You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VI SINH - HÓA SINH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG

ThS. NGUYỄN NHƯ NGỌC

HỌ VÀ TÊN: NÔNG KIM NGOAN

MSV: 1353010528

LỚP: L03.TH2

Năm 2015
MỞ ĐẦU

THỰC HÀNH HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG

1. Mục đích:
- Thông qua các bài thực hành giúp sinh viên củng cố, hệ thống hoá phần kiến thức
lý thuyết đã được học trên lớp môn học “Hóa Sinh Học”.

- Thông qua thực hiện các bài thực tập cụ thể tại phòng thí nghiệm Hóa sinh giúp
sinh viên bước đầu làm quen, nắm được các nguyên lý và được thực hiện một số
phương pháp hóa sinh thường được dùng trong các phòng thí nghiệm, như: định
tính các hợp chất của cơ thể (Protein; axit amin; Lipid; Saccarit; Vitamin...) và
định lượng các hợp chất đó...

- Tăng cường kỹ năng nghiên cứu và làm thực nghiệm của sinh viên chuyên ngành
Công nghệ sinh học.

2. Yêu cầu:
2.1. Kiến thức và kỹ năng

- Qua các bài thực hành, sinh viên phải nắm được các nội dung cơ bản của môn
học Hóa Sinh Học.
+ Hiểu và nắm được nguyên lý hoạt động của các loại máy móc, thiết bị và các
dụng cụ cần thiết sử dụng trong phòng thí nghiệm hóa sinh: máy ly tâm, máy đo
pH, , cân điện tử, cân phân tích, pipet mant, ống đong, cốc đong định mức, bình
định mức, bếp từ, bể ổn nhiệt...
+ Hiểu và nắm được vai trò, nguyên tắc và cách sử dụng, bảo quản các loại hóa
chất dùng trong phòng thí nghiệm hóa sinh: axit, kiềm, muối, hợp chất hữu cơ bay
hơi...
- Thông qua thực hiện các nội dung cụ thể, sinh viên phải có kỹ năng thực hiện:
+ Sử dụng và thực hiện thành thạo các thao tác sử dụng các loại máy móc, thiết bị
và các dụng cụ cần thiết dùng trong phòng thí nghiệm hóa sinh: máy ly tâm, máy
đo pH, , cân điện tử, cân phân tích, pipet mant, ống đong, cốc đong định mức,
bình định mức, bếp từ, bể ổn nhiệt...
+ Thực hiện được các tính toán chính xác khối lượng các hóa chất cần thiết để pha
dung dịch chuẩn và dung dịch đệm thường được sử dụng trong thí nghiệm hóa
sinh.
+ Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh tính chất, định tính các hợp chất:
Protein; axit amin; Saccarit; Lipid; Vitamin...
- Thực hiện được các thí nghiệm định tính các hợp chất: Protein; Saccarit...
2.2. Thái độ.

- Chấp hành tốt nội quy, quy định của Nhà trường; nội quy của phòng thí nghiệm
Hóa sinh thuộc Trung tâm Giống & Công nghệ sinh học.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung thực hành và đạt kết quả cao.

2.3. Kết quả.

Sau mỗi bài thực hành, mỗi sinh viên phải tự thu thập số liệu từ kết quả thu được.

Cuối cùng mỗi sinh viên phải viết báo cáo kết quả thực hành của tất cả các nội
dung.
BÀI 1: TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN – AXIT AMIN

I. Tính chất của Protein


I.1. Tính chất keo của dung dịch Protein
Dung dịch protein là keo ưa nước, chúng bền vững là nhờ màng nước bao
quanh phân tử. Các yếu tố vật lý hay hóa học có khả năng tác dụng lên phá hủy
màng nước xung quanh phân tử protein sẽ ảnh hưởng đến protein có thể làm chúng
kết tủa

