You are on page 1of 14

ÔN TẬP THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1

BÀI 1: DUNG DỊCH ĐỆM


- Dung dịch đệm là dung dịch có pH thay đổi không đáng kể khi thêm một lượng nhỏ acid hoặc
base vào dung dịch đó. Ngoài ra, pH của dd đệm thay đổi không đáng kể khi được pha loãng.
- Dung dịch đệm gồm một acid yếu và một base liên hợp của nó (muối của acid này và base) hoặc
một base yếu và acid liên hợp của nó (muối của base này và acid).
- Base liên hợp có tính base yếu; acid liên hợp có tính aicd yếu.
- pH=pKa + log (base/acid); Ka là hằng số phân ly của acid; pKa= -logKa
Một số hệ đệm:
Tên hệ đệm Acid yếu/Base yếu Base liên hợp/Acid liên hợp
Sodium acetate CH3COOH CH3COONa
Sodium phosphate NaH2PO4 Na2HPO4
Bicarbonate H2CO3 NaHCO3
Ammonium NH3 NH4Cl
* Ứng dụng của dd đệm
- Tạo môi trường phản ứng cho các enzyme.
- Để ngăn chặn tác dụng gây ngứa của NaOH trong một số sản phẩm.
- Dd dưỡng da cho trẻ có đệm pH=5,5, giúp da chống được vi khuẩn và nổi mẫn ngứa.
- Được sử dụng trong công nghiệp dược, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt. Đệm PBS (Phosphate buffer
saline) được sử dụng phổ biến.
* Câu hỏi tự học
1. Trong các hệ đệm sau đây, hệ nào là hệ tốt nhất cho đệm có pH=7.
a) H3PO4/NaH2PO4 (Ka = 7,5 x 10-3)
b) NaH2PO4/Na2HPO4 (Ka = 6,2 x 10-8)
c) Na2HPO4/Na3PO4 (Ka = 3,6 x 10-13)
Đáp án: b) NaH2PO4/Na2HPO4 (Ka = 6,2 x 10-8)
a) pH= -log[7,5 x 10-3]= 2,1
b) pH= -log[6,2 x 10-8]= 7,2
c) pH= -log[3,6 x 10-13]= 12,4
2) Mối liên hệ giữa acid và base liên hợp của nó hoặc giữa base và acid liên hợp của nó?
Đáp án:
Mối liên hệ giữa acid và base liên hợp của nó
Chúng là phản ứng thuận nghịch, xảy ra 2 chiều. Khi ta nhỏ một lượng nhỏ acid vào dd đệm thì
H+ trong dd acid mà ta đã nhỏ vào sẽ tác dụng với với base liên hợp sẽ tạo ra acid còn khi ta nhỏ
một lượng nhỏ base vào dd đệm thì OH- trong dd base mà ta đã nhỏ vào sẽ tác dụng acid để tạo
ra base liên hợp.
3) Kết hợp nào sau đây tạo được dung dịch đệm. Giải thích.
a) 50 mL HCl 1,0 M + 50 mL NaCl 1,0 M
b) 25 mL HNO2 0,5 M + 50 mL NaNO2 1,0 M
c) 25 mL HNO2 1,0 M + 25 mL NaCl 1,0 M
Đáp án: b) 25 mL HNO2 0,5 M + 50 mL NaNO2 1,0 M
Giải thích:
a) Không thể bởi vì HCl là một acid mạnh, khi nhỏ một lượng nhỏ acid hoặc base thì pH trong
dung dịch đệm sẽ bị thay đổi đáng kể.
b) Có thể vì HNO2 là 1 acid yếu và NaNO2 là một base liên hợp của acid HNO2 nên khi nhỏ acid
hoặc base thì pH trong dung dịch đệm sẽ bị thay đổi không đáng kể.
c) Không thể bởi vì NaCl là một muối của acid mạnh và base mạnh, khi nhỏ một lượng nhỏ acid
hoặc base thì pH trong dung dịch đệm sẽ bị thay đổi đáng kể.
BÀI 2 & 3: KÍNH HIỂN VI QUANG HOC VÀ CÁCH SỬ DỤNG
+ CẤU TẠO TẾ BÀO
A. BÀI 2: KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH SỬ DỤNG
- Kính hiển vi quang học là thiết bị không thể thiếu đối với phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh
học, cho phép quan sát trong giới hạn của nó các vật thể rất nhỏ, là công cụ đắc lực để ghi nhận
các kết quả thí nghiệm cũng như quan sát mô tả.
- Một số loại kính hiển vi: kính hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi đồng tiêu điểm, kính hiển vi
điện tử… với nhiều ứng dụng và thao tác rất phức tạp.
- Một kính hiển vi gồm có 2 phần: Các bộ phận quang học và các bộ phận cơ học.
1.Cấu tạo kính hiển vi:
a. Các bộ phận quang học:
- Thị kính, vật kính, tụ quang: để tập trung ánh sáng vào vật;
- Hệ thống đèn chiếu sáng hoặc gương phản quang.
- Các vật kính sử dụng trong kính hiển vi quang học có độ phóng đại x10, x20, x40, x60, x90, và
x100.
- Thị kính thường có độ phóng đại x10 hoặc x15.
