You are on page 1of 7

LÝ THUYẾT SINH HỌC

I. Tế bào thần kinh

-Hệ thần kinh ở người được cấu tạo từ các tế bào đặc biệt được gọi là tế bào thần kinh

-Các tế bào thần kinh gồm có các bộ phận cơ bản giống như bất ký tế bào động vật nào khác. Mỗi tế
bào thần kinh có một nhân tế bào, tế bào chất và một màng tế bào.

-Chúng có những sợi tế bào chất dài và mỏng vươn ra từ thân tế bào giúp cho các tế bào thần kinh
thực hiện được chức năng truyền tín hiệu một cách nhanh chóng

-Sợi dài nhất trong tế bào thần kinh là sợi trục và có thể dài hơn 1m

-Những sợi ngắn hơn được gọi là các sợi nhánh và nó tiếp nhận tín hiệu điện từ các tế bào thần kinh
nằm lân cận

-Các tín hiệu điện được gọi là các xung thần kinh và tín hiệu truyền đến thân tế bào sau đó truyền
dọc theo sợi trục, sợi trục có thể truyền tín hiệu này đến một tế bào thân kinh

II. Các cung phản xạ

Thụ thể nhận sự đau đớn -> Tế bào thần kinh và thân của nó -> Thần kinh tủy sống -> Thân tế bào
thần kinh trung gian -> Thân và sợi trục của tế bào thần kinh vận động -> Một xung thần kinh xuất
phát từ neurone vận động làm cho cơ co rút

III. Cấu tạo và chức năng của mắt

-Thủy tinh thể: bẻ cong các tia sáng

-Giác mạc: bảo vệ mắt, khúc xạ ánh sáng

-Điểm mù: nơi không có tế bào thụ thể, dây thần kinh thị giác đi ra khỏi võng mạc

-Hố thị giác: nơi ánh sáng tập trung khi nhìn vật (nhiều tế bào thụ cảm)

-Dây thần kinh thị giác: đưa hình ảnh đến não và truyền xung thần kinh

-Mống mắt: chứa cơ để điều chỉnh hướng mắt và chứa sắc tố hấp thụ ánh sáng

IV. Tính hướng động

-Là một ứng động sinh trưởng của một thực vật, trong đó hướng của sự sinh trưởng bị ảnh hưởng
bởi hướng của tác nhân kích thích

V. Sự khác biệt giữa khí hít vào và khí thở ra

- Khí hít vào có tỉ lệ % O2 cao còn khí thở ra có tỉ lệ % O2 thấp

- Khí hít vào có tỉ lệ % CO2 thấp còn khí thở ra có tỉ lệ % CO2 cao

VI. Các phương trình hô hấp và khi tập thể dục

-Hô hấp hiếu khí: C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O

-Hô hấp kị khí: glucose -> alcohol + carbon dioxide

-Khi tập thể dục: glucose -> lactic acid


VII. Thành phần và tác hại của thuốc lá

-Thành phần của thuốc lá gồm: Nicotine, hắc ín và carbon monoxide.

-Tác hại của thuốc lá là có thể gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể như phổi, bàng quang,
máu, cổ tử cung,...

VIII. Các tuyến nội tiết

-Hormone là một chất hóa học được sản xuất bởi một tuyến và được máu mang đi, nó làm thay đổi
hoạt động của một hoặc nhiều cơ quan đích cụ thể và sau đó bị gan tiêu hủy

-Các hormone được tạo ra trong các tuyến đặc biệt được gọi là các tuyến nội tiết và các tuyến này
tiết các hormone trực tiếp vào các mao mạch

IX. Chức năng của Adrenaline và tác động của nó lên glucose máu

-Có chức năng kích thích quá trình điều chỉnh, giúp tăng lượng oxy trong cơ thể, cung cấp trực tiếp
cho hoạt động của não và các cơ, giãn nở đồng tử và hạn chế các chức năng không cần thiết bên
trong cơ thể.