Kết tủa có thể là thuận nghịch hoặc không thuận nghịch. Ứng dụng các
phương pháp kết tủa thuận nghịch protein để tách protein và enzym ở dạng tinh
khiết

a. Kết tủa bằng muối trung tính

Muối trung tính làm trung hòa điện và làm loại đi lớp vỏ nước của phân tử
keo protein làm chúng kết tủa. Protein khác nhau kết tủa ở nồng độ muối khác
nhau

a. Hóa chất:
Lòng trắng trứng không pha loãng; (NH4)2SO4 bão hòa; NaCl bão hòa, tinh thể
(NH4)2SO4

b. Dụng cụ, thiết bị:


Ống nghiệm, pipet; giấy lọc, cân kỹ thuật

c. Tiến hành:
- Cho vào ống nghiệm 2ml lòng trắng trứng
- Thêm vào 2ml (NH4)2SO4 bão hòa, lắc đều
→ Kết quả:Thu được một kết tủa trắng dẻo (1). Kết tủa này là Globumin
- Để yên 5 phút, lọc thu dịch lọc sang ống nghiệm khác
- Cho vào dịch lọc 2-3 gam tinh thể (NH4)2SO4 , lắc đều
→ Kết quả: Thu được kết tủa thứ hai màu trắng bông, hơi đặc và có tính
dẻo kém (2). Kết tủa này là Albumin
- Cho các kết tủa 1 và 2 vào 2 ống nghiệm khác
- Thêm vào mỗi ống 2 – 3 ml nước cất, lắc đều
→ Kết Quả: Kết tủa tan hết tạo dung dịch keo
- Giải thích kết quả:
Dung dịch protein là keo ưa nước, chúng bền vững là nhờ màng nước bao
quanh phân tử. Các phân tử keo có kích thước lớn, không đi qua màng bán
thấm. Do trên bề mặt phân tử protein có các nhóm phân cực, khi hào vào nước
cac phân tử nước lưỡng cực được hấp thụ bởi các nhóm này tạo thành màng
nước bao quanh phân tử protein gọi là các lớp vỏ hidrat. Khi có mặt của các tác
nhân vật lý hay hóa học màng nước bao quanh bị phá vỡ làm trung hòa các diện
tích sẽ ảnh hưởng đến protein có thể làm chúng kết tủa. Sự kêt tủa này có thể
thuận nghịch hoặc không thuận nghịch tùy thuộc vào bản chất của yếu tố gây
kết tủa, thời gian và điều kiện phản ứng.
Dưới tác động của nhân tố gây kết tủa protein sẽ trở lại trạnh thái ban đầu tạo
thành dung dịch keo bền như trước. Đó là hiện tượng kết tủa thuận nghịch hay
mất khả năng tạo thành dung dịch keo. Các nhân tố gây kết tủa thuận nghịch
protein là: muối trung tính, kim loại kiềm, kiềm thổ, các dung môi hữu cơ,...
Muối (NH4)2SO4 là một loại muối trung tính (nhân tố gây kết tủa thuận
nghịch) vừa làm trung hòa điện vừa làm loại đi lớp vỏ nước của phân tử keo
protein làm chúng kết tủa. Các protein khác nhau kết tủa ở nồng độ khác nhau.
Lòng trắng trứng chứa hai loại protein chính: Albumin vafGlubulin người ta
dùng muối (NH4)2SO4 có độ bão hòa khác nhau để tách riêng hai loại đó.
Albumin bị kết tủa ở nồng độ muối (NH4)2SO4 khóa cao khoảng 70% - 100%.
Glubulin bị kết tủa ở nồng độ muối (NH4)2SO4 bán bão hòa. Do đó khi thêm
5ml (NH4)2SO4 ta thu được kết tủa Albumin.
Còn sau khi cho hai kết tủa tác dụng với nước, kết tủa tan ra tạo thành dung
dịch keo là do muối trung tính (NH4)2SO4 là tác nhân thuận nghịch nên khi ta
loại bỏ tác nhân này thì proteitnlaij trở lại trạng thái ban đầu..
I.2. Kết tủa protein bằng muối kim loại nặng