Vì vậy độ phóng đại của mẫu vật = độ phóng đại của vật kính x độ phóng đại của thị kính .
b. Các bộ phận cơ học
- Chân kính
- Trụ mang ống kính
- Bàn kính (bàn mang mẫu vật)
- Các ốc điều chỉnh sơ cấp (ốc chỉnh thô)
- Các ốc điều chỉnh vi cấp (ốc chỉnh tinh): để điều chỉnh rõ nét ảnh của vật.
2. Cách sử dụng:
Để bảo vệ kính hiển vi và tiêu bản, khi dùng kính phải thận trọng, vặn ốc phải từ từ, nhẹ nhàng
và tiến hành theo các thứ tự sau:
a. Cắm điện, bật công tắc. Nhìn vào thị kính, điều chỉnh nguồn sáng điện chiếu để ánh sáng đều
thị trường.
b. Bao giờ cũng xem mẫu vật ở vật kính nhỏ (x10) trước.
c. Đặt tiêu bản lên bàn kính và kẹp vào thước kẹp tiêu bản, điều chỉnh mẫu vật vào đúng tâm
nguồn sáng.
d. Nhìn dưới kính mang vật (lame), vặn nhẹ ốc thứ cấp xuống đến khi đầu vật kính 10 sắp sửa
chạm lame.
e. Sau đó nhìn vào thị kính, vặn nhẹ ống thứ cấp lên đến khi nhìn thấy rõ hình ảnh mẫu vật. (Nếu
chưa rõ chi tiết vặn nhẹ ốc vi cấp để thấy rõ).
f. Muốn xem ở độ phóng đại lớn hơn thì đưa phần muốn xem vào giữa thị trường. Nhìn bên ngoài
lame, vặn đầu xoay chuyển sang vật kính lớn (x40) sao cho không đụng lame là được. Khoảng
cách giữa vật kính lớn với lame rất nhỏ, do đó chỉ vặn nhích nhẹ ốc thứ cấp lên hoặc chỉ dùng ốc
vi cấp để chỉnh cho thấy rõ.
g. Khi sử dụng vật kính có độ phóng đại x90, x100, người ta sử dụng vật kính dầu, để giảm sự
tán sắc của ánh sáng khi đi qua lame và lamelle để vào vật kính.
3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng kính hiển vi:
- Không sờ vào các thấu kính. Khi thấu kính bẩn lau nhẹ bằng vải bông mềm, sạch và tránh làm
xước thấu kính.
- Khi quan sát, cần thường xuyên nhấp nháy ốc vi cấp để thấy được đầy đủ các mặt phẳng khác
nhau của vi phẫu.
- Ốc vi cấp chuyển động được cả 2 chiều, mỗi chiều ít nhất được hai vòng. Nếu đang vặn mà
thấy bị kẹt cứng thì phải dừng ngay và quay theo chiều ngược lại. Tuyệt đối không dùng sức mạnh
để vặn tiếp, vì sẽ làm hỏng bộ phận này. Trong trường hợp đó, phải dùng ốc thứ cấp để nâng hay
hạ mâm kính cho phù hợp rồi mới điều chỉnh ốc vi cấp cho rõ nét.
- Ảnh thấy trong kính hiển vi luôn ngược chiều với vật quan sát. Vì vậy, để cho hình ảnh trong
kính thuận chiều, dễ quan sát thì khi đặt tiêu bản lên mâm kính phải để tiêu bản ngược với
chiều muốn có, khi di chuyển tiêu bản trên mâm kính cũng phải di chuyển theo hướng ngược
chiều với chiều mình mong muốn.
- Nên mở cả hai mắt khi quan sát. Mắt trái nhìn vào kính, mắt phải nhìn vào giấy vẽ đặt bên
phải kính (ngược lại nếu thuận tay trái). Như thế ta có thể vừa quan sát vừa vẽ mà không cần
di chuyển thân mình.
- Ở độ phóng đại càng lớn thì cần ánh sáng càng nhiều.
* Câu hỏi tự học
1. Nếu bạn di chuyển tiêu bản chậm về phía tay phải thì hình ảnh thấy được sẽ di chuyển theo
hướng nào?
Đáp án: Hình ảnh thấy được sẽ di chuyển theo hướng về phía tay trái.
2. Hình ảnh nhìn thấy có phải ngược với tiêu bản không?
Đáp án: Ảnh thấy trong kính hiển vi luôn ngược chiều với vật quan sát
3. Khoảng cách giữa tiêu bản và vật kính ở vật kính x40 như thế nào so với khoảng cách giữa tiêu
bản và vật kính ở vật kính x10?
Đáp án: Khoảng cách giữa tiêu bản và vật kính ở vật kính x40 nhỏ hơn so với khoảng cách giữa
tiêu bản và vật kính ở vật kính x10
BÀI 3: CẤU TRÚC TẾ BÀO
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của đa số sinh vật (trừ những dạng sống tiền tế bào chẳng
hạn như virus). Những sinh vật đơn bào như vi khuẩn, cơ thể chỉ gồm một tế bào. Các sinh vật đa
bào cấu tạo từ nhiều tế bào.
1. Vi khuẩn lam Arthrospira platensis
- Thuộc Cyanobacterium, vi khuẩn quang tự dưỡng, Gram âm, di động.
- Sống trong môi trường kiềm có pH từ 9 – 11, có nồng độ muối cao.
- Có hình xoắn, phân chia theo kiểu trực phân. Các tế bào phân chia và dính với nhau tạo cấu
trúc sợi (trichome). Chiều rộng của các sợi trichome thay đổi từ 6 - 12 μm.
