You are on page 1of 6

Câu1 Chó thường mừng khi chủ về và sủa khi khách lạ đến.

Hãy cho biết phản xạ này


của chó là loại phản xạ gì (phản xạ có điều kiện hay không điều kiện), thuộc loại tập
tính gì (bẩm sinh hay học được)?
Lời giải:
- Chó sủa khi khách lạ đến là phản xạ không điều kiện, thuộc loại tập tính bẩm sinh.
- Chó mừng khi chủ về là phản xạ có điều kiện, thuộc loại tập tính học được.
Câu hỏi 2. Hãy cho biết những khẳng định liên quan đến cơ chế cảm giác ở người dưới
đây là đúng hay sai. Giải thích?
A. Nếu tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai bị tổn thương thì thính lực sẽ giảm.
B. Ánh sáng từ vật qua giác mạc, thủy tinh thể và luôn được hội tụ ở võng mạc.
C. Chất liên kết với các thụ thể đau làm ức chế truyền tín hiệu có thể được sử dụng làm
chất giảm đau.
D. Tổn thương dây thần kinh hướng tâm gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ
thể.
Lời giải
A. Đúng. Khi các tế bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn
chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính
giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
B. Sai. Ánh sáng từ vật qua giác mạc, thủy tinh thể có thể không được hội tụ ở võng mạc
trong nhiều trường hợp như ở người bị cận thị, ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc hoặc
ở người bị viễn thị, ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc
C. Đúng. Chất liên kết với các thụ thể đau làm ức chế truyền tín hiệu sẽ giúp ức chế cảm
giác đau nên có thể được sử dụng làm chất giảm đau
D. Sai. Những ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể thường có nguyên nhân là
tổn thương dây thần kinh vận động (dây thần kinh li tâm).
Câu số 3. Tại sao khi nghe âm thanh ở cường độ cao thường xuyên sẽ bị giảm thính lực?
Lời giải:
Khi nghe âm thanh cường độ cao thường xuyên sẽ làm giảm thính lực vì: Âm thanh với
cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào thụ cảm âm thanh. Khi các tế
bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả
năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm
thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
Câu hỏi 4.Hãy giải thích tại sao trong sản xuất chè, người dân cắt ngắn bớt thân, cành
chè vào tháng 11 đến tháng 1 hằng năm?
Lời giải:
Trong sản xuất chè, người dân cắt ngắn bớt thân, cành chè vào tháng 11 đến tháng 1 hằng
năm vì cắt ngắn bớt thân, cành chè nhằm loại bỏ ưu thế đỉnh, kích thích cây mọc chồi mới,
sinh trưởng mạnh và ra hoa chậm, cho nhiều chồi mới nhằm tăng năng suất búp chè. Cắt ngắn
bớt thân, cành chè còn giúp tập trung chất dinh dưỡng nuôi chồi mới, loại bỏ các cành giá
yếu, sâu bệnh; giúp chồi mới sinh trưởng mạnh hơn.
Câu hỏi 5. Hãy cho biết những khẳng định dưới đây về sinh trưởng, phát triển ở thực
vật là đúng hay sai? Giải thích?
A. Ngọn cây được kéo dài là do hoạt động của tất cả các mô phân sinh.
B. Quá trình phân bào được điều tiết bởi gibberellin.
C. Sự hình thành chồi bên được thúc đẩy khi tỉ lệ auxin/cytokinine thấp.
Lời giải:
A. Sai. Ngọn cây được kéo dài là do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (nằm ở đỉnh chồi
ngọn).
B. Sai. Quá trình phân bào được điều tiết chủ yếu bởi auxin và sự phối hợp với các
hormone khác.
C. Đúng. Sự hình thành chồi bên được thúc đẩy khi tỉ lệ auxin/cytokinine thấp. Nếu
auxin nhiều thì kích thích ra rễ, còn cytokinine nhiều thì kích thích hình thành chồi.
Câu hỏi 6. Trong trang trại trồng hoa lan hồ điệp, để điều khiển cây lan ra hoa đúng dịp
tết Nguyên đán, kĩ thuật viên sử dụng các biện pháp kĩ thuật sau là đúng hay sai? Giải
thích.
A. Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ duy trì nhiệt độ nhà nuôi phong lan ở ngưỡng nhiệt độ
22/16oC (ngày/đêm) trong thời gian 45 – 50 ngày.
