You are on page 1of 20

BỆNH THIẾU MÁU

HOÁ SINH LÂM SÀNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN
MÔN HÓA SINH LÂM SÀNG

BÀI THỰC HÀNH


NHÓM 1: 07 học viên
Nguyễn Bá Tuấn Hoàng Kim Lương
Lương Thị Thu Vũ Thị Khánh Huyền
Lương Văn Tú Nông Văn Sơn
Lương Văn Nhàn

LỚP: CK I – K28
CHUYÊN NGÀNH: Dược lý – Dược lâm sàng
NỘI DUNG THỰC HÀNH

THẢO LUẬN CA LÂM SÀNG


Một bệnh nhân nữ 35 tuổi, cân nặng 55
kg, chiều cao 1,62m, nhập viện với lý do mệt
mỏi, chóng mặt, đau bụng vùng thượng vị.
Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, tá tràng 5
năm nay; lần này dùng esomeprazole 40mg để
điều trị đã 3 ngày nhưng không đỡ, bệnh nhân
vào viện.
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
* Công thức máu:
Số lượng hồng cầu 3,5 T/l, Hb 8 g/l,
HCT 27%, MCV 75 fl, MCH 23 pg,
MCHC 30%.),
* Sinh hoá máu:
+ Sắt huyết thanh: 40 µg/dl,
+ Ferritin 9 ng/ml,
+ TIBC 450 g/dl,
Các chỉ số sinh hóa khác bình thường.
YÊU CẦU

Bệnh nhân này nên bổ sung loại sắt


nào, tại sao? Tính liều lượng thuốc cần
bổ sung?
BỆNH THIẾU MÁU

Thiếu máu là tình trạng giảm


hemoglobin (HGB) trong máu của
người bệnh so với người cùng
giới, cùng lứa tuổi và cùng điều
kiện sống, gây ra các biểu hiện
thiếu oxy ở các mô và tổ chức của
cơ thể.
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng
thiếu máu xảy ra do cơ thể không
đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng
cầu.
THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng bệnh


lý rất phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng
miền, tuy nhiên gặp tỷ lệ cao nhiều ở các
nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
và ở cả hai giới nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ
và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.
THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
NGUYÊN NHÂN

1. Không cung cấp đủ nhu cầu sắt


• Do tăng nhu cầu: tuổi dậy thì,
có thai, kinh nguyệt, cho con
bú…
• Do chế độ ăn không đủ
• Do giảm hấp thu như viêm loét
dạ dày, cắt đoạn dạ dày ruột
THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
NGUYÊN NHÂN
2. Mất sắt do mất máu mạn tính
- Chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu.
- Mất máu do kinh nguyệt nhiều, do phẫu thuật, chấn
thương,…
- Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố
kịch phát ban đêm

3. Rối loạn chuyển hóa


sắt bẩm sinh
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG

CÔNG THỨC MÁU


 Số lượng hồng cầu 3,5
T/l,
 Hgb: 8g/dL (14-18)
• HCT : 27% (40-44%)
• MCV: 75 fl(80-94)
• MCH: 23 pg (27-31)
• MCHC: 30% (33-37%)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG

HOÁ SINH MÁU


• Sắt huyết thanh:
• 40 μg/dL (50- 160)
• Ferritin:
• 9 ng/mL (15 – 200)
• TIBC:
• 450g/dL (250 – 450 mcg/dl)
* Các xét nghiệm
sinh hoá khác bình
thường
THẢO LUẬN

CHẨN ĐOÁN
Dựa vào lâm sàng, xét nghiệm:
- Tổng phân tích tế bào máu: Thiếu máu hồng cầu nhỏ
nhược sắc.
- Sinh hóa máu: Ferritin huyết thanh < 30ng/mL và
hoặc độ bão hòa transferrin < 30%.
Chẩn đoán nguyên nhân:
Dựa vào lâm sàng, các xét nghiệm để chẩn đoán
nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt là do giảm cung cấp
sắt hay mất sắt do mất máu hoặc do các nguyên nhân
phối hợp.
SƠ ĐỒ VẬN CHUYỂN SẮT TRONG CƠ THỂ
SẮT VÔ CƠ TRONG DẠNG SẮT FERROU (Fe2+)

