu quả
Slide: số….
THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH
• Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng các thành phần glucid, protid, lipid, vitamin và
khoáng chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
• Tránh nhiễm trùng: Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đảm
bảo an toàn thực phẩm...
• Tập thể dục thường xuyên, các bài thể dục phù hợp theo lứa tuổi và tình trạng
bệnh.
• Tiêm phòng các vaccin phòng bệnh như: Cảm cúm, Rubella, viêm não, viêm phổi,
viêm gan B (đặc biệt cần thiết với những bệnh nhân bị cắt lách).
• Để giữ cho xương vững chắc, nên bổ sung calci, kẽm và vitamin D.
• Tránh quá tải sắt: Không tự uống các thuốc có chứa sắt, hạn chế thức ăn có chứa
hàm lượng sắt cao như thịt bò, rau có màu xanh đậm. Nên uống nước chè tươi
hàng ngày sau ăn để làm giảm hấp thu sắt.
• Nếu bị sốt hoặc có triệu chứng nhiễm trùng đến viện khám ngay mặc dù chưa đến
lịch hẹn khám lại

Slide: số….
Case study
• Bệnh nhân nam 08 tuổi có tiền sử khỏe mạnh, tiền sử bản thân và gia đình không có gì đặc
biệt. Nay bệnh nhi được bố mẹ đưa đến viện vì dạo gần đây trẻ có biểu hiện mệt mỏi nhất là
khi trẻ tập thể dục và leo cầu thang.
• Khám hiện tại: trẻ tỉnh, tiếp xúc tốt. Da xanh nhợt nhạt, móng tay có dấu hiệu lõm hình thìa.
Dấu hiệu sinh tồn: mạch 120 lần/phút, nhịp thở 35 lần/phút, HA 90/60mmHg, nhiệt độ 370C.
Trẻ ít vận động, ngủ ít (7 tiếng/ngày), hay kêu đau đầu hoa mắt chóng mặt.
• Dinh dưỡng: ở nhà trẻ có thói quen ăn đồ lạnh, trẻ hay ăn những đồ ăn chế biến sẵn nên bố
mẹ luôn đáp ứng theo sở thích của trẻ và để sẵn trong tủ lạnh. Bố mẹ rất lo lắng về bệnh
của con và không biết phải chăm sóc con như thế nào để phù hợp với bệnh của con.
• Kết quả xét nghiệm: Hồng cầu (RBC) 4 x 1012/l; Hemoglobin (Hb) 100g/l, Hct 32%, bạch
cầu (WBC) 8000/mm3. Nhóm thuốc đã dùng: Vitamin B12, acid folic, men tiêu hóa.
• Câu hỏi:
1. Liệt kê các vấn đề chăm sóc và đưa ra các chẩn đoán chăm sóc trên bệnh nhân?
2. Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân trên?

Slide: số….
Slide: số….

You might also like