-Làm cho gan giải phóng glucose vào trong máu

-> Cung cấp thêm glucose cho các cơ nên nhờ đó chúng có thể giải phóng năng lượng từ glucose =
quá trình hô hấp và sử dụng năng lượng đó cho việc co rút.

X. Điều hòa đường huyết và nhiệt độ

1. Đường huyết

-Insulin và glucagon hoạt động đối nghịch nhau, giống như âm và dương trong duy trì đường huyết
và hai hormone này giúp cân bằng lượng đường trong máu, duy trì đường huyết trong phạm vi theo
nhu cầu của cơ thể. Nếu nồng độ của một trong hai hormone vượt ra ngoài phạm vi bình thường thì
lượng đường trong máu có thể tăng hoặc giảm.

-Khi lượng đường trong máu quá cao, tuyến tuỵ tiết ra nhiều insulin hơn, và ngược lại, khi lượng
đường huyết giảm, tuyến tuỵ sẽ giải phóng nhiều hormon glucagon hơn để đưa đường huyết trở lại
bình thường.

2. Nhiệt độ

- Khi nhiệt độ máu tăng lên trên mức bình thường thì vùng dưới đồi cảm nhận được và nó sẽ phản
ứng bằng cách truyền các xung thần kinh đến da và bộ phận này sẽ thực hiện những hành động
nhằm giúp hạ nhiệt

- Khi máu mát hơn đi đến vùng dưới đồi thì nó sẽ phản ứng
____________________________________

làm giảm tốc độ mất nhiệt từ máu và đồng thời tốc độ sinh nhiệt trong các cơ được tăng lên

-Khi vùng dưới đồi cảm nhận được rằng nhiệt độ đã được giảm, nó sẽ cho dừng các hành động này
lại và khởi động một nhóm hành động khác giúp làm tăng nhiệt độ máu.

-> Sự phản hồi ngược

XI. Kiểm soát nồng độ glucose trong máu


- Các tế bào cần nguồn cung glucose ổn định để giúp chúng hô hấp còn nếu không thì các tế bào
không thể giải phóng năng lượng chúng cần.

- Việc kiểm soát nồng độ glucose trong máu do tụy và gan.

XII. Bảng so sánh giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

XIII. So sánh đặc điểm thụ phấn nhờ côn trùng và thụ phấn nhờ gió

Thụ phấn nhờ côn trùng Thụ phấn nhờ gió


Cánh hoa to Cánh hoa nhỏ
Màu sắc sặc sỡ Màu sắc không sặc sỡ
Có mùi hương Không có mùi hương
Có tuyến mật Không có tuyến mật
Bao phấn và đầu nhụy nằm bên trong Bao phấn và đầu nhụy nằm bên ngoài hoa
Hạt phấn dính, có gai Hạt phấn mịn, nhẹ
Số lượng tạo ra khá lớn Số lượng hạt phấn rất lớn

XIV. Cấu tạo của tinh trùng và trứng , vì sao và chức năng
- Đuôi: Tạo ra các cử động bơi.

- Thân chứa các ti thể: Giải phóng năng lượng cho hoạt động bơi.

- Nhân tế bào: Chứa các nhiễm sắc thể.

- Thể đỉnh: Một bọng chứa các enzyme dùng để làm tan một phần lớp màng keo bao xung quanh
trứng để tạo thành một đường vào.

XV. Cơ quan sinh dục nữ và cơ quan sinh dục nam


- Buồng trứng: Nơi trứng được tạo ra

- Vươn ra khỏi buồng trứng là các ống dẫn trứng – không nối trực tiếp với buồng trứng mà có phần
miệng hình phễu cách nó một khoảng ngắn.

- Hai ống dẫn trứng thông tới tử cung – có thành cơ rất dày, khá nhỏ vì chỉ = kích thước một nắm
đấm nhưng có thể giãn ra rất lớn khi người phụ nữ mang thai.

- Ở đáy của tử cung là một khe hở hẹp được bảo vệ bởi các cơ và là phần cổ tử cung – thông đến âm
đạo, phần này mở ra bên ngoài.
- Các giao tử đực, còn gọi là tinh trùng, được tạo ra ở hai tinh hoàn.

