You are on page 1of 2

 

Khổ thơ thứ ba trong bài thơ “ Quê Hương” của tác giả Tế hanh, miêu tả khung cảnh đoàn
thuyền đánh cá trở bến . Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối
hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Ai cũng mong chờ được thấy đoàn
thuyền trở về với những mẻ cá nặng trĩu. Câu thơ thứ 3 là một lời dẫn trực tiếp” Nhờ ơn
trời biển lặng cá đầy ghe”. Bởi lẽ với cuộc sống luôn phải phụ thuộc vào thiên nhiên của
họ thì “trời yên, biển lặng” là may mắn, là ấm no, là hạnh phúc. Người đọc như thực sự
được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển
lặng, che chở cho người dân chài vất vả sớm khuya để họ trở về an toàn và cá đầy ghe,
được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Món quà của biển cả mới thật
đẹp làm sao! Họ có bản lĩnh, có sức mạnh nhưng họ hiểu được thành quả họ có được phải
nhờ cả vào thời tiết, thiên nhiên. Sóng có êm, biển có lặng, không bão giông, thuyền mới
thuận lợi ra khơi. Đó là niềm tin đã hình thành từ lâu trong mỗi người dân chài. Trong
khung cảnh ấy, hình ảnh những trai tráng sức vóc dạn dày sóng gió, có làn da ngăm rám
nắng được hiện lên qua những câu thơ thật đẹp 
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chỉ ai sinh ra và lớn lên ở nơi sông nước mới viết được những câu thơ như thế. Ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác thân hình nồng thở vị xa xăm: “vị xa xăm” là vị nắng, vị gió của biển
khơi; cách kết hợp như vậy khiến người đọc hình dung thân hình vạm vỡ thấm đẫm hương
vị mặn mòi của biển khơi. Dường như sau mỗi một chuyến ra khơi những người dân chài
như thêm được kinh nghiệm quý giá.Tế Hanh xây dựng tượng đài người dân chài giữa đất
trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở
vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường
chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm
dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế
Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu.
“ chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ”
Hình ảnh con thuyền ở 2 câu thơ cuối được nhân hóa qua các từ “ im”,”mỏi”, “nằm” kết
hợp cùng Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng vô cùng tinh tế.Nghe (cảm
nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển
đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm
hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó
chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển sau một chuyến ra khơi
vất vả. Qua cách cảm nhận tinh tế, hình ảnh thơ sáng tạo phong phú, bay bổng lãng mạn,
khổ thơ thứ ta thấy được bức tranh tươi sáng nhộn nhịp về một làng quê ven biển hơn nữa
là sự gắn bó, tình yêu quê hương sâu nặng da diết của Tế Hanh dành cho quê hương thân
yêu của mình.

You might also like