2. Tảo Chlorella
- Thuộc ngành Tảo lục (Chlorophyta).
- Là một loại sinh vật đơn bào, nhân chuẩn, hiển vi.
- Mỗi một tế bào chứa một lục lạp, thường là hình chén. Tế bào phân chia thành 2, 4, 8 hoặc 16.
Chúng tập hợp thành từng nhóm trong một vách chung.
3. Sự chuyển động của dòng nguyên sinh chất trong tế bào lá Hydrilla:
- Nguyên sinh chất trong tế bào luân chuyển để giúp việc chuyên chở các chất hòa tan được mau
lẹ hơn, tạo thành dòng nguyên sinh.
- Nguyên sinh chất chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
4. Paramecium
- Đại diện của lớp Ciliatea
- Được sử dụng rộng rãi trong các thí nghiệm sinh học.
- Sống trong các môi trường nước đọng, nước có rơm rạ, cỏ khô và ăn các vi khuẩn.
- Cơ thể hình thon dài; màng tế bào có các tiêm mao luôn luôn cử động giúp cho sinh vật có thể
di chuyển dễ dàng trong nước.
- Ngoài màng có vị trí lõm vào là miệng hay gọi là vi khẩu. Trong tế bào chất có các loại không
bào: không bào tiêu hóa ở rải rác trong cơ thể và không bào co rút nằm ở hai cực của cơ thể.
-Trong nội chất có 2 loại nhân: nhân lớn có nhiệm vụ trong sự dinh dưỡng và nhân nhỏ có nhiệm
vụ sinh dục.
* Câu hỏi tự học
1. Bào quan nào được nhìn thấy rõ nhất ở mỗi tiêu bản quan sát?
Đáp án: Nhân của tế bào
2. Trong quá trình thực hiện tiêu bản tế bào xoang miệng, lugol được sử dụng nhằm mục đích
gì?
Đáp án: Dùng để nhuộm tế bào xoang miệng, giúp chúng ta dễ dàng quan sát dưới kính hiển vi
BÀI 4: SỰ THẨM THẤU
- Là sự di chuyển của nước qua màng thấm chọn lọc từ chỗ có nồng độ chất tan thấp hơn đến
chỗ có nồng độ chất tan cao hơn.
- Tính rắn chắc của tế bào thực vật nhờ vào vách tế bào; ngoài ra còn phụ thuộc vào áp suất thẩm
thấu của không bào và nồng độ dịch tế bào.
- Trong dung dịch ưu trương, không bào chứa dịch tế bào là dung dịch nhược trương sẽ bị mất
nước, nên co lại, màng tế bào tách khỏi vách, ta có hiện tượng co nguyên sinh.
- Trong dung dịch nhược trương, nước sẽ di chuyển vào tế bào làm tế bào chất dãn ra, không
bào to dần, ta có hiện tượng hồi nguyên sinh.
- Hiện tượng tế bào trương nước là hiện tượng mà nước tiếp tục vào không bào làm áp suất thẩm
thấu của không bào tăng lên, màng tế bào trở nên căng cứng.
* Sự thẩm thấu trong tế bào hồng cầu.
- Tế bào hồng cầu không có vách tế bào
- Tế bào hồng cầu chỉ cho nước, đường, và anion thấm qua, nhưng ít thấm với cation.
Chất điện phân (chủ yếu là NaCl) là nguyên nhân chủ yếu tạo ra áp suất thẩm thấu (P) trong
hồng cầu. P của huyết tương và P của hồng cầu tương quan cân bằng nhau
- Trong dung dịch ưu trương, một phần nước trong hồng cầu đi qua màng tế bào ra ngoài, do đó
hồng cầu co lại.
- Trong dung dịch đẳng trương, hồng cầu được bảo toàn hình dạng và số lượng (dung dịch sinh
lý 0,9% NaCl).
- Trong dung dịch nhược trương, các hồng cầu sẽ thay đổi kích thước vì nước từ dung dịch vào
hồng cầu làm hồng cầu phồng lên nếu:
+ Trong dung dịch ít nhược trương thì tất cả hồng cầu phồng lên, song không vỡ.
+ Trong dung dịch nhược trương tương đối lớn hơn, hồng cầu phồng lên và một số hồng cầu bị
phá hủy làm cho huyết cầu tố (Hemoglobin) tan ra và hòa trong dung dịch diễn ra sự tiêu
máu thẩm thấu (hay gọi là huyết tiêu). Trong trường hợp này gọi là sự tiêu máu không hoàn toàn
.
+ Trong dung dịch nhược trương mạnh: tất cả các hồng cầu hoàn toàn bị phá hủy: gọi là sự tiêu
máu hoàn toàn.
Câu hỏi tự học
1. Mô tả và giải thích hiện tượng co nguyên sinh và hồi nguyên sinh ở tế bào lá lẻ bạn.
Đáp án:
Hiện tượng co nguyên sinh
Mô tả: khi ta nhỏ nước muối chứa NaCl vào tế bào lá lẻ bạn thì không bào chứa dịch tế bào bị
mất nước, nguyên sinh chất của tế bào bị co lại, tách dần ra khỏi thành tế bào, các khí khổng cũng
đóng lại.