B. Chiếu sáng bổ sung để cường độ ánh sáng ban ngày đạt 20 000 – 25 000 lux.
C. Bổ sung phân bón NPK 9 – 45 – 15 định kì 5 – 7 ngày/lần.
Lời giải:
A. Sai. Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ duy trì nhiệt độ nhà nuôi phong lan ở ngưỡng
nhiệt độ 25/18oC (ngày/đêm).
B. Đúng. Chiếu sáng bổ sung để cường độ ánh sáng ban ngày đạt 20 000 – 25 000 lux áp
dụng trong giai đoạn phân hóa mầm hoa.
C. Sai. Bón phân NPK với liều lượng khác nhau phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển
của cây, tuy nhiên không có giai đoạn nào cần bón phân NPK với tỉ lệ 9 – 45- 15.
Câu hỏi 7. Quá trình trao đổi chất thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi) trong
mỗi trường hợp sau đây? Giải thích?
A. Người bị bệnh Basedow (tuyến giáp tăng tiết hormone thyroxine).
B. Người bị thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxine tiết ra không hoạt động chức năng,
làm kích thích nang tuyến giáp phát triển gây bướu cổ.
Lời giải:
A. Quá trình trao đổi chất tăng. Do bệnh Basedow là một bệnh cường giáp do tình trạng
hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến sản xuất hormone tuyến giáp (thyroxine)
nhiều hơn bình thường → Hormone có vai trò kích thích quá trình trao đổi chất →
Trao đổi chất tăng.
B. Quá trình trao đổi chất giảm. Do hormone thyroxine không được tiết ra và không hoạt
động được chức năng, mà hormone thyroxine có vai trò kích thích quá trình trao đổi
chất → Trao đổi chất giảm.
Câu hỏi 8. Dậy thì sớm là hiện tượng xuất hiện các dấu hiệu chính của tuổi dậy thì
trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Dậy thì sớm gây ra hậu quả gì? Nêu
nguyên nhân gây dậy thì sớm và cách phòng tránh.
Lời giải:
-Hậu quả của dậy thì sớm:
+ Ảnh hưởng tới tâm lí của trẻ, dễ làm trẻ thiếu tự tin.
+ Dậy thì sớm có thể làm ảnh hưởng đến chiều cao, làm hạn chế chiều cao của trẻ.
+ Ảnh hưởng tới các hoạt động vui chơi, chất lượng học tập của trẻ.
+ Có xu hướng quan hệ tình dục trước tuổi trường thành, gây ra những hậu quả lớn.
+ Đối với trẻ em gái, do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
-Nguyên nhân gây dậy thì sớm:
+ Do hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
+ Do u buồng trứng, u tinh hoàn hay do mắc các bệnh lí.
+ Do sự gia tăng tiếp xúc với các hormone giới tính (estrogen, testosterone) qua thức ăn hay
kem bôi ngoài.
+ Do béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo.
-Cách phòng tránh:
+ Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh.
+ Rèn luyện thể dục, thể thao, duy trì cân nặng hợp lí.
+ Hạn chế tiếp xúc với các hormone giới tính có trong chai nhựa, hộp nhựa, thuốc trừ sâu,…
Câu hỏi 9. Một trẻ em nam 7 tuổi có khối u ở tinh hoàn dẫn tới tăng tiết testosterone
nên có nồng độ testosterone cao bất thường. Hãy cho biết những đặc điểm sinh dục thứ
cấp (mọc râu, giọng nói, mụn trứng cá) của trẻ em đó thay đổi như thế nào (tăng, giảm,
không đổi)? Giải thích?
Lời giải:
Một trẻ em nam 7 tuổi có khối u ở tinh hoàn dẫn tới tăng tiết testosterone nên có nồng độ
testosterone cao bất thường. Đặc điểm sinh dục thứ cấp của trẻ em đó: Mọc râu nhiều, giọng
nói trầm hơn, tăng mọc mụn trứng cá. Do hormone testosterone có vai trò kích thích sự phát
triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam ở giai đoạn dậy thì, hình thành đặc điểm sinh dục
thứ cấp → Nồng độ hormone tăng cao dẫn đến hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp
trước tuổi dậy thì.
Câu hỏi 10. Hãy cho biết mỗi biện pháp dưới đây được áp dụng trong chăn nuôi lợn
nhằm tăng năng suất thịt là đúng hay sai. Giải thích.
A. Tiêm hormone thyroxine liều cao.
B. Tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn.
C. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định ở mức trên 35oC.
