You are on page 1of 3

Thuyết trình:

Quang: Chào cô và các bạn đã đến với bài thuyết trình của nhóm em Em là Quang còn đây là
Hiếu. Bọn em thay mặt nhóm để thuyết trình sản phẩm mô hình Thu điếu này.
Hiếu: Như cô và các bạn cũng đã thấy sơ lược của mô hình này. Trước tiên là ao trong veo, tiếp
là chiếc thuyền câu bé tẻo teo, đây là tác giả đang ngồi câu cá, có cây bèo, lá vàng rơi từ cây liễu,
phía xa xa này là núi đồi. Phông nền này là bọn em vẽ thêm để lột tả rõ hơn về quang cảnh mùa
thu và sự vắng vẻ của nó.
Quang: Dựa vào bài thơ và trí tưởng tượng của các thành viên thì bọn em đã xây dựng mô hình
này với chủ đề là "ngồi câu cá giữa mùa thu trong sự cô đơn". Hôm trước học qua bài phân tích
các bạn cũng đã nghe ao thu vừa lạnh lẽo vừa trong veo. Đây! Bọn mình đẫ thể hiện nó ở đây!
Hiếu: Có ao thì không thể thiếu thuyền được, nên là bọn em đã làm ra một chiếc thuyền bé tẻo
teo cho Nguyễn Khuyến ngồi câu cá. Vừa sang lại vừa thoải mái!
Quang: Sóng thì bọn em đã dùng bút xóa và màu vẽ lên! Mà tại vì trong thơ nói là "sóng chỉ hơi
gợn tí" nên là bọn em chỉ vẽ nhè nhẹ ở mặt ao đây!
Hiếu: Với hình ảnh lá thu vàng bay vèo trong gió thì không thể biết chắc chắn chiếc lá vàng này
từ loài cây nào! Nên bọn em đã tưởng tượng nó đến từ cây liễu hoặc là cây trúc. Và đấy cũng là
lí do cây trúc được tồn tại ở trong khung cảnh này, dù trong thơ không nhắc đến!
Quang: Tiếp là bầu trời xanh ngắt đây ạ! Vì xanh ngắt nên bọn em đã tô màu thật xanh, bên trên
có ít mây lơ lửng trôi trôi ở đây ạ!
Hiếu: Và đây là chi tiết kì công nhất ạ! Đây là ngõ trúc, nhóm em đã làm một ngõ trúc ở đây,
thật ra là phải quanh co nữa nhưng mà vì không gian hạn hẹp nên bọn em rút ngắn ngõ trúc lại
mong các bạn và thầy cô có thể hình dung được là có một cái ngõ quanh co rất dài ạ!
Quang: Hình ảnh cây bèo được nhắc đến trong thơ, bọn em đã thể hiện nó ở đây, đây là cây bèo
và dưới chân bèo là con cá đang sắp đớp mồi của tác giả! Vậy là tác giả sắp câu được con cá to
này để về nấu canh dưa chua!
Hiếu: Đấy là tất cả khung cảnh bọn em đã xây dựng nên từ hình thức ạ! Còn về ý nghĩa thì
khung cảnh này vừa mang đậm đà quang cảnh mùa thu lại vừa thể hiện được sự cô quạnh, vắng
vẻ!
Quang: Ở đây cách tác giả ngồi câu cá cũng bộc lộ được: - một tâm thế nhàn là ông đang tựa gối
ôm cần - một sự chờ đợi: là khi ông đang chờ con cá này đớp mồi - và cái mơ chợt tỉnh khi con
cá đã đớp mồi Qua đó ta có thể thấy Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất
nước, ông có một tấm lòng yêu nước thầm kín mà cực kì sâu sắc
Hiếu: Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là hết, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
a) Phân tích
* Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả.
- Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời "xanh ngắt" với những tầng mây "lơ lửng" trôi
theo chiều gió nhẹ. => Đến đây, không gian của bức tranh thu đã được mở rộng hơn cả về chiều
cao và chiều sâu.
- Hình ảnh “tầng mây lơ lửng” gợi ra cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc, vô cùng gần gũi, yên bình
và tĩnh lặng.
- Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là "xanh ngắt":
+ "Xanh ngắt" là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (mây xám), mà xanh ngắt một màu
thăm thẳm. Màu xanh lại được tác giả tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ,
mát mẻ nữa mà là sự xanh thuần một màu trên diện rộng. Đó là đặc trưng của mùa thu, không
trộn lẫn với bất cứ khoảnh khắc nào trong năm.
=> Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông
lão đang câu cá