Giải thích: Nước muối là dung dịch ưu trương, khi nhỏ vào tế bào thì nồng độ NaCl bên ngoài
cao (thế nước bên ngoài thấp) hơn bên trong tế bào do đó nước từ bên trong tế bào sẽ bị hút ra
khỏi tế bào.
Hiện tượng hồi nguyên sinh
Mô tả: khi ta rút hết nước muối và nhỏ vào đó là nước cất thì không bào to dần, nguyên sinh chất
của tế bào căng phồng lên, dính sát vào thành tế bào, các khí khổng cũng dần mở ra.
Giải thích: Nước cất là dung dịch nhược trương, khi nhỏ vào tế bào thì nồng độ nước bên ngoài
thấp (thế nước bên ngoài cao) hơn bên trong tế bào do đó nước từ bên ngoài tế bào sẽ bị hút vào
bên trong tế bào tế bào.
2. Hiện tượng gì xảy ra khi đặt tế bào hồng cầu vào nước cất?
Đáp án: Các hồng cầu sẽ thay đổi kích thước vì nước từ dung dịch vào hồng cầu làm hồng cầu
phồng lên nếu:
+ Trong dung dịch ít nhược trương thì tất cả hồng cầu phồng lên, song không vỡ.
+ Trong dung dịch nhược trương tương đối lớn hơn, hồng cầu phồng lên và một số hồng cầu bị
phá hủy làm cho huyết cầu tố (Hemoglobin) tan ra và hòa trong dung dịch diễn ra sự tiêu
máu thẩm thấu.
+ Trong dung dịch nhược trương mạnh: tất cả các hồng cầu hoàn toàn bị phá hủy
3. Dung dịch muối NaCl 5% và nước cất là môi trương ưu trương hay nhược trương đối với tế
bào thực vật và tế bào động vật?
Đáp án:
Ở tế bào thực vật
- Dung dịch muối NaCl 5% là môi trường ưu trương
- Nước cất là môi trường nhược trương nhưng khi màng tế bào trở nên căng cứng thì không bị
vỡ.
Ở tế bào động vật
- Dung dịch muối NaCl 5% là môi trường ưu trương
- Nước cất là môi trường nhược trương
BÀI 5: THÀNH PHẦN HỮU CƠ CỦA TẾ BÀO
1. Protid
- Phản ứng Biuret đặc trưng cho liên kết peptid (– CO – NH –):
- Các chất có chứa từ 2 liên kết peptid trở lên (3 acid amin liên kết) đều có phản ứng Biuret.
- Trong môi trường kiềm mạnh, các liên kết peptid phản ứng với CuSO 4 tạo thành phức chất
màu. Màu của phản ứng phụ thuộc vào lượng Cu và số lượng các liên kết peptid trong phân tử
chất tham gia phản ứng.
2. Hydratcarbon
a. Tinh bột:
- Tinh bột là polysaccharide tiêu biểu, dự trữ chủ yếu trong thực vật.
- Thường chiếm tỷ lệ khá cao từ 60%-80% cũng tồn tại trong thân lá nhưng chỉ một phần nhỏ.
- Tích tụ trong tế bào thực vật với các hình thái khác nhau như hình cầu, bầu dục, đa giác, với
các kích thước khác nhau từ 0,02 - 0,12 mm.
* Phản ứng của tinh bột với dung dịch lugol: khi tác dụng với iod, tinh bột cho màu xanh đen
đặc trưng.
* Khi thủy giải tinh bột bằng enzyme hoặc acid, sản phẩm thủy giải một phần cho màu đỏ nâu
với dung dịch lugol, và sản phẩm thủy giải hoàn toàn (glucose) không tạo phản ứng màu với dd
lugol.
b. Cellulose
- Là polysaccharide phổ biến nhất trong thực vật, nó là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu tạo
của màng tế bào và thành tế bào thực vật.
- Có thể thủy phân cellulose bởi acid sulfuric đậm đặc tạo thành glucose, hoặc ở mức độ nhẹ thì
thu được cellobiose.
3. Lipid:
- Trong các hột có dầu, ngoài protein và tinh bột thì lipid cũng thường được tích tụ nhiều để
cung cấp năng lượng cho sự phát triển của phôi thành cây con.
- Trong tế bào lipid có thể ở nhiều dạng: triglycerid (mỡ, dầu), phospholipid, glycolipid, steroid.
- Dễ quan sát là những giọt dầu trong tế bào các loại mô dự trữ ở thực vật (thí dụ: hột có dầu).
Câu hỏi tự học
1. Amino acid cho phản ứng âm tính hay dương tính với các dung dịch sau: biuret, lugol?
Đáp án: Cho phản ứng âm tính vì amino acid chỉ là đơn phân của protein nên không phản ứng
với dd biuret. Còn lugol thì amino acid cũng không phản ứng.
2. Đặc trưng của phản ứng Biuret là gì? Phản ứng Biuret xảy ra trong điều kiện môi trường
nào?
Đáp án:
Đặc trưng của phản ứng Biuret là liên kết peptid.
Phản ứng Biuret xảy ra trong điều kiện môi trường là phải từ 2 liên kết peptid trở lên (3 amino
acid liên kết với nhau).
3. Tinh bột bị thủy giải trong điều kiện nào? Phản ứng nào đặc trưng để nhận biết tinh bột?
Đáp án:
Tinh bột bị thủy giải trong điều kiện bằng enzyme hoặc acid.