D. Triệt sản (cắt bỏ tinh hoàn ở lợn đực).

Lời giải:
A. Sai. Tiêm homrone thyroxine liều cao vi phạm an toàn khi sử dụng hormone trong
chăn nuôi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính vật nuôi, ảnh hưởng tới sức khỏe
người sử dụng và ảnh hưởng tới môi trường. Do đó, cần sử dụng đúng loại, liệu
lượng, thời điểm, thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch vật nuôi theo quy định
và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
B. Đúng. Tiêm vaccine cho lợn là biện pháp phòng bệnh nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm
dịch bệnh và giúp chúng chống lại bệnh dịch. Từ đó giúp lợn sinh trưởng và phát triển
khỏe mạnh, tăng năng suất vật nuôi.
C. Sai. Cần duy trì nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.
Tuy nhiên, không có giai đoạn nào cần sử dụng mức nhiệt độ trên 35oC.
D. Đúng. Triệt sản là một biện pháp cắt loại bỏ tinh hoàn ở con đực, hormone
testosterone sẽ không được sản xuất, từ đó làm giảm sự hung hăng, hạn chế tiêu hao
năng lượng cho các hoạt động sinh dục, hạn chế xung đột giữa các cá thể lợn đực →
Tập trung năng lượng để sinh trưởng, cho năng suất thịt cao hơn.
Câu 11: Động vật khômg xương sống hay động vật có xương sống có nhiều tập tính học
tập hơn? Giải thích
Trả lời:
Động vật không xương sống có hệ TK kém phát triển (dạng lưới hay dạng chuỗi hạch) và
tuổi thọ thường ngắn nêm khó khắn trong học tập và rút kinh nghiệm. Động vật có xương
sống có hệ TK phát triển (đặc biệt là thú), tuổi thọ thường cao nêm rất thuận lợi cho học tập
và rút kinh nghiệm, chính vì vậy chúng có số lượng tập tính học tập nhiều hơn hẳn so vs động
vật không xương sống
Câu 12:Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen. Đây là hình thức
học tập nào? Giải thích
Trả lời: Đây là hình thức học tập liên kết. Chó liên kết hình ảnh thậm chí mùi của người quen
vs những gì đã ghi nhớ trong não (người quen này không đưa đến nguy hiểm) nên chó không
sủa. Đối với người lạ, chó có phản ứng sủa để tự vệ, đề phòng nguy hiểm đến từ người lạ.
Câu 13: Một số loài sếu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp
người ta phải các con sếu non khi mới nở và cho chúng tiếp xúc vs hình ảnh và âm
thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy các đói tượng chuyển động khác, kể
cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy?
Trả lời:Đây là kiểu học in vết. Sếu con mới nở “in vết” hình ảnh hình ảnh và âm thanh của
đồng loại. Trên thực tế chúng nhận ra sếu cùng loài, đi theo và chunb sống với sệu cùng loài.
Nếu in vết đối tượng khác hay con người, sếu con sẽ bám theo đối tượng khác hoặc con
người và không nhận ra sếu cùng loài, dẫn đến nguy cơ không sinh sản với các cá thể cùng
loài khi trưởng thành.
Câu 14: Trong sản xuất, người ta thường kéo dài giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh
dưỡng của những đối tượng cây trồng nào? Nếu một số biện pháp để thực hiện.
Trả lời: Đối với các loại cây trồng lấy lá (rau ăn lá như bắp cải, rau muống, rau dền,.) lấy
thân(mía, su hào,..), củ (khoai lang, sắn,..) cần kéo dài thời gian sinh trưởng phát triển sinh
dưỡng nhằm hạn chế sự tiêu hao chất dinh dưỡng vào hoạt động sinh sản của cây trồng. Một
số biện pháp áp dụng như tăng cường hàm lượng phân đạm bón cho cây trông, kéo dài hoặc
rút ngắn thời gian chiếu sáng cho cây,...
Câu 15: Nhà Lan trồng ba loại rau gồm: mùng tơi, rau đay, rau bí. Hãy giới thiệu giúp
Lan một số biện pháp đề tăng số lượng nhánh, từ đó tăng nâng suất của các loại rau
này. Giải thích cơ sở của biện pháp đó?
TL:Để tăng số nhánh của các loại rau này cần kích thích sự phát triển của các chồi nên thông
qua biện pháp bấm ngọn cho cây. Biện pháp này giúp làm giảm hàm lượng auxin do chồi
đỉnh tổng hợp, qua đó loại bỏ ưu thế đỉnh và thúc đẩy sự phân nhánh trên cây trồng.