- Thế rồi, ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như người dân quê đã ra đồng
hết. Xóm thôn vắng lặng, vắng teo. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người
qua lại.
=> Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong
giấc mộng mùa thu.
* Hai câu kết:
- "Tựa gối ôm cần" là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của nhà thơ đã thoát
vòng danh lợi. Có tài liệu cho rằng: “tựa gối, ôm cần lâu chẳng được”, “ôm” chứ không phải là
“buông”.
+ Theo Việt Nam tự điển thì “buông” hay hơn, phù hợp với tính cách của nhà thơ hơn. Trong
những ngày từ quan lui về ở ẩn, mùa thu câu cá, đó là thú vui của nhà thơ nơi làng quê để tiêu
khiển trong công việc, để hoà mình vào thiên nhiên, mà quên đi những bận lòng với nước non,
cho tâm hồn thanh thản. “Buông”: thả lỏng, đi câu không cốt để kiếm cái ăn (hiểu theo đúng
nghĩa của nó), mà để giải trí, cho nên “ôm” không phù hợp với hoàn cảnh. Từ “buông” mang đến
cho câu thơ hiệu quả nghệ thuật cao hơn.
+ Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân
nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ
quan.
+ Cụm từ “lâu chẳng được” là việc không câu được cá, không quan tâm đến việc có câu được
cá hay không.
- Cái âm thanh "cá đâu đớp động", nhất là từ "đâu" gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Mọi
chuyển động đều quá nhẹ nhàng, êm ái không đủ để gợi nên âm thanh, duy chỉ có tiếng động của
tiếng cá đớp mồi: “Cá đâu khẽ động dưới chân bèo”. Nhưng cái động đó kết hợp với từ “khẽ” lại
chỉ càng nhấn mạnh, tô đậm hơn cái yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật.
=> Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển
động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không
gian xao động.
 Cái tĩnh lặng của cảnh vật đã tạo nên cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn
nhà thơ. Đó là một tâm hồn đầy những tâm sự đầy đau buồn, trăn trở trước tình cảnh đất
nước bấy giờ. Khi xã hội rối ren, đời sống nhân dân khổ cực, trái tim tác giả sao có thể
yên lòng mà thưởng thức cảnh vật, giải trí mỗi ngày.
b) Kết bài
"Thu điếu" là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu
quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm.
Âm thanh của tiếng lá rơi đưa"vèo" trong làn gió thu, tiếng cá"đớp động" chân bèo - đó là tiếng
thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê
hương đất nước.
Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần "eo" đi vào bài thơ rất tự nhiên
thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút
chúng ta: trong veo - bé tẻo teo - đưa vèo - vắng teo - chân bèo. Thi si Xuân Diệu đã từng viết:
"Cái thú vị của bài "Thu điếu" ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời,
xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi"...
Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê
với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc"Thu điếu","Thu
vịnh","Thu ẩm", chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước.
Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn
Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

* Bài thơ Thu điếu không những thể hiện được cái hồn của cảnh thu mà còn đặc tả được nét đẹp
mộc mạc giản dị của nông thôn đồng bằng Bắc bộ xưa. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn
Khuyến đã khơi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm chân thành, trong sáng, tha thiết về
cảnh sắc làng quê. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về tấm lòng nặng tình non nước và tài thơ Nôm độc
đáo của thi nhân.

You might also like