Phản ứng đặc trưng để nhận biết tinh bột là phản ứng với lugol (Iot).
BÀI 6. HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME
- Enzyme là những chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, hiệu suất xúc tác lớn hơn tất cả
các chất xúc tác hữu cơ và vô cơ khác.
- Hoạt động của phần lớn enzyme dễ dàng bị biến đổi dưới tác dụng của các yếu tố hóa lý như
nhiệt, pH, các ion kim loại và nhiều chất khác, các yếu tố này làm tăng hoặc giảm hoạt tính của
enzyme.
- Amylase là enzyme thủy phân tinh bột thành glucose.
- Trong môi trường có I2 KI (thuốc thử Lugol), sẽ tạo màu xanh dương với tinh bột, hay tạo màu
đỏ với dextrin có được từ sự thủy phân tinh bột. Điều này sẽ chứng minh tác dụng của amylase.
Câu hỏi tự học
1. Hãy so sánh hoạt tính của chất xúc tác vô cơ và chất xúc tác hữu cơ? Enzyme là gì? Các điều
kiện ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme?
Đáp án:
So sánh hoạt tính của chất xúc tác vô cơ và chất xúc tác hữu cơ
Giống nhau:
- Tăng tốc độ của phản ứng
- Không bị biến đổi sau phản ứng
Khác nhau:
- Chất xúc tác vô cơ:
+ Có thể hoạt động ở nhiệt độ cao
+ Thời gian tác động lâu hơn
+ Bản chất là hợp chất vô cơ
- Chất xúc tác hữu cơ:
+ Chỉ hoạt động ở nhiệt độ bình thường.
+ Thời gian tác động cho các phản ứng sinh hóa nhanh hơn
+ Bản chất là các hợp chất hữu cơ
Enzyme là những chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, hiệu suất xúc tác lớn hơn tất cả
các chất xúc tác hữu cơ và vô cơ khác.
Các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme là nhiệt độ, pH, các ion kim loại và
các chất khác => làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzyme.
2. Hãy viết phương trình phản ứng Biuret và phản ứng Trome? Cho biết sự giống nhau và khác
nhau giữa 2 phản ứng này (cơ chất, sản phẩm, điều kiện phản ứng) ?
Đáp án:
Phản ứng Biuret
Protein + NaOH + CuSO4  tạo phức màu tím
Phản ứng Trome
Tinh bột bị Amylase cắt thành đường Glucose
C6H12O6 + CuSO4 + NaOH  tạo kết tủa đỏ gạch
Phản ứng Biuret Phản ứng Trome
Giống nhau Đều sử dụng dd NaOH có chứa CuSO4
Cơ chất: Tinh bột Cơ chất: Glucose
Khác nhau Sản phẩm: phức màu tím Sản phẩm: kết tủa đỏ gạch (Cu2O)
Điều kiện: không cần nhiệt độ Điều kiện: đun cách thủy

BÀI 7: HÔ HẤP TẾ BÀO


- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm đơn giản hơn, giải phóng
năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- Ở sinh vật, có 3 hình thức thu năng lượng chính: hô hấp hiếu khí, hô hấp yếm khí và lên men. -
Hô hấp hiếu khí cần có oxy, biến glucose thành CO 2 và H2O.
- Ở một số trường hợp, nếu không có ôxy hoặc không cung cấp đủ ôxy thì xảy ra hiện tượng lên
men và tế bào chỉ phân giải một phần của phân tử glucose, khi đó thường tạo ra các sản phẩm
như acid lactic, rượu v.v….
- Tất cả các sinh vật eukaryote đều hô hấp hiếu khí, nhưng nấm men có thể tồn tại trong thời gian
dài khi không có ôxy nhờ quá trình lên men, các sinh vật khác chỉ có thể chịu được sự thiếu ôxy
tạm thời.
- Đối với một số loài vi khuẩn thì ôxy là chất độc và chỉ có thể sống được trong các điều kiện
kỵ khí (vi khuẩn kỵ khí bắt buộc) nhờ quá trình hô hấp yếm khí.
- Dựa trên việc xác định lượng CO2 tạo thành, ta có thể phân biệt được quá trình hô hấp hiếu khí
và lên men ở nấm men.
2 ATP + 2CO2 + 2C2H5OH  6CO2 + 6H2O + 38 ATP
- Quá trình hô hấp ở thực vật cũng được xác định dựa trên cơ sở phản ứng giữa CO 2 và Ba(OH)2.
Qua lượng Ba(OH)2 dùng để phản ứng với CO2, suy ra lượng CO2 được giải phóng trong hô hấp.
Ba(OH)2 + CO2  BaCO3 + H2O
- Cường độ hô hấp được tính theo lượng CO 2 được giải phóng ra, trên đơn vị khối lượng mẫu,
trong 1 đơn vị thời gian: mgCO2/gram mẫu/giờ.
Câu hỏi tự học
Trong thí nghiệm xác định cường độ hô hấp ở một mẫu thực vật theo phương pháp Boysen-jensen,
một sinh viên thu được kết quả như sau:
Thể tích acid dùng để chuẩn độ ở hai lọ là: 19 ml và 18 ml
a) Hai thể tích trên tương ứng với hai lọ nào (lọ chứa mẫu thực vật chết và lọ chứa mẫu thực vật
sống).