Câu 16: Lập bảng phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
TL :
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT SINH TRƯỜNG SƠ CẤP SINH TRƯỞNG THƯ
CẤP
Khái niệm Sinh trưởng sơ cấp là kết Sinh trưởng thứ cấp là kết
quả hoạt động của mô phân quả phân chia của các tế bào
sinh đỉnh và mô phân sinh mô phâm sinh bên có ở thân
lóng dẫn đến sự gia tăng và rễ của cây 2 là mầm
chiều cao của cây và chiều
dài của rễ
Các loại mô phân sinh tham Mô phân sinh đỉnh và mô Mô phân sinh bên
gia phân sinh lóng
Kết quả -Tăng chiều cao của thân, - Tăng đường kính của thân
chiều dài của rễ. và rễ
-Đường kính thân thường - Đường kính thân thường
bé. lớn.
- Thân chứa các bó mạch - Bó mạch trong thân xếp
xếp lộn xộn (không theo quy xung quanh tấng sinh mạch
luật) của mô phân sinh bên.
Đối tượng thực vật Thực vật một lá mầm và cơ Chỉ có ở thực vật 2 lá mầm
quan, bộ phận còn non của
thực vật 2 lá mầm
Câu 16. Quan sát lát cắt ngang của thân cây gỗ ở hình 20.7 và cho biết cách xác định
tuổi của cây. Có thể sử dụng vòng gỗ để tìm hiểm về đặc điểm khí hậu ở địa phương nơi
thực vật sinh sống được không? Giải thích
TL: số lượng vòng gỗ trên lát cắt ngang thân cây giúp xác định tương đối tuổi của cây trồng.
Trong 1 năm, nếu nhiệt độ thuận lợi, lượng ,mưa lớn thì kích thước của vòng gỗ của năm đó
sẽ rộng (lớn) hơn so vs kích thước của vòng gỗ của năm có điều kiện khí hậu không thuận lợi
như nhiệt độ cao, mưa ít, cây trồng thiếu nước hay gặp hạn
Câu 17: Các vòng gỗ từ đâu mà có?
TL:Khi cắt ngang thân cây gỗ, ta sẽ thấy các vòng năm là những vòng tròn đồng tâm có màu sáng và
tối khác nhau. Vòng màu sẫm nhạt gồm các mạch ống rộng và thành mỏng, vòng màu sẫm tối gồm
các mạch ống có thành dày hơn. Đó xuất phát từ sự phân chia của mô phân sinh bên.
Câu 18: Tại sao chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh?
Tl:
- Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh là nhờ tai và mắt.
- Quá trình cảm nhận ánh sáng: Ánh sáng khúc xạ từ vật vào mắt, đi qua hệ thống khúc xạ
ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, cuối cùng đến tế bào que và nón. Tế bào que và nón
phản ứng với ánh sáng và gây khởi phát xung thần kinh ở tế bào lưỡng cực. Xung thần kinh
từ tế bào lưỡng cực chuyển sang tế bào hạch và đi theo dây thần kinh thị giác về vùng thị giác
(thùy chẩm) trên vỏ não cho cảm giác về hình ảnh và màu sắc của vật.
- Quá trình cảm nhận âm thanh: Sóng âm từ nguồn âm phát ra truyền theo ống tai vào màng
nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai giữa làm rung màng cửa sổ bầu dục tạo ra sóng áp lực
truyền trong ốc tai. Sóng áp lực làm cho các tế bào có lông bị kích thích dẫn đến xuất hiện
điện thế hoạt động lan truyền theo dây thần kinh thính giác về thùy thái dương của vỏ não
cho cảm giác về âm thanh.
Câu 19:Tại sao chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang
nhắm mắt?
Tl:Tùy theo tư thế và hoạt động của cơ thể, dịch lỏng chuyển dịch trong các bộ phận của cơ
quan tiền đình theo một hướng xác định. Chuyển động của dịch lỏng làm tế bào có lông hưng
phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não. Từ đây, xung thần kinh sẽ
được truyền đi theo hai hướng: đến các nhóm cơ của cơ thể điều chỉnh sự co, dãn của chúng,
giúp cơ thể giữ được thăng bằng và đến vỏ não cho cảm nhận về vị trí, chuyển động của cơ
thể. Bởi vậy, chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang nhắm
mắt.

You might also like