You are on page 1of 12

CÂU CÁ MÙA THU

Nguyễn Khuyến
NHẮC LẠI CÁC BƯỚC LÀM BÀI

4. Đọc và
sửa lỗi sai 3.Viết
bài 2. Lập dàn 1.Tìm hiểu
ý đề, tìm ý
ĐỀ BÀI: ANH/CHỊ HÃY CẢM NHẬN VỀ VẺ
ĐẸP TÂM HỒN NGUYỄN KHUYẾN QUA
BÀI THƠ "CÂU CÁ MÙA THU"
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Đề bài: Anh/chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn
Khuyến qua bài thơ "Câu cá mùa thu"

Tình yêu thiên Suy tư về thế sự


nhiên
1, Mở bài:
• Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
• Nêu vấn đề

.
VÍ dụ kham khảo
Trong lịch sử, Nguyễn Khuyến là nhà thơ
Nôm nổi tiếng, được mệnh danh là "nhà thơ
của làng cảnh Việt Nam". Bên cạnh tài năng
văn chương thì vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách
thanh cao của ông cũng là điều khiến ta phải
ngưỡng mộ. Điều này đã được thể hiện sâu
sắc qua bài thơ "Câu cá mùa thu"(Thu điếu).
II. Thân bài

1) Giới thiệu khái quát vấn đề cần bàn


Ví dụ: Bài thơ nằm trong chùm ba bài thơ thu nức danh bên cạnh
"Thu ẩm" và "Thu vịnh", được sáng tác khi nhà thơ đã cáo quan về ở
ẩn. Trong đó, "Thu điếu" được nhân xét là mang hồn của mùa thu
hơn cả vì bức tranh trong đó được Nguyễn Khuyến cảm nhận bằng
một trái tim yêu thiên nhiên tha thiết qua sáu câu thơ đầu, kết tinh
lại với những suy tư suy ngẫm về thế sự ở hai câu cuối.
2) Phân tích
a) 6 câu thơ đầu: Tình yêu thiên nhiên tha thiết qua việc khắc hoạ bức
tranh mùa thu vô cùng sinh động, mang cái hồn của mùa thu Bắc Bộ
Việt Nam
• Điểm nhìn: Từ gần đến cao xa và quay trở lại gần => bức tranh
mùa thu được cảm nhận từ mọi phía của không gian
• Hình ảnh: ao, thuyền, lá vàng, trời, trúc => hình ảnh chân thực, gần
gũi của làng quê
• Đường nét: chuyển động khẽ khàng (lá, sóng biếc, cá)
( so sánh với "Tiếng thu" (Lưu Trọng Lư) hoặc bài thơ "Tỳ bà" (Bích
Khê)
=> Bức tranh mùa thu mang được cái hồn dân tộc,vượt khỏi những
công thức, ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình cảm gắn bó
thiết tha của tác giả với thiên nhiên, phong cảnh quê hương mình, đất
nước mình.
b) 2 câu cuối: Suy ngẫm về thế sự con người, đất nước
• "Tựa gối buông cần" => bên ngoài là tâm thế nhàn nhưng bên
trong là chìm đắm suy tư, mang tí bất lực
• "Cá đâu đớp động"=>thủ pháp lấy động gợi tĩnh=>Không gian
tĩnh lặng làm nổi bật nỗi cô đơn, cô quạnh trong tâm hồn nhà
thơ
=> Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn,
không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời
thế và vận mệnh đất nước.
=> Qua tâm trạng thời thế của ông ta thấy một tấm lòng yêu nước
thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
c) Đánh giá
• Nội dung: thể hiện vẻ đẹp của bức tranh mùa thu mang
hồn dân tộc, lòng yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng
thời thế của tác giả
• Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, giàu tính hiện thực đậm
chất dân tộc, sử dụng ngôn ngữ giản di, tinh tế, sử dụng
tài tình từ láy, nghệ thuật đối
3) Kết bài
• Khẳng định lại vấn
đề
• Liên hệ với bản
thân
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe

You might also like