Đáp án:
- Thể tích của lọ chứa mẫu vật chết: 19 ml
- Thể tích của lọ chứa mẫu vật sống: 18 ml
b) Chất chỉ thị màu được sử dụng trong thí nghiệm này là gì? Giải thích?
Đáp án:
Chất chỉ thị màu được sử dụng: phenolphtalein.
Giải thích: Khi cây trong sinh ra lượng khí CO2 trong quá trình hô hấp, để được lượng khí CO2
thì ta phải cho lượng CO2 đi qua bình chứa Ba(OH)2 để trung hòa lượng khí CO2, còn lượng dd
Ba(OH)2 còn dư thì được ta nhỏ 1 ít phenolphtalein thì dd chuyển sang hồng. Do đó, khi ta muốn
trung hòa thì ta nhỏ axit trong ống chuẩn độ từ từ dd đến khi màu hồng biến mất.
c) Một sinh viên khác thu được kết quả như sau: thể tích acid dùng để chuẩn độ ở hai lọ là: 21 ml
và 22ml. Hãy nhận định kết quả và giải thích nguyên nhân?
Đáp án:
- Kết quả trên là đã làm sai. Bởi lượng dd Ba(OH)2 được sử dụng để trung hòa lượng khí CO2 đã
là 20ml, khi đã trung hòa bởi lượng acid thì lượng Ba(OH)2 dư không thể nào quá 20ml được
- Giải thích nguyên nhân: Do bạn có thể đã không trung hòa lượng khí CO 2 trong quá trình hô hấp
mà bạn đã nhỏ acid vào để trung hòa dd Ba(OH)2 hoặc là bạn đã nhỏ lượng acid quá nhanh vào
dd Ba(OH)2 mà không để ý dd đã bị mất màu hồng
BÀI 8. PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM
I. GIỚI THIỆU INTERPHASE VÀ MITOSIS
- Mitosis là một tiến trình phân chia nhiễm sắc thể và phân bào xảy ra ở các tế bào eukaryote, tạo
ra 2 tế bào con từ một tế bào ban đầu. Các tế bào con giống hệt nhau và giống tế bào bố mẹ. -
Mitosis diễn ra 4 phase: prophase, metaphase, anaphase và telophase.
- Interphase không phải là một phần của mitosis, tiến trình mitosis chỉ xảy ra một giai đoạn rất
ngắn trong chu trình tế bào trong khi interphase là một phase rất dài, đây là giai đoạn chuẩn bị
cho quá trình phân chia tế bào. Interphase gồm 3 giai đoạn G1, S và G2.
- Interphase: Tế bào thực hiện các hoạt động trao đổi chất và chuẩn bị cho tiến trình mitosis. Các
nhiễm sắc thể không quan sát rõ ràng trong nhân chất, nhưng có thể quan sát rất rõ hạch nhân.
Tế bào có thể chứa một cặp trung thể.
MITOSIS
- Prophase: Chất nhiễm sắc trong nhân bắt đầu đóng xoắn và co ngắn thành các nhiễm sắc thể và
có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học. Hai trung tử được tạo thành do quá trình nhân
đôi của trung thể tách nhau ra và tiến về hai cực của tế bào, thoi vô sắc được hình thành giữa hai
trung tử. Hạch nhân và màng nhân tiêu biến.
- Metaphase: Thoi vô sắc bắt đầu được hoàn chỉnh. Nhiễm sắc thể kép đóng xoắn và co ngắn cực
đại, trở thành dạng điển hình đặc trưng cho từng loài. Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng
dọc trên mặt phẳng xích đạo.
- Anaphase: Hai chromatid trong từng nhiễm sắc thể kép dưới tác động co rút của thoi phân bào
tách nhau ra tại tâm động tạo thành 2 NST đơn phân ly về hai cực của tế bào. 2n nhiễm sắc thể
kép trở thành 2n nhiễm sắc thể đơn ở cực tế bào.
- Telophase: Màng nhân và hạch nhân xuất hiện trở lại, xuất hiện hai nhân. Tế bào chất phân chia
tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ. Nhiễm sắc thể bắt đầu dãn xoắn.
Câu hỏi tự học
1. Nêu các đặc điểm đặc trưng của các kỳ trong chu trình tế bào?
Đáp án:
Interphase: Tế bào thực hiện các hoạt động trao đổi chất và chuẩn bị cho tiến trình mitosis. Quan
sát rõ ràng trong nhân chất, rất rõ hạch nhân, có thể chứa một cặp trung thể.
Prophase: Chất nhiễm sắc trong nhân bắt đầu đóng xoắn và co ngắn thành các NST. Hai trung tử
tách nhau ra và tiến về hai cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành giữa hai trung tử. Hạch nhân và
màng nhân tiêu biến
Metaphase: NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại. Các NST kép xép thành 1 hàng trên mặt
phẳng xích đạo.
Anaphase: Hai chromatid trong NST tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn và phân ly về
hai cực của tế bào.
Telophase: Màng nhân và hạch nhân xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia tạo ra 2 tế bào con
và NST bắt đầu dãn xoắn.
2. NST ở kỳ nào trong chu trình tế bào có hình ảnh rõ nhất khi quan sát dưới KHV?
Đáp án: NST ở kỳ giữa (Metaphase) trong chu trình tế bào có hình ảnh rõ nhất khi quan sát dưới
KHV
3. Nhân con được nhìn thấy ở kỳ nào của chu trình tế bào; Trong tiêu bản của bạn, nhân con bắt
màu gì? Tại sao?