- Tinh hoàn nằm ngoài cơ thể, trong hai bao da được gọi là bìu.

- Tinh trùng được dẫn ra khỏi mỗi tinh hoàn = một ống được gọi là ống dẫn tinh.

- Các ống dẫn tinh đi ra từ tinh hoàn sẽ nhập với niệu đạo ở vị trí ngay bên dưới bàng quang.

- Niệu đạo tiếp tục đi xuống và mở ra bên ngoài tại đầu dương vật.

- Tuyến tiền liệt nằm tại vị trí ống dẫn tinh nhập vào niệu đạo và nó tiết ra một chất dịch để tinh
trùng bơi trong đó.

1.

A1: Vấn đề: Học sinh ở miền núi phải vượt thác đến trường.

Đối tượng cần tìm hiểu: Học sinh ở miền núi và các khó khăn liên quan đến việc vượt thác để
đến trường

Giải pháp: Xây dựng cầu hoặc đường đi an toàn, cung cấp phương tiện giao thông, xây dựng
trường gần hơn, cung cấp hỗ trợ tài chính, đào tạo giáo viên và nhân viên trường, tăng cường
giao tiếp và liên kết với cộng đồng.

A2: Các dữ liệu/bằng chứng cần thu thập, tìm kiếm là thu thập thông tin về vị trí và địa hình
của các trường học ở miền núi, nghiên cứu về tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng, phỏng
vấn và khảo sát cộng đồng, tìm kiếm các nghiên cứu và báo cáo liên quan, ìm hiểu về chính
sách và chương trình hỗ trợ

A3: Phân tích các giải pháp có sẵn :

+ Xây dựng đường đi an toàn: Một giải pháp quan trọng là xây dựng đường đi an toàn để học
sinh có thể vượt qua các thác nước và đến trường một cách dễ dàng và an toàn hơn. Việc này
có thể bao gồm xây cầu, đường bộ hoặc các phương tiện vận chuyển khác để giúp học sinh đi
lại.

+ Cung cấp phương tiện vận chuyển: Để giúp học sinh ở miền núi đến trường, việc cung cấp
phương tiện vận chuyển như xe buýt hoặc xe đạp có thể là một giải pháp hiệu quả. Điều này
giúp giảm bớt khó khăn và thời gian di chuyển cho học sinh.

+ Xây dựng trường gần nhà: Một giải pháp khác là xây dựng trường gần nhà để giảm bớt
khoảng cách di chuyển cho học sinh. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và năng lượng để
đến trường.

+ Cung cấp hỗ trợ học tập từ xa: Trong trường hợp không thể vượt qua thác để đến trường,
việc cung cấp hỗ trợ học tập từ xa thông qua công nghệ và internet có thể là một giải pháp.
Học sinh có thể tiếp cận tài liệu học tập và tham gia vào các hoạt động giảng dạy từ xa để
không bị gián đoạn trong việc học tập.

+ Tăng cường giáo dục cộng đồng: Một giải pháp khác là tăng cường giáo dục cộng đồng
trong miền núi. Điều này có thể bao gồm việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên địa phương,
xây dựng các trung tâm giáo dục cộng đồng và cung cấp các khóa học và tài liệu học tập cho
cộng đồng.

A4: Học sinh ở miền núi phải vượt thác đến trường là một vấn đề phổ biến và đáng quan tâm.
Việc học sinh phải vượt qua các thác nước để đến trường có thể gây ra nhiều khó khăn và
nguy hiểm cho họ. Một số kết luận về vấn đề này là gây nguy hiểm cho học sinh, ảnh hưởng
đến việc học, thiếu điều kiện học tập, cần có giải pháp hỗ trợ và tầm quan trọng của giáo dục.

Vì vậy, việc tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho học sinh ở miền núi vượt thác đến trường
là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách cẩn thận và toàn diện.

You might also like