Những muối kim loại nặng (Cu2+; Fe3+; Pb2+...) tác dụng với protein tạo thành
kết tủa không tan. Nhưng nếu dư muối, kết tủa lại tan do những phần tử keo hấp
thụ ion kim loại nặng, trở nên tích điện. Ion có hóa trị càng cao, kết tủa càng dễ tan
trở lại.

a. Hóa chất:
Dung dịch lòng trắng trứng 5%; FeCl3 5%; (chì axetat [(CH3COO)2Pb] 5%);
CuSO4 5%.

b. Dụng cụ, thiết bị:


ống nghiệm; đũa thủy tinh

c. Tiến hành:
- Lấy 3 ống nghiệm sạch, khô
- Cho vào mỗi ống 2ml dung dịch lòng trắng trứng 5%
- Thêm vào ống I: 1 giọt dung dịch FeCl3 5%
ống II: 1 giọt chì axetat 5%

ống III: 1 giọt CuSO4 5%.

- Quan sát kỹ, sau đó cho thêm vào lượng muối kim loại tương ứng vào từng
ống
- So sánh sự hòa tan kết tủa ở các ống

d. Kết quả và giải thích


- Kết Quả:→ Khi cho thêm 1 giọt muối vào các ống nghiệm
+ Ống I tạo thành kết tủa có màu đỏ cam
+ Ống II tạo thành kết tủa có màu trắng sữa
+ Ống III tạo thành kết tủa có màu xanh nhạt
→ Khi cho thêm dung dịch muối để kết tủa tan
+ Ống I mất 6 giọt để kết tủa tan
+ Ống II mất 27 giọt
+ Ống III mất 25 giọt

- Giải thích:

Những kim loại nặng (Cu2+; Fe3+; Pb2+...) tác dụng với protein tạo thành kết
tủa vì các ion kim loại này làm phá vỡ màng nước bao quanh phân tử protein và
trung hòa điện tích. Muối kim loại nặng tạo kết tủa và làm biến tính protein do
sự phá hủy sâu sắc cấu trúc bậc 2,3 của phân tử protein. Nhưng nếu thừa các ion
kim loại nặng kết tủa lại bị tan ra do phân tử keo hấp thụ các ion kim loại nặng
và trở thành trạng thái tích điện. Ion có hóa trị càng cao kết tủa càng dễ tan trở
lại. Mặc dù protein tan nhưng bị bến tính hoàn toàn.

Ứng dụng: khả năng tạo kết tủa không tan của protein với các muối kim loại
nặng được sử dụng trong những trường hợp bị ngộ độc muối của Cu; Pb; Fe;...
khi cơ thể chưa hấp thu protein thì sữa, trứng thường được dùng để giải độc.
BÀI 2: Các phản ứng màu của protein, axit amin

I. Phản ứng biure

Là phản ứng đặc trưng của liên kết peptit. Trong môi trường kiềm, các hợp chất
có chứa từ 2 liên kết peptit trở lên có thể phản ứng với CuSO4 tạo phức chất màu
xanh tím, tím hoặc tím đỏ tùy thuộc số lượng liên kết peptit nhiều hay ít

Phản ứng:

Phản ứng Biure thường được ứng dụng để định lượng protein.

a. Hóa chất:
Dung dịch lòng trắng trứng 5%; ure tinh thể; NaOH10%; CuSO4 1%

b. Dụng cụ, thiết bị:


ống nghiệm; đèn cồn; pipet

c. Tiến hành:
 Phản ứng với biure:
- Cho vào ống nghiệm khô 1 ít tinh thể ure
- Đun trên ngọn lửa yếu để ure nóng chảy, đến khi cứng lại thì ngừng đun
- Để ống nguội, thêm vào 2ml NaOH 10%, lắc cho tan
- Thêm vài giọt CuSO4 1%, quan sát màu
→ Kết quả: thu được dung dịch có màu tím hồng