Đáp án:
Nhân con được nhìn thấy ở kỳ trung gian của chu trình tế bào.
Trong tiêu bản của bạn, nhân con bắt màu trắng .Vì tế bào được nhuộm màu hồng, chất nhuộm
đó chỉ bắt màu với DNA còn RNA sẽ không bắt màu. Khi quan sát dưới kính hiển vi, vì vùng
chứa DNA (hạch nhân) sẽ có những chấm màu hồng xung quanh một vùng màu trắng, đó là RNA
(nhân con).
Bài 9: ĐA DẠNG VI SINH VẬT
- Vi sinh vật là những sinh vật hiển vi, chúng phân bố ở khắp nơi với mật độ có mức biến động
lớn. Đặc tính của quần thể vi sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện sống của chúng.
- Vi sinh vật tuy rất đơn giản về hình thái nhưng lại bao gồm các nhóm có đặc điểm sinh lý khác
biệt nhau rất xa (hiếu khí, kỵ khí, tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh, ký sinh, cộng sinh …). *Lưu ý
rằng: người ta không xếp virus vào giới vi sinh vật. Chúng chỉ có kết cấu đại phân tử, không có
cấu tạo tế bào, thường được gọi là hạt virus, nhưng virus là một trong những lĩnh vực nghiên cứu
thuộc vi sinh vật học.
1. Vi khuẩn.
- Vi khuẩn có ở hầu hết mọi nơi.
- Chúng đa dạng về hình dạng: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn và có nhiều màu sắc
khác nhau. Chúng có thể đứng riêng rẽ hoặc xếp với nhau thành từng đôi, từng chuỗi hay từng
chùm.
- Vi khuẩn sinh sản bằng cách trực phân. Tốc độ sinh sản của vi khuẩn tùy thuộc vào hoàn cảnh
sống và giống loại. Trong điều kiện tốt, trung bình từ 20 – 30 phút thì vi khuẩn phân chia một lần.
2. Xạ khuẩn.
- Thuộc nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria) phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên.
- Chúng có khuẩn lạc khô và đa số có dạng hình phóng xạ (actino-) nhưng khuẩn thể lại có dạng
sợi phân nhánh như nấm (myces).
- Xạ khuẩn có nhiều nét khác với nấm nhưng giống vi khuẩn.
Vi khuẩn Xạ khuẩn
Điểm giống nhau - Đều có giai đoạn đơn bào và giai đoạn đa bào
- Nhân
- Không có màng nhân và tiểu hạch
- Vách tế bào không chứa cellulose hoặc kitin
- Phân chia tế bào
- Xạ khuẩn không có giới tính (không có tế bào đực cái).
- Hoại sinh và ký sinh.
3. Nấm men
- Thuộc nhóm nhân thực (Eukarya), đơn bào,
- Nảy chồi là cách sinh sản vô tính điển hình của nấm men. Sinh sản hữu tính bằng bào tử túi.
- Có một số nấm men khi phát triển trong những điều kiện thiếu oxy có thể tạo thành những tế
bào dài, xếp nối tiếp nhau, được gọi là khuẩn ty (mycelium).
- Khuẩn ty thật là các tế bào dạng sợi có vách ngăn, khuẩn ty giả là các tế bào dạng sợi không
có vách ngăn.
4. Nấm mốc.
- Thuộc nhóm nhân thực (Eukarya), sợi có hay không có vách ngăn.
- Sợi nấm thường là một ống hình trụ dài có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy loài. Chiều dài của
sợi nấm có thể dài tới vài chục cm.
- Sinh sản dưới 2 hình thức: sinh sản vô tính bằng đoạn sợi nấm phát triển dài ra hoặc phân nhánh
và sinh sản bằng các loại bào tử không qua giảm phân. Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành 2
loại giao tử đực và cái.
5. Nấm quả thể (nấm lớn)
- Cơ quan sinh dưỡng là các sợi tơ nhỏ li ti (3- 10 m) bện vào nhau thành hệ sợi tơ (khuẩn ty thể).
Quả thể (tai nấm) là cơ quan sinh bào tử.
- Nấm quả thể có 2 dạng: nấm ăn được và nấm độc
- Được chia thành: nấm hoại sinh, ký sinh hay cộng sinh.
1. Tại sao người ta thường nhuộm màu tế bào vi sinh vật trước khi quan sát hình thái?
Đáp án: Người ta thường nhuộm màu tế bào vi sinh vật trước khi quan sát hình thái vì khi qua
quan sát dưới kính hiển vi thì ta sẽ dễ quan sát hình dạng, cấu trúc, điểm đặc trưng của mỗi mẫu
vật, giúp dễ phân biệt với các mẫu vật khác.
Bài 10: ĐA DẠNG THỰC VẬT
1. Rong (tảo)
- Cơ thể của rong rất đơn giản gọi là tản.
- Không có mô dẫn truyền nên không có rễ thân lá thật.
- Ngoài ra chúng còn sinh sản hữu tính bằng tử phòng.
- Hầu hết rong sống trong môi trường nước.
- Chúng có màu sắc khác nhau tùy theo loài (lục, vàng, nâu, đỏ) nhưng trong cơ thể luôn có diệp
lục tố nên là sinh vật quang tự dưỡng.
a. Nhóm tảo đỏ (Ngành Rhodophyta)
- Không có mô dẫn truyền.
