You are on page 1of 2

Qupê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Bài hát với giai điệu và ca từ sâu lắng, chân tình đã đi vào biết bao trái tim người Việt để rồi khi nhớ
về mảnh đất chôn nhau, cắt rốn của mình, ai ai cũng không khỏi rưng rưng. Tế Hanh đã sáng tác
không ít tác phẩm về miền quê làng chài ven biển của ông như một nỗi nhớ, niềm thương về một nơi
đầy những hồi ức yêu dấu, ngọt ngào. "Quê hương" là một trong những sáng tác nằm trong dòng cảm
xúc ấy.Đặc biệt khung cảnh đoàn thuyền ta khơi là một trong những điều nỗi bật của bài thơ.Khung
cảnh ra khơi là một ngày trời đẹp với trời trọng, gió nhẹ.Cho thấy khung cảnh bầu trời trong
trẻo,nhuộm hồng ánh bình minh. Nền thiên nhiên hiện thơ mộng, đón những người dân chài ra đi cho
một ngày mới bội thu. Bởi vậy, cả con người lẫn thuyền chài đều mang trong mình một khí thế hăm
hở, một sức sống mãnh liệt. So sánh con thuyền với “con tuấn mã” là một hình ảnh ấn tượng, độc đáo,
thể hiện sự nhanh nhẹn, hình ảnh con thuyền lướt băng băng trên những ngọn sóng kết hợp với động
từ mạnh tô đậm sức sống mạnh mẽ. Con thuyền như một con chiến mã, con người đẹp đẽ như những
chàng kị sĩ tài ba, chèo lái con thuyền, đè sóng, cưỡi gió ra khơi. Đặc biệt là hình ảnh cánh buồm thân
quen nay được đưa vào tho ca mang vẻ đẹp lãng mạn nhưng cũng căng tràn sức sống. Cánh buồm vô
tri được người thi sĩ thổi hồn và trở nên đẹp đẽ lạ thường. Cánh buồm như mang theo tâm hồn thiêng
liêng của cả làng chài. Con thuyền như tự “rướn” thân mình vươn ra biển lớn, hòa nhập vào với nắng
và gió của biển khơi, góp sức nuôi sống làng chài. Cánh buồm ấy mang dáng vóc của một chàng lực sĩ
rướn thân trắng, ưỡn căng lông ngực mênh mông, hít một hơi dài chủ động thu hết sóng gió bao la của
biên khơi đê bay lên, ngang tầm với không gian mênh mông của đại dương.Thật là những câu thơ
tuyệt đẹp! Như vậy, đoạn thơ đã làm nổi bật hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với 1 khí thế thật hào hứng.
Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Bài hát với giai điệu và ca từ sâu lắng, chân tình đã đi vào biết bao trái tim người Việt để rồi khi nhớ
về mảnh đất chôn nhau, cắt rốn của mình, ai ai cũng không khỏi rưng rưng. Tế Hanh đã sáng tác
không ít tác phẩm về miền quê làng chài ven biển của ông như một nỗi nhớ, niềm thương về một nơi
đầy những hồi ức yêu dấu, ngọt ngào. "Quê hương" là một trong những sáng tác nằm trong dòng cảm
xúc ấy. Đặc biệt khung cảnh đoàn thuyền về lại bến để lại trong người đọc nhiều cảm xúc khó tả.Nếu
cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền
mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp.
Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những
chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá
đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh
giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá
tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn
cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của
những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn
phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Con thuyền gắn bó chặt chẽ
với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng
sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê
hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân
thành.

You might also like