→ Giải thích: khi đun nóng 2 phân tử ure kết hợp lại tạo thành Biure làm xuất
hiện liên kết peptit: – CO – NH phản ứng Biure là phản ứng dặc trưng của liên
kết peptit. Trong môi trường kiềm, Biure kết hợp với CuSO4 cho phức muối Cu
có màu tím hồng
Ta có phương trình:

• Phản ứng với Protein

- Cho vào ống nghiệm 3ml dung dịch lòng trắng trứng 5%
- Thêm vào 1ml NaOH 10% và 1-2 giọt dung dịch CuSO4 1%, lắc kỹ
→ Kết quả: Thu được dung dịch có màu tím.
→ Giải thích: trong dung dịch lòng trắng trứng có những liên kết peptit – CO –
NH – nên cũng cho phản ứng biure tạo phức chất muối Cu với poly peptit có
màu tím.
Các polypeptit chất phức màu Biure

 Kết Luận :
Phản ứng biure là phản ứng đặc trưng của liên kết peptit. Trong môi trường kiềm,
các hợp chất có chứa từ hai liên kết peptit trở lên có thể phản ứng với CuSO4 tạo
phức chất màu xanh tím, tím hoặc tím đỏ tùy thuộc số lượng liên kết peptit nhiều
hay ít. Phản ứng biure được sử dụng rộng rãi để phát hiện và định lượng protein.

II. Phản ứng xantoprotein của axit amin vòng

Các axit amin vòng: phenylalanin; tirozin; triptophan...khi tác dụng với HNO3
đặc tạo dẫn xuất nitro màu vàng. Khi thêm dung dịch kiềm vào sẽ tạo thành muối
có màu da cam. Các axit amin không vòng, protein không chứa axit amin vòng
không cho phản ứng này.

a. Hóa chất
Dung dịch lòng trắng trứng 5%; dung dịch gelatin 1%; HNO3 đặc; NH4OH đặc

b. Dụng cụ, thiết bị


ống nghiệm, tủ hút, bếp từ, nồi inox, pipet

c. Tiến hành:
- Lấy 2 ống nghiệm sạch, khô, đánh dấu
- Cho vào ống I: 3ml lòng trắng trứng 5%
- Cho vào ống II: 3ml gelatin 1%
- Thêm vào mỗi ống nghiệm 1ml HNO3 đặc
- Đun sôi cách thủy hỗn hợp phản ứng 1 phút
- Làm nguội, thêm từ từ vài giọt NH4OH đặc
→ Kết quả:
+ Ống 1: khi đun dung dịch có màu vàng của dẫn xuất nitro. Khi thêm kiềm
NH4OH sản phẩm này chuyển thành muối có màu vàng da cam đặc trưng.
+ Ống 2: Gelatin không có axit amin nhân thơm nên phản ứng không xảy ra.
→ Giải Thích: khi cho HNO3 vào protein lòng trắng trứng, các axit amin nhân
thơm có trong protein lòng trắng trứng sẽ bị nitro hóa nhân thơm tạo dẫn xuất
nitro có màu vàng.
Ta có phương trình phả ứng sau:

H H
H2N – C – COOH H 2N - C – COOH

CH2 CH 2

to
+ 2HNO 2 + H 2O

O 2N NO2
OH OH

(Tirozin) (Dinitrotirozin màu vàng)

H H
H2N – C – COOH H 2N - C – COOH

CH2 CH 2

O2N NO2 O 2N N – OH
OH O
O
(Dinitrotirozin màu vàng) (Thể quiroit của
Dinitrotirozin )
H H
H2N – C – COOH H2N - C – COOH

CH2 CH 2

+ NH4OH

O 2N N – OH O 2N N – ONH4
O O
O O
(Thể quiroit của Dinitrotirozin ) (Muối amoni của Dinitrotirozin có cấu
tạo quirroit vàng da cam )

→ Kết Luận: Phản ứng xantoprotein là phản ứng đặc trưng để phát hiện axit
amin nhân thơm. Các axit amin nhân thơm: phenylalanin; tirozin; triptophan;...
khi tác dụng với HNO3 đặc tạo ra dẫn xuất nitro màu vàng. Khi thêm dung dịch
kiềm vào sẽ tạo thành muối có màu da cam.