- Tản: đơn bào hay đa bào.
- Màu sắc: đỏ
- Sống ở nước ngọt hoặc nước mặn.
b. Nhóm tảo nâu (Ngành Heterokontophyta)
- Không có mô dẫn truyền.
- Tản: đa bào.
- Màu sắc: vàng đến nâu
- Sống ở biển.
c. Nhóm tảo lục (Ngành Chlorophyta)
- Vách tế bào có cellulose.
- Không có mô dẫn truyền.
- Tản: đơn bào hay đa bào.
- Màu sắc: xanh lục
- Sống ở nước ngọt, lợ, mặn
2. Dương xỉ.
- Rễ, thân, lá thật
- Đại diệp
- Sinh sản bằng bào tử
- Túi bào tử tập trung thành nang quầng ở mặt dưới.
3. Hột kín
a. Lớp Hai lá mầm
- Gân lá lông chim tạo mạng.
- Có hoa, sinh sản bằng hột.
- Hột nằm trong trái.
- Rễ, thân, lá thật.
b. Lớp Một lá mầm
- Gân lá song song.
- Có hoa, sinh sản bằng hột.
- Hột nằm trong trái.
- Rễ, thân, lá thật.
4. Xác định chính xác dạng quả.
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH QUẢ THẬT HAY QUẢ GIẢ
1. Quả thật: quả do bầu noãn, chứa hột bên trong.
2. Quả giả (accessory fruit): quả không do bầu noãn, không chứa hột bên trong.
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH QUẢ ĐƠN, QUẢ TỤ HAY QUẢ KÉP
1. Quả đơn (simple fruit): quả do 1 bầu noãn duy nhất của 1 hoa .
2. Quả tụ (aggregate fruit): nhiều bầu noãn của cùng 1 hoa, các trái con này ở gần nhau và có
thể kết hợp lại với nhau. Ví dụ: dâu tây (Fragaria sp.), mãng cầu.
3. Quả kép (multiple fruit): nhiều bầu noãn của nhiều hoa kết hợp lại. Ví dụ: thơm, nhàu.
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC LOẠI QUẢ
1. Quả mập: Là quả có một trong ba phần của quả bì (ngoại quả bì, trung quả bì, nội quả bì)
mềm, phù to ra, chứa chất dự trữ. Quả mập gồm phì quả (bao gồm quả có múi) và quả nhân cứng.
a. Phì quả:
- Vỏ quả phù to,
- Vỏ trong mỏng,
- Vỏ trong mềm,
- Chứa chất di dưỡng
Ví dụ: Bí đao, bí rợ, dưa leo, trứng cá, chuối; quách, nho, mận, quýt, bưởi.
b. Quả nhân cứng:
- Vỏ quả phù to,
- Vỏ trong dày,
- Vỏ trong cứng,
- Chứa chất di dưỡng
Ví dụ: dừa có sọ dừa (nội quả bì, nhân) tròn, dày và rất cứng; cóc; cà na, xoài.
2. Quả khô (Dry fruit): Vỏ quả không phù to, cứng.
2.1. Quả khô bất khai (indehiscent fruit): Khi chín, quả bì không tự nứt, không tự mở ra
a. Bế quả (Achene hay akene):
- Quả khô,
- Không tự nứt,
- Hột gắn vào trái ở một vị trí,
- Lắc kêu.
Ví dụ: Sen, Ấu, Dẻ, Họ Cúc
b. Dĩnh quả (Grain):
- Quả khô,
- Không tự nứt,
- Hột gắn chặt vào trái,
- Lắc không kêu.
VD: Lúa, Bắp.
c. Quả cánh (Samara):
- Quả khô,
- Không tự nứt,
- Có phụ bộ như cánh.
- Phát tán nhờ gió
Ví dụ: Dầu, Chưn bầu.
2.2. Quả khô tự khai (dehiscent fruit): Khi chín, các quả tự nứt để phát tán hột.
a. Mang nang (follicle):
- Quả khô,
- Tự nứt,
- Tự nứt theo một đường,
- Tạo 1 mảnh
Ví dụ: Trôm (Sterculia), Đại hồi (Illicium).
b. Quả đậu (legume):
- Quả khô,
- Tự nứt,
- Tự nứt theo 2 đường.
- Tạo 2 mảnh.
Vd: Một số quả đậu (đậu phộng, ô môi)
c. Nang chẻ vách ( Septicidal Capsules):
- Quả khô,
- Tự nứt,
- Tạo nhiều mảnh,
- Mảnh không có vách ngăn
Ví dụ: Thuốc lá,
d. Nang mở lưng (Loculicidal Capsules)
- Quả khô,
- Tự nứt,
- Tạo nhiều mảnh,
- Mảnh có vách ngăn.
VD: Sầu riêng, bằng lăng.

4. Xác định rễ thân lá và hiện tượng hoá củ.


- Thân: hình trụ, có đốt, có lóng, có chồi nách.
- Rễ: hình trụ, không đốt, không lóng, không chồi nách.
- Lá: dẹp, không đốt, không lóng, không chồi nách.
- Khi hóa củ, phù to chứa chất dự trữ.
Câu hỏi tự học:
1. Nêu các đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của các mẫu quan sát.
2. Nhận định về chiều hướng tiến hóa của các mẫu vật quan sát.

You might also like