Mặc dù cơ thể sử dụng có thể sử dụng cả sắt


ferrou (sắt 2+) và sắt ferric (sắt 3+) nhưng dạng sắt đã
khử (sắt 2+) dễ đi vào ruột và hấp thu tốt hơn. Với liều 30
mg, lượng sắt ferrou hấp thụ lớn hơn gấp 3 lần so với
cùng một lượng sắt ở dạng ferric.
SẮT VÔ CƠ TRONG DẠNG SẮT FERROU (Fe2+)

Sắt được hấp thụ tốt nhất khi đói. Tuy nhiên, uống
sắt lúc đói có xu hướng gây kích ứng dạ dày ( bệnh nhân
có tiền sử loét dạ dày tá tràng). Các tác dụng phụ không
mong muốn trên đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn
nôn, khó chịu vùng bụng trên rốn, chướng bụng, ợ chua,
tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh nhân được yêu cầu uống
sắt với bữa ăn thay vì lúc bụng đói. Tuy nhiên, điều này
làm giảm mạnh khả năng hấp thụ sắt.
Sắt thường được uống 3 lần/ ngày tùy thuộc vào
mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu và khả năng
chịu đựng của bệnh nhân, liều sắt nguyên tố hàng ngày
được khuyến nghị là 50-100 mg ba lần mỗi ngày cho
người lớn.
SẮT HỮU CƠ

Sắt hữu cơ là dạng muối sắt có cấu trúc gồm phân


tử sắt kết hợp với gốc muối hữu cơ (amin, fumarat,
gluconat, polymaltose).
Sắt hữu cơ được chia thành sắt II hữu cơ (amin, fumarat,
gluconat) và sắt III hữu cơ (sắt polymaltose).
SẮT HỮU CƠ

Sắt hữu cơ có nhiều ưu điểm về mặt bào chế và


rất dễ hấp thu, đồng thời hạn chế tối đa hiện tượng lắng
đọng sắt tại đường tiêu hóa. Sắt hữu cơ có tính an toàn
và hiệu quả cao. Thông thường, sắt vô cơ thường có
nồng độ pH thấp nên dễ gây ra các tác dụng phụ đối với
dạ dày. Ngoài ra, nó còn gây ra nhiều tác dụng phụ tới cơ
quan tiêu hóa, khiến các cơ quan tổn thương nặng nề.
Sắt hữu cơ vô cùng an toàn bởi sau khi uống, sắt được
chuyển hóa và hấp thụ tại ruột non sau đó đào thải
lượng dư thừa ra khỏi hệ tiêu hóa một cách dễ dàng.
Liều lượng: 18mg hàng ngày. Uống sau ăn sáng 02 giờ
SẮT HỮU CƠ

Sắt II hữu cơ : Sắt II amin


+ Khả năng hấp thu: Hấp thu nhanh. Không bị giảm hấp
thu bởi thức ăn và pH trong hệ tiêu hoá.
+ Hiệu quả cao, an toàn
THỰC PHẨM BỔ SUNG

Ngoài việc bổ sung sắt và điều chỉnh liều lượng tùy thuộc vào
khả năng hấp thu của người bệnh, cần bổ sung sắt qua chế độ ăn
uống. Gan, thận, thịt bò, trái cây sấy, đậu Hà Lan khô, quả hạnh
nhân, rau lá màu xanh đậm và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên
hạt, bánh nướng xốp, ngũ cốc và thanh dinh dưỡng là một trong
những thực phẩm có hàm lượng sắt cao nhất.
THANK
YOU

You might also like