III. Phản ứng của axit amin chứa lưu huỳnh (phản ứng Folia)

Các axit amin chứa lưu huỳnh như: xistein; xistin; metionin... dưới tác dụng của
kiềm bị phân hủy tạo thành natri sunfua

RSH + 2 NaOH Na2S + ROH + H2O

Thêm chì axetat vào Na2S sẽ phản ứng tạo thành kết tủa nâu đen của chì sunfua
(PbS)

Na2S + Pb(CH3COO)2 = 2 (CH3COO)Na + PbS


a. Hóa chất:
Dung dịch lòng trắng trứng 1%; NaOH 10%; đồng axetat 1%; Xistein 1%;

b. Dụng cụ, thiết bị:


ống nghiệm; pipet; bếp từ, nồi inox

c. Tiến hành:
- Lấy 3 ống nghiệm khô, sạch
- Cho vào ống I: 2ml nước cất
- Cho vào ống II: 2ml lòng trắng trứng 1%
- Cho vào ống III: 2ml Xistein 1%
- Cho vào mỗi ống 2ml NaOH 10%
- Đun sôi 3 phút
- Lắc đều, thêm vào vài giọt Cu(CH3COO)2 1%
- Quan sát sự tạo thành kết tủa, giải thích.

d. Kết qua và giải thích:


→Kết quả:
- Ống I: Không có hiện tượng xảy ra
- Ống II và III: trong ốn nghiệm xuất hiện những kết tủa màu xám, đen, lơ lửng
trong dung dịch.
→ Giải thích: trong protein lòng trắng trứng có chứa cá axit amin có lưu huỳnh
như: xistein, xistin. Khi đun nóng với kiềm dư và muối chì thì sẽ tạo kết tủa chì
sunfua lơ lửng trong dung dịch.
Ta có các phương trình phản ứng:

SH OH

CH2 CH2

H2N – C – COOH + 2NaOH H2N – C – COOH + NA2S + H2O + NaOH dư


H H

Pb(CH3COO)2 + 2NaOH 2CH3COONa + Pb(OH)2 + NaOH dư


Pb(OH)2 + 2NaOH Na2PbO2 + H2O + NaOH dư
Na2S + Na2PbO2 + 2H2O PbS đen + 4 NaOH

- Xistein là axit amin chứa lưu huỳnh (S) vì vậy cũng có phản ứng như trên.
- Chì axetat them nước cất và có thêm NaOH dư thì có phản ứng xảy ra tuy nhiên
sản phẩm tạo thành là dung dịch trong suốt.
Ta có các phương trình phản ứng sau:
Pb(CH3COO)2 + 2NaOH Pb(OH)2 Trắng + 2CH3COONa + NaOH
Pb(OH)2 + 2NaOH dư Pb(OH)4Na2 (Không màu)

→ Kết luận: Các axit amin chưa lưu huỳnh dưới tác dụng của kiềm bị phân hủy
tạo thành natri sunfua

RSH + 2NaOH Na2S + RO + H2O


Thêm chì axetat vào Na2S sẽ phản ứng tạo thành kết tủa nau đen của chì sunfua
(PbS).
Na2S + Pb(CH3COO)2 2CH3COONa + PbS
Đây là phản ứng đặc trưng để phát hiện axit amin chứa lưu huỳnh.

BÀI 3. TÍNH CHẤT CỦA SACCARIT, LIPID và ENZYM

I. Các phản ứng định tính

1. Phản ứng Tromer


Dưới tác dụng của các mono và 1 số đi sacarit trong môi trường kiềm, Cu2+ bị
khử thành Cu+, đồng thời nhóm chức aldehyt hoặc xeton của đường bị oxi hóa
thành các muối tương ứng.

a. Hóa chất:

Glucoz 5%; NaOH 10%; CuSO4 5%;

b. Dụng cụ, thiết bị

ống nghiệm, nồi đun cách thủy, pipet

c. Tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch glucoz 5%, 2ml dung dịch NaOH 10%

- Thêm từng giọt CuSO4 5% vào đến khi xuất hiện kết tủa xanh của Cu(OH)2.

- Đun đến sôi, quan sát hiện tượng và giải thích.

d. Kết quả và giải thích


→ Kết quả: khi đun sôi có kết tủa màu đỏ xuất hiện, dư CuSO4 tạo kết tủa màu
đen
→ Giải thích: Glucozo là đường có tính khử nên dễ dàng tác dụng với CuSO4
tạo Cu2O kết tủa màu đỏ gạch (có nghĩa là khử Cu2+ thành Cu+).
- Phương trình phản ứng:
nhiệt độ
CuSO4 + NaOH + C6H12O6 Cu2O đỏ gạch + C6H11O7Na
(Glucozo) (Sodium gluconate)

- Công thức:

CH2OH
H O H
H Glucozo có nhóm (- CHO) Andehit nên có tính khử
OH H
OH OH

H OH

Màu đen xuất hiện là do: CuSO4 dư, NaOH dư nên xảy ra phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
nhiệt độ
Cu(OH)2 CuO đen + H2O

2. Phản ứng khử Xanh metylen

Dưới tác dụng của glucoz, xanh metylen bị khử thành chất không màu

a. Hóa chất:

Xanh metylen 1%; NaOH 5%; Glucoz 1%

b. dụng cụ

ống nghiệm, nồi đun cách thủy, pipet, phích đá

c. Tiến hành

- Lấy 2 ống nghiệm, ống 1: cho 2ml nước, thêm 1 giọt xanh metylen 1% và 4 giọt
NaOH 5%, đun sôi – quan sát

- Ống 2: làm như trên, thay nước cất bằng dung dịch glucoz 1%. Quan sát

- Làm lạnh cả 2 ống trong vài phút. Quan sát và giải thích
d. Két quả và giải thích
→ Kết quả:
- Ống 1: dung dịch không thay đổi màu
- Ống 2: Dung dịch mất màu, trở thành dung dịch trong suốt khi đun nóng và màu
xanh xuất hiện trở lại khi làm lạnh.
→ Giải thích: Dưới tác dụng của glucozo, xanh metylen khử thành chất không
màu.

II. Tính chất của enzym

1. Amilaz nước bọt

Amilaz nước bọt người thuộc loại alpha –amylaz, xúc tác cho phản ứng thủy
phân tinh bột thành các dextrin khác nhau. Các dextrin này khác nhau về khối
lượng phân tử, khả năng cho phản ứng màu với I ốt và khả năng khử dung dịch
Fehling.

a. Hóa chất:
Dung dịch tinh bột 1%, thuốc thử Liugon, thuốc thử Fehling

b. Dụng cụ, thiết bị:


Nồi cách thủy ổn nhiệt (400C), bản sứ thử pH, phễu thủy tinh, bình nón ( V-
100ml), ống đong, ống nghiệm.

c. Tiến hành
- Chuẩn bị dung dịch nước bọt: súc miệng sạch, lấy 50ml nước cất để súc miệng
nhẹ vài lần khoảng 3-5 phút. Lọc dịch nước bọt qua bông và dịch bọt dùng để thí
nghiệm.

- Thủy phân tinh bột: chuẩn bị 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 5ml dung dịch tinh
bột. Thêm vào ống thứ I: 5ml dung dịch nước bọt , ống thứ II: 5ml nước cất , lắc
đều. - Để vào mỗi ống một chiếc đũa thủy tinh, đặt cả 2 ống vào nồi cách thủy 40
o
C. Sau 1, 2, 4, 6, 8 phút dùng đũa thủy tinh lấy từ mỗi ống nghiệm 1giọt hỗn hợp
phản ứng nhỏ vào các miếng trên bản sứ, thêm vào mỗi giếng 2 giọt thuốc thử
liugôn.
- Quan sát mầu ta thấy ở dẫy thí nghiệm (chứa nước bọt) có sự biến đổi màu các
giọt trên bản sứ, tùy theo thời gian phản ứng: từ màu xanh tím đến đỏ nâu, đỏ và
cuối cùng là màu vàng. ở dãy kiểm tra, tất cả các giọt đều có màu xanh tím.

- Giải thích kết quả thu được.

- Thử khả năng khử hỗn hợp Fehling: Thêm vào ống I và II mỗi ống 2ml hỗn hợp
Fehling, đun sôi, ở ống có amilaz xuất hiện kết tủa đỏ nâu của Cu2O.

d. Kết quả và giải thích


→ Kết quả:

Thời Ống 1 Ống 2


gian
1 Phút Xanh tím Xanh tím
2 Phút Xanh tím nhạt Xanh tím
4 Phút Vàng nhạt Xanh tím
6 Phút Vàng đậm Xanh tím
8 Phút Đỏ nâu Xanh tím
- Tiếp tục thêm vào cả hai ống nghiệm mỗi ống 2ml hốn hợp Fehling, đun sôi thì
ở ống 1 (amylaza) ta thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu của Cu2O.

→ Giải thích: Trong nước bọt của chúng ta có chứa enzym amylaza. Amylaza
trong nước bọt người thuộc laoij alpha – amylaza, xúc tác cho các phản ứng thủa
phân tinh bột thành các dextrin khác nhau. Các dextrin này khác nhau về khối
lượng phân tử, khả năng cho phản ứng màu với I ốt và khả năng khử dung dịch
Fehling.
- Ống 1: do enzym xúc tác thủy phân tinh bột thành các dextrin và hàm lượng
tinh bột giảm dần cho đến hết. Nếu tinh bột còn màu quan sát được là màu xanh
tím. Màu xanh tím nhạt dần có nghĩa là hàm lượng tinh bột đã bị thủy phân mất
dần đi. Khi trong ống nghiệm mất hết màu xanh tím chuyển qua màu vàng có
nghĩa là chứng tỏ tinh bột đã bị enzym thủy phân hết. Khi ở 8 phút ta nhận thấy
màu đỏ nâu đó là do lượng còn dư của thuốc thử luigon gây nên.
Khi Tiếp tục thêm vào cả hai ống nghiệm mỗi ống 2ml hốn hợp Fehling, đun
sôi thì ở ống 1 (amylaza) ta thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu của Cu2O. Đó là do dưới
tác dụng của enzym amylaza đã thủy phân tinh bột thành nhiều loại dextrin khác
nhau.

 Giải thích thêm về thuốc thử Fehling là hỗn hợp của hai dung dịch:
dung dịch CuSO4 là Fehling 1 và dung dịch kieemfcuar muối
seignett(muối kalinatritactrat) gọi là Fehling 2. Khi trộng hai dung
dịch này với nhau thì xảy ra phản ứng giữa chúng theo hai giai đoạn.
Đầu tiên là tạo kết tủa đồng hidroxit màu xanh da trời.
PTPU: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
Giai đoạn tiếp theodung dịch Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch muối
seignett tạo thành muối phức hòa tan, dung dịch có màu xanh thẫm.
Muối phức trên là hợp chất không bền. Các đường có chứa nhóm
andehit hoặc xeton dễ dàng khử Cu2+ tạo kết tủa đồng ô xít màu đỏ
gạch và đường bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch Fehling.

III. Các phản ứng định tính lipid

1. Tính chất lý hóa của mỡ

1.1. Tính tan

Dưới tác dụng của các dung môi hữu cơ khác nhau, độ hòa tan của mỡ là khác
nhau.

a. Hóa chất:

dầu lạc, etanol, ete etylic, cloroform, benzen

b. Dụng cụ, thiết bị

ống nghiệm, pipet


c. Tiến hành:

- Chuẩn bị 3 ống nghiệm sạch, khô

- Cho vào ống nghiệm 1: 2ml nước cất, ống 2, 3, mỗi ống tương ứng 2ml dung
dịch etanol, cloroform.

- Thêm từng giọt dầu lạc vào mỗi ống , lắc đều

- Quan sát sự sai khác độ hòa tan của dầu lạc trong các dung môi khác nhau.

d. Kết quả và giải thích:


→ Kết quả:

ống nghiệm Kết quả


1 (nước cất) Dầu lạc không tan, nổi lên bề mặt
2 (Etanol) Dầu lạc không tan, chìm xuống đáy ống
nghiệm
3 (Cloroform) Dầu lạc tan hết tạo dung dịch đồng nhất

→ Giải thích: Do thành phần của lipit có chứa các gốc axit béo bậc cao không
phân cực nên lipit tan tốt trong các dung môi hữu cơ và dung môi không phân cực.
Dầu lạc là một oại lipit được triết xuất từ thực vật nên có tính tan như tính chất
chung của lipit.
Ống nghiệm 1 và 2 là nước cất và etanol. Mà nước cất là dung môi phân cực và
etanol là dung môi vô cơ nên dầu lạc khong tan trong hai dung môi này. ống 1 dầu
lạc nổi lên trên mặt là do dầu nhẹ hơn nước. ống 2 dầu lạc chìm xuống là vì dầu lạc
nặng hơn etanol.
Cloroform là dung môi hữu cơ nên dầu lạc dễ dàng tan trong cloroform.

1.2. Sự tạo thành nhũ tương

Mỡ không hòa tan trong nước, vì vậy, sau khi lắc mạnh mỡ với nước rồi để
yên hỗn hợp một lúc, mỡ lại tạo thành một lớp nổi trên bề mặt, tuy nhiên, nếu có
mặt của chất tạo nhũ tương (axit mật, xà phòng...) sẽ tạo nhũ tương mỡ trắng đục

a. Hóa chất:

dầu lạc, dung dịch xà phòng 2% hoặc mật động vật

b. Dụng cụ, thiết bị

ống nghiệm, nồi đun cách thủy, pipet

c. Tiến hành:

- Lấy 2 ống nghiệm, cho vào ống mỗi ống 4ml nước cất

- cho vào mỗi ống thêm vài giọt dầu.

- Cho vào 1 trong 2 ống 2ml dung dịch xà phòng 2% hoặc dung dịch mật, lắc
mạnh cả 2 ống.

- Quan sát hiện tượng và Giải thích kết quả.

d. Kết quả và giải thích


→ Kết quả:

ống nghiệm Kết quả


1 (Nước cất + Dầu lạc) Không tan
2(Nước cất + Dầu lạc + 2ml xà phòng 2%) Xuất hiện nhũ tương màu trắng đục lơ
lửng trong ống nghiệm

→ Giải thích: Các hợp chất tạo thành nhũ tương thường là những chất khi hòa
tan vào nước tạo thành dung dịch keo và có hoạt động bề mặt lớn. Do đó chúng
làm giảm sức căng bề mặt làm giảm độ bền của các giọt dầu mỡ. Điều này làm cho
các giọt dầu mỡ có khuynh hướng phân thành các giọt nhỏ hơn tạo điều kiện để tạo
nhũ tương